[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Người tiêu dùng trong nước kỳ vọng sau khi dịch tả lợn châu Phi được khống chế, giá thịt lợn sẽ giảm mạnh tương đương mặt bằng giá trước khi có dịch, điều đó đã không xảy ra, mặc dù Chính phủ, Bộ NN&PTNT đã triển khai nhiều chủ trương, giải pháp nhằm hạ giá thịt lợn trong nước.
Vậy đâu là nguyên nhân làm cho giá thịt lợn khó có thể giảm trong thời gian ngắn hạn sắp tới? Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam xin trích đăng ý kiến của GS TS Nguyễn Duy Hoan – Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên (ảnh) về vấn đề này.
Theo tôi có 2 nhóm nguyên nhân chính sau:
Thứ nhất, chưa thể cân đối cung cầu trong nước: Theo Thống kê của Cục Chăn nuôi – Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tính đến ngày 2/3/2020, tổng đàn lợn cả nước đạt 24 triệu con, bằng 77% so với tổng đàn lợn trước khi có dịch (khoảng 31 triệu con vào tháng 12/2018).
Mặc dù dự báo nhu cầu thịt lợn trong nước sẽ giảm khoảng 10% so với năm 2018, do người dân đã có thói quen chuyển sang dùng các loại thịt khác trong thời gian dịch tả châu Phi bùng phát (năm 2019). Tuy nhiên, với tốc độ tái đàn chậm như hiện nay, khả năng sản xuất trong nước cũng chỉ đáp ứng khoảng 85-87% nhu cầu của thị trường nội địa, cho nên việc mất cân đối cung cầu thịt lợn trong thời gian vài tháng tới là điều khó tránh khỏi.
Bộ NN & PTNT đã làm việc với các doanh nghiệp chăn nuôi lớn trong nước đề nghị giảm giá thịt lợn vì giá thành sản xuất hiện nay chỉ khoảng trên dưới 40.000 đồng/kg, trong khi giá bán vẫn khá cao trên dưới 80.000 đồng/kg. Tuy nhiên, điều này khó khả thi vì sản xuất hàng hóa nói chung và thịt lợn nói riêng tuân theo quy luật thị trường, giá cả do thị trường tự điều tiết; mặt khác cũng cần chia sẻ với các doanh nghiệp chăn nuôi vì họ bị thiệt hại lớn trong cả năm 2019 khi dịch tả châu Phi bùng phát.
Cần chia sẻ với doanh nghiệp chăn nuôi khi họ bị thiệt hại lớn khi ASF bùng phát năm 2019
Thứ hai, nhập khẩu thịt lợn gặp nhiều khó khăn: Để giải quyết bài toán thiếu thịt lợn trong nước, Chính phủ đã cho phép Bộ Công thương và Bộ NN & PTNT nhập khẩu khoảng 100.000 tấn thịt trong quý 1 năm 2020, tuy nhiên đến hết tháng 2/2020 Việt Nam mới chỉ nhập khẩu 65.865 tấn thịt các loại, trong đó thịt lợn và sản phẩm thịt lợn chỉ đạt 13.816 tấn (tăng 150% so với cùng kỳ năm 2019);
Vậy điều gì đã gây khó khăn cho các nhà nhập khẩu thịt lợn? Theo chúng tôi có 3 nguyên nhân chủ yếu như sau:
Một là: Nguồn cung thịt lợn thế giới giảm mạnh do dịch tả lợn châu Phi. Theo Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA) tính đến hết tháng 2 năm 2020, do ảnh hưởng của dịch tả lợn châu Phi đàn lợn trên thế giới giảm khoảng 12%, trong đó Trung Quốc giảm 18 % so với cùng kỳ năm 2019, chính vì vậy nhiều nước trước đây có khả năng xuất khẩu thịt lợn đến nay cũng chỉ đủ sản xuất cung cấp cho thị trường nội địa.
Hai là: Ảnh hưởng từ thị trường Trung Quốc. Trung Quốc là thị trường tiêu thụ thịt lợn lớn nhất thế giới (chiếm 35 – 40% tổng lượng tiêu thụ thịt lợn). Do sản xuất trong nước giảm nên nhu cầu nhập khẩu thịt lợn của Trung Quốc sẽ tăng mạnh trong năm 2020 (dự kiến chiếm 35% tổng lượng thịt lợn xuất nhập khẩu trên thế giới), điều đó đã gây ảnh hưởng lớn đến các nước nhập khẩu thịt lợn. Mặt khác, giá thịt lợn ở nước này hiện rất cao nên các doanh nghiệp Trung Quốc sẵn sàng nhập khẩu thịt lợn với giá cao hơn (20 – 30%) so với các doanh nghiệp Việt Nam và họ thường nhập với khối lượng lớn, đặt hàng trước từ 6 tháng đến 1 năm nên các nhà nhập khẩu thịt lợn Việt Nam khó có thể cạnh tranh.
Ba là: Đại dịch Covid 19 xảy ra gây ảnh hưởng lớn đến các hoạt động thương mại, trong đó có hoạt động xuất nhập khẩu thịt lợn. Đối với Việt Nam, điều này thể hiện ở 2 khía cạnh: Các nước truyền thống chuyên xuất khẩu thịt lợn cho Việt Nam như Canada (chiếm 33%), Đức (chiếm 25%), Brazil (chiếm 16%), Ba Lan (chiếm 15,8%), Hoa Kỳ (chiếm 7,8%)… đều bị ảnh hưởng lớn từ dịch bệnh Covid 19 nên việc nhập khẩu thịt lợn từ các nước này hầu như bị đình trệ. Mặt khác, việc tìm kiếm thị trường mới cũng gặp rất nhiều khó khăn vì do lệnh cấm hoặc hạn chế đi lại làm cho các nhà nhập khẩu nước ta hầu như phải án binh bất động.
Để góp phần giải quyết khó khăn trên, theo tôi cần triển khai một số giải pháp sau:
– Cần sớm ban hành một số chính sách thúc đẩy chăn nuôi trong nước, đặc biệt là các doanh nghiệp, trang trại chăn nuôi quy mô lớn. Bộ NN & PTNT xem xét đề xuất Chính phủ ban hành các chính sách như ưu đãi thuế, cung cấp vốn không lãi hoặc lãi xuất thấp, giãn nợ…Ngoài ra, cần có chính sách điều phối giữa các doanh nghiệp liên quan như doanh nghiệp sản xuất thức ăn, doanh nghiệp thu mua, giết mổ, các nhà bán hàng… góp phần hạ giá thành thịt lợn.
– Bộ Tài chính cần xem xét và sớm áp dụng chính sách giảm thuế nhập khẩu thịt lợn từ Mỹ và một số nước khác, đồng thời chỉ đạo Tổng cục Hải quan tạo thuận lợi cho việc thông quan thịt lợn nhập khẩu. Hiện tại, thuế nhập khẩu thịt lợn từ Mỹ vẫn khá cao (thịt đông lạnh là 10%, thịt tươi và ướp lạnh là 25%), cao hơn so với các nước đã ký FTA với Việt Nam như Úc, Nhật Bản, Nga và Mexico…(khoảng 3 – 21%).
Ngoài ra, việc nhập khẩu thịt lợn từ Mỹ có nhiều khó khăn như thời gian vận chuyển dài hơn và chi phí cho 1 đơn vị sản phẩm cao hơn, thời gian đọng vốn của doanh nghiệp lâu hơn nên cần có chính sách ưu tiên cho các doanh nghiệp nhập khẩu thịt lợn nói chung và nhập khẩu từ thị trường Mỹ nói riêng.
– Bộ Công Thương và Bộ Ngoại giao cần nhanh chóng vào cuộc, chỉ đạo các cơ quan liên quan tại đại sứ quán các nước vào cuộc, hỗ trợ tối đa cho các doanh nghiệp trong việc tìm kiếm các nhà cung cấp thịt lợn có uy tín với giá cả hợp lý ở các nước, nhất là các nước ít chịu ảnh hưởng của dịch Covid 19 và các nước có chính sách thông thoáng hơn trong chính sách xuất khẩu thịt lợn.
GS.TS Nguyễn Duy Hoan – Đại học Thái Nguyên
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
Tin mới nhất
T6,22/11/2024
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất