Từng là công nhân Nông trường Cà phê Việt Đức, năm 2013 ông Hồ Minh Thú (thôn 10, xã Ea Ktur, huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk) về hưu, tập trung chăm sóc vườn cà phê nhưng chỉ đủ ăn.
Để có thêm thu nhập, ông Thú tận dụng diện tích vườn nhà nuôi heo nhưng hiệu quả không cao do đầu ra bấp bênh. Năm 2015, thấy giống gà ta lai dễ nuôi, ít bệnh, thịt ngon, ông quyết định mua 7.000 con gà giống về nuôi thử nghiệm. Để tích lũy kinh nghiệm, ông nghiên cứu sách báo và đi tham quan nhiều trang trại chăn nuôi gà trong tỉnh để học hỏi cách nuôi hiệu quả. Sau 4 tháng nuôi, đàn gà phát triển tốt, bán được giá cao và ông quyết định chuyển hẳn sang nuôi giống gà này.
Ông Thú chăm sóc đàn gà.
Năm 2018, gia đình ông Thú mạnh dạn vay ngân hàng 500 triệu đồng cùng với nguồn vốn tích lũy đầu tư 2 tỷ đồng xây dựng chuồng trại với diện tích 2.000 m2 liên kết với Công ty Cổ phần Chăn nuôi C.P Việt Nam nuôi gà ta lai thương phẩm.
Trong thời gian nuôi, Công ty C.P Việt Nam cử bác sĩ thú y thường xuyên kiểm tra, hướng dẫn ông thực hiện các biện pháp vệ sinh chuồng trại theo đúng quy trình kỹ thuật. Nhờ được hỗ trợ kỹ thuật nên hầu như đàn gà không bị dịch bệnh, chỉ khó khăn giai đoạn đầu tư vì cần vốn lớn, còn chăm sóc gà thì khá đơn giản khi máy móc đều được vận hành bằng cảm biến. Hơn nữa, chuồng trại cách ly hoàn toàn với bên ngoài nên hạn chế dịch bệnh lây lan.
Vất vả nhất là khoảng 10 ngày đầu khi nhập gà con về, ngoài việc sưởi ấm đủ nhiệt, phải thường xuyên cho ăn thủ công vì gà quá nhỏ. Sau 10 ngày, gà được chăm sóc bằng hệ thống máng ăn, nước uống tự động. Nhờ đầu tư hệ thống điều hòa nhiệt độ và cân bằng nhiệt tự động nên dù trang trại của gia đình ông Thú đang nuôi 32.000 con gà nhưng chỉ cần 2 lao động chăm sóc cho cả đàn. Mỗi lứa gà nuôi khoảng 60 – 70 ngày là có thể xuất chuồng với trọng lượng mỗi con gà khoảng 1,8 kg (gà mái) và 2,2 kg (gà trống). Theo tính toán của ông Thú, sau khi trừ chi phí, mỗi lứa với 30.000 con (khoảng 60 tấn) xuất chuồng cho lãi khoảng 200 triệu đồng. Mỗi năm ông Thú nuôi 3 lứa, lãi 600 triệu đồng.
Ông Thú chia sẻ, nuôi gà thịt kiểu truyền thống dễ mắc bệnh và gây ô nhiễm môi trường nhưng khi nuôi gà ta lai theo công nghệ cao, những vấn đề đó đều được khắc phục. Khu chăn nuôi được lắp đặt công nghệ cao với hệ thống làm mát bằng máy điều hòa nhiệt độ và hệ thống quạt thông gió, van nước tự động, máng ăn bán tự động giúp đàn gà phát triển trong điều kiện tốt nhất. Người nuôi cần chú ý điều chỉnh nhiệt độ trong chuồng phù hợp với từng giai đoạn sinh trưởng của đàn gà, khoảng 30 độ C đối với gà con và 24 – 27 độ C đối với gà lớn. Thức ăn cho gà là cám viên tổng hợp do Công ty Cổ phần Chăn nuôi C.P Việt Nam cung cấp. Gà con ăn 2 lần/ngày và giảm còn 1 lần/ngày đối với gà sau 30 ngày tuổi. Đặc biệt, sau khi xuất bán gà, cần vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, để trống 25 – 30 ngày mới tiếp tục thả lứa mới. Để bảo đảm chuồng trại vệ sinh và phòng các bệnh bên ngoài tác động vào vật nuôi, có thể sử dụng đệm lót sinh học Balasa N01 giúp vật nuôi khỏe mạnh, phòng các mầm bệnh ở phân thải ra.
Cùng với nuôi gà, gia đình ông Thú còn trồng 800 trụ tiêu, 1.000 cây cà phê, 50 cây sầu riêng. Nguồn chất thải từ trại gà được ông xử lý bón cho cây trồng. Mỗi năm gia đình ông thu hoạch 3 tấn cà phê nhân, 2,5 tấn hồ tiêu, 2 tấn sầu riêng; tổng doanh thu từ chăn nuôi và trồng trọt đạt khoảng 700 triệu đồng mỗi năm.
Đoàn Dũng
Nguồn tin: Báo Đắk Lắk
- Nuôi gà gia công li> ul>
- Khởi công xây dựng trạm trộn thức ăn chăn nuôi tại KCN công nghệ cao Mebi Farm
- Hợp quy TĂCN: Nặng hình thức và tốn kém!
- Nâng tầm giá trị thương hiệu sản phẩm, hàng hóa Việt Nam: Cần gỡ bỏ nút thắt
- “Chạy đua” xử lý các cơ sở chăn nuôi nằm ngoài vùng quy hoạch
- Ảnh hưởng của các mức selenomethionine đến chất lượng thịt và sự tích luỹ selen trong mô
- Bình Phước: Chuẩn bị heo thịt cho thị trường tết
- Đề xuất kéo dài miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đến hết năm 2030
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
Tin mới nhất
T4,25/12/2024
- Khởi công xây dựng trạm trộn thức ăn chăn nuôi tại KCN công nghệ cao Mebi Farm
- Hợp quy TĂCN: Nặng hình thức và tốn kém!
- Nâng tầm giá trị thương hiệu sản phẩm, hàng hóa Việt Nam: Cần gỡ bỏ nút thắt
- “Chạy đua” xử lý các cơ sở chăn nuôi nằm ngoài vùng quy hoạch
- Ảnh hưởng của các mức selenomethionine đến chất lượng thịt và sự tích luỹ selen trong mô
- Bình Phước: Chuẩn bị heo thịt cho thị trường tết
- Đề xuất kéo dài miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đến hết năm 2030
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Đón đọc Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam số tháng 12 năm 2024
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất