Cục Chăn nuôi vừa đề xuất đưa Cysteamine vào danh mục chất cấm. Tuy nhiên, hiện nay duy nhất tại Trung Quốc cho phép được sử dụng làm phụ gia thức ăn chăn nuôi.
Hiện Cục Chăn nuôi (Bộ NN&PTNT) đang soạn thảo Thông tư để đưa chất Cysteamine (Cys) và Danh mục chất cấm sử dụng trong thức ăn chăn nuôi đồng thời tiến hành các thủ tục để chỉ định các phòng thử nghiệm phân tích chất Cys phục vụ quản lý nhà nước. Dự kiến sẽ hoàn thiện trong tháng 12/2016.
Cục Chăn nuôi đề xuất trước mắt cần tăng cường các biện pháp quản lý nhập khẩu và lưu hành các sản phẩm thức ăn chăn nuôi có chứa chất Cys. Các trường hợp bị phát hiện phải xử lý hết khung xử lý vi phạm theo Luật Xử lý vi phạm hành chính.
Cysteamine kích thích sinh trưởng vật nuôi
Nói về bản chất và tác dụng của chất Cys, Cục Chăn nuôi nhận định, chất Cys là một hợp chất sinh học được sinh ra tự nhiên trong đường tiêu hóa và vùng dưới đồi ở não của cá loài động vật, có tác dụng ức chế hooc môn Somatostatin (SS).
Trong cơ thể vật nuôi, Cys là chất kháng hoo-môn có vai trò kích thích sinh trưởng vật nuôi một cách gián tiếp. Ngày nay, người ta đã sản xuất ra Cys dạng công nghiệp với mục đích ứng dụng trong lĩnh vực sinh học.
Trong chăn nuôi, Cys được nghiên cứu sử dụng như một chất phụ gia thức ăn chăn nuôi để kích thích sinh trưởng vật nuôi. Trong nhân y, Cys đã được ứng dụng để điều trị một số bệnh (bệnh Cystinosis, bệnh liệt trung…).
Cho đến nay, tính độc của Cys chủ yếu được tìm thấy là gây viêm loét dạ dày, tá tràng ở vật nuôi nếu sử dụng ở hàm lượng cao và thời gian sử dụng kéo dài. Tuy nhiên, chưa có công trình nào công về về tính độc hay sự nguy hại của Cys đối với sức khỏe con người. Đặc biệt, chưa có đề tài nghiên cứu khoa học để đánh giá tác dụng và sự trao đổi của Cys trong chăn nuôi tại Việt Nam.
Cysteamine được cho là chất tạo nạc trong chăn nuôi. Ảnh minh họa.
Trung Quốc là quốc gia duy nhất cho sử dụng
Hiện nay, Cys được sản xuất nhiều tại Trung Quốc và đã được Chính phủ nước này phê duyệt làm phụ gia thức ăn chăn nuôi dưới dạng Cysteamine hydrochloride (Cys.HCL). Và Trung Quốc là quốc gia duy nhất hiện nay quy định Cys.HCL được sử dụng làm phụ gia thức ăn chăn nuôi.
Tại Danh mục thức ăn chăn nuôi được phép lưu hành tại Việt Nam có 1 sản phẩm SunCys có nguồn gốc, xuất xử từ Trung Quốc có chứa chất Cys. Tuy nhiên, trước các thông tin đa chiều về tác dụng, tác hại của chất Cys, Cục Chăn nuôi đã kiến nghị Bộ đưa sản phẩm SunCys ra khỏi Danh mục thức ăn chăn nuôi được phép lưu hành tại Việt Nam.
Tại nhiều nước khác như Thái Lan, Malaysia, Canada, Mỹ, Úc, Nhật Bản… trong danh sách các chất cấm sử dụng trong thức ăn chăn nuôi đều không có chất Cys.
Tại Châu Âu, Danh mục các chất được phép sử dụng và Danh mục các chất cấm sử dụng cũng không có Cys. Tuy nhiên, Châu Âu quy định không được sử dụng các chất hoạt động hooc-môn để kích thích tăng trưởng vật nuôi từ năm 1996.
Ông Hoàng Thanh Vân, Cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ NN&PTNT) đề nghị Bộ nên đưa chất Cys vào danh mục cấm sử dụng trong thức ăn chăn nuôi.
“Để có thêm cơ sở khoa học và điều kiện quản lý trước khi cấm sử dụng, Cục kiến nghị Bộ cho phép chỉ định tạm thời một số phòng thử nghiệm phân tích chất Cys và xây dựng Tiêu chuẩn Việt Nam về phương pháp phân tích chất Cys trong thức ăn và sản phẩm chăn nuôi”, ông Vân cho hay.
Chất Cysteamine có thể gây ung thư
Theo Giáo sư Vũ Duy Giảng – Học viện Nông nghiệp Việt Nam, Cysteamine được sử dụng như một phụ gia thức ăn chăn nuôi để kích thích tăng trưởng. Theo đó, những người ăn phải thịt chứa chất này trong một thời gian dài dễ mắc các bệnh như ung thư vú, ung thư kết tràng và tuyến tiền, suy yếu hệ thống miễn dịch…
Cysteamine đã từng được phép sử dụng ở Việt Nam. Tuy nhiên, sau khi nhận thấy chất này có liên quan tới các yếu tố kích thích hoooc-môn tăng trưởng cũng như các nguy cơ sức khỏe con người, các nhà khoa học đã tư vấn và Bộ NN&PTNT quyết định cấm nhập khẩu, lưu hành và sử dụng làm phụ gia thức ăn chăn nuôi.
Mỹ Lan
- mô hình chăn nuôi hiệu quả li>
- kháng sinh li>
- mô hình chăn nuôi khép kín li>
- người chăn nuôi li>
- thức ăn chăn nuôi li>
- salbutamo li>
- cách chăn nuôi li>
- thực phẩm sạch li>
- dịch bệnh trong chăn nuôi li>
- nhà chăn nuôi li>
- Khuyến nông li>
- phương pháp chăn nuôi li>
- chăn nuôi làm giàu li>
- chăn nuôi gia cầm li>
- chăn nuôi gia súc li>
- chất cấm li>
- chăn nuôi hiệu quả li>
- chăn nuôi li> ul>
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
- Tham vấn kỹ thuật phân tích chuỗi giá trị và đánh giá rủi ro trong chăn nuôi heo
Tin mới nhất
T6,22/11/2024
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
- Tham vấn kỹ thuật phân tích chuỗi giá trị và đánh giá rủi ro trong chăn nuôi heo
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất