[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Theo Cục Xuất Nhập khẩu (Bộ Công thương), tháng 6/2020, giá lợn nạc tại Chicago, Hoa Kỳ có xu hướng giảm mạnh so với tháng 5/2020. Cùng với đó, giá lợn trong nước có xu hướng giảm sau khi các doanh nghiệp được phép nhập khẩu lợn sống từ Thái Lan.
Thế giới
Tháng 6/2020, giá lợn nạc tại Chicago, Hoa Kỳ có xu hướng giảm mạnh so với tháng 5/2020. Ngày 30/6/2020 giá lợn nạc tại Chicago, Hoa Kỳ giao kỳ hạn tháng 7/2020 giao dịch ở mức 45,18 UScent/lb, giảm 20,8% so với cuối tháng 5/2020 và giảm 37,8% so với ngày 30/6/2019.
Giá thịt quốc tế đã giảm 8,6% kể từ tháng 1/2020, với thịt cừu giảm mạnh nhất, tiếp theo là thịt gia cầm, thịt lợn và thịt bò do tác động của các biện pháp hạn chế liên quan đến dịch Covid-19 dẫn đến khó khăn về logistic, nhập khẩu toàn cầu giảm mạnh và khối lượng đáng kể các sản phẩm thịt không bán được.
Về cung – cầu
Tồn trữ thịt lợn đông lạnh của Hoa Kỳ giảm mạnh trong tháng 5/2020 khi dịch Covid-19 bùng phát ở một số cơ sở đóng gói thịt. Điều này khiến cho việc chế biến bị chậm lại và đẩy giá tăng lên. Nguồn cung thịt tại Hoa Kỳ vẫn bị thắt chặt cho dù các công ty như Tyson Food Inc và Smithfield Foods của WH Group đã mở cửa trở lại các lò giết mổ – đã bị đóng cửa kể từ tháng 4/2020 và kéo dài tới tháng 5/2020 để ngăn chặn sự lây lan của dịch Covid-19. Lượng thịt lợn trữ trong các kho lạnh tính tới cuối tháng 5/2020 giảm 24% so với tháng trước đó, trong khi thịt bò giảm 13%.
Tổng sản lượng thịt thế giới được dự báo giảm 1,7% trong năm 2020
Theo một báo cáo mới của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc (FAO), tổng sản lượng thịt thế giới được dự báo giảm 1,7% trong năm 2020, do các bệnh động vật, sự gián đoạn thị trường liên quan đến dịch Covid-19 và ảnh hưởng kéo dài của hạn hán. Thương mại thịt quốc tế có khả năng tăng trưởng chậm hơn đáng kể so với năm 2019, phần lớn được duy trì bởi nhu cầu nhập khẩu từ Trung Quốc ở mức cao.
Dịch tả lợn tiếp tục là vấn đề chi phối thị trường thịt lợn toàn cầu trong năm 2020. Dịch tả lợn tiếp tục lây lan theo chiều hướng chưa kiểm soát được. Tại Phi-líp-pin, dịch bệnh vẫn diễn biến khá phức tạp và lây lan nhanh ở các hộ chăn nuôi. Dịch bệnh này cũng đang lây lan tại Ấn Độ và Pa-pu-a Niu Ghi-nê. Hiện Bỉ đã có những thành công nhất định trong việc kiểm soát dịch tả lợn, nhưng tại Ba Lan dịch tả lợn châu Phi tiếp tục lây lan trên phạm vi rộng.
Trung Quốc
Theo số liệu của Cơ quan Hải quan Trung Quốc, trong tháng 5/2020, Trung Quốc đã nhập khẩu 370 nghìn tấn thịt lợn, trị giá 1,06 tỷ USD, tăng 86,2% về lượng và tăng 165,7% về trị giá so với tháng 5/2019, do sản lượng trong nước sụt giảm. Con số này gần bằng mức cao kỷ lục 400 nghìn tấn nhập khẩu trong tháng 4/2020. Như vậy, trong 5 tháng đầu năm 2020, Trung Quốc đã nhập khẩu 1,72 triệu tấn thịt lợn, trị giá 5,04 tỷ USD, tăng 161,4% về lượng và tăng 323,5% về trị giá so với cùng kỳ năm 2019. Nếu tính cả nội tạng thì tổng nhập khẩu thịt lợn từ đầu năm 2020 đến hết tháng 5/2020 đạt 2,28 triệu tấn (tháng 5/2020 nhập khẩu nội tạng đạt 510 nghìn tấn, tăng 62% so với tháng 5/2019).
Nhập khẩu thịt vào thị trường này duy trì xu hướng tăng mạnh mặc dù các nhà cung cấp chính, trong đó có Hoa Kỳ và Bra-xin, phải đóng cửa nhiều nhà máy thịt do công nhân bị nhiễm virus corona. Sản lượng thịt lợn Trung Quốc quý I/2020 đã giảm gần 1/3 do dịch tả lợn châu Phi, khiến giá thịt lợn trên thị trường này tiếp tục duy trì ở mức cao kỷ lục. Tuy nhiên, nhập khẩu thịt lợn của Trung Quốc có thể chậm lại sau khi một trong những cảng lớn tại Trung Quốc bắt đầu kiểm tra nghiêm ngặt các lô hàng thịt do dịch Covid-19 và hải quan tăng cường thanh tra toàn bộ các lô hàng thực phẩm. Các đợt kiểm tra này làm tăng giá thịt lợn tại Trung Quốc, vốn đã tăng mạnh từ giữa tháng 5/2020 do nguồn cung nội địa giảm mạnh trong 3 tháng đầu năm 2020. Giá thịt lợn tại Trung Quốc hiện cao gấp hai lần so với cùng kỳ năm 2019.
Ngoài ra, trong tháng 5/2020, Trung cũng nhập khẩu 140 nghìn tấn thịt bò, trị giá 681,36 triệu USD, tăng 15,2% về lượng và tăng 15,8% về trị giá so với tháng 5/2019. Lũy kế 5 tháng đầu năm 2020, nhập khẩu thịt bò của Trung Quốc đạt 820 nghìn tấn, trị giá 4,37 tỷ USD, tăng 45,4% về lượng và tăng 66,8% về trị giá so với cùng kỳ năm 2019.
Thị trường trong nước
Trong tháng 6/2020, giá lợn trong nước có xu hướng giảm sau khi các doanh nghiệp được phép nhập khẩu lợn sống từ Thái Lan. Tại miền Bắc, giá lợn hơi giảm xuống còn 85.000 – 91.000 đồng/kg, tại miền Trung dao động từ 84.000 – 88.000 đồng/kg; tại miền Nam dao động quanh mức 85.000 – 88.000 đồng/kg. Dự báo giá lợn sống sẽ tiếp tục giảm trong những tuần sắp tới khi nhập khẩu lợn sống từ Thái Lan về Việt Nam tăng.
Tuy nhiên, giá lợn tại Thái Lan đang tăng bởi yếu tố tâm lý. Nhiều người chăn nuôi ở Thái Lan đã nâng giá bán khi Việt Nam tham gia nhập khẩu lợn từ quốc gia này. Do tăng giá lợn, tăng giá phí, nên giá lợn hơi Thái Lan khi nhập về Việt Nam được bán với giá 81.000- 82.000 đồng/kg, chênh rất ít với giá lợn nuôi trong nước (có nơi thấp nhất chỉ 83.000 đồng/kg). Hiện nay các doanh nghiệp đã đăng ký nhập khẩu chính ngạch 800.000 con lợn hơi từ Thái Lan về Việt Nam. Do lợn hơi trong nước và Thái Lan đang rút ngắn khoảng cách về giá, nên các doanh nghiệp đang tính toán thận trọng số lượng và thời điểm nhập.
Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, trong 6 tháng đầu năm 2020, chăn nuôi trâu, bò nhìn chung ổn định. Đàn trâu cả nước tiếp tục xu hướng giảm do hiệu quả kinh tế không cao. Đàn bò phát triển khá do được hỗ trợ vốn, kỹ thuật chăn nuôi và có thị trường tiêu thụ tốt, người chăn nuôi có lãi. Tháng 6/2020, đàn trâu của cả nước giảm khoảng 2% so với tháng 6/2019; trong khi đàn bò tăng 3,4%.
Sản lượng thịt trâu hơi xuất chuồng 6 tháng đầu năm 2020 đạt 49 nghìn tấn, tăng 1,2% so với cùng kỳ năm 2019 (riêng quý II/2020 đạt 22,3 nghìn tấn, tăng 0,8% so với cùng kỳ năm 2019); sản lượng thịt bò hơi xuất chuồng đạt 187,5 nghìn tấn, tăng 4,1% (riêng quý II/2020 đạt 86,1 nghìn tấn, tăng 6,2%); sản lượng sữa bò tươi đạt 522,2 nghìn tấn, tăng 8,1% (riêng quý II/2020 đạt 262,1 nghìn tấn, tăng 10%).
Dịch tả lợn châu Phi đang được kiểm soát, đàn lợn dần được khôi phục, nhưng việc tái đàn còn chậm, giá lợn giống ở mức cao khiến các hộ có nguồn vốn hạn hẹp chưa thể khôi phục sản xuất, các hộ có đủ điều kiện lại thận trọng tái đàn do tâm lý lo ngại dịch quay trở lại. Tổng số lợn của cả nước tháng 6/2020 giảm khoảng 7,5% so với tháng 6/2019; sản lượng thịt lợn hơi xuất chuồng 6 tháng đầu năm 2020 ước đạt trên 1,6 triệu tấn, giảm 8,8% so với cùng kỳ năm 2019 (riêng quý II/2020 đạt 816,2 nghìn tấn, tăng 3,3% so với cùng kỳ năm 2019).
Tổng đàn và sản lượng gia cầm tăng do các hộ chăn nuôi mở rộng quy mô chăn nuôi và khu vực doanh nghiệp phát triển tốt. Tuy nhiên, người chăn nuôi cần theo dõi sát diễn biến thị trường, không nên tăng đàn ồ ạt dẫn tới tình trạng dư thừa nguồn cung, giá bán giảm sâu gây thua lỗ. Tổng số gia cầm của cả nước tháng 6/2020 tăng khoảng 7,4% so với tháng 6/2019. Sản lượng thịt gia cầm hơi xuất chuồng 6 tháng đầu năm 2020 ước đạt 702,1 nghìn tấn, tăng 12,3% so với cùng kỳ năm 2019 (riêng quý I/2020 đạt 328,6 nghìn tấn, tăng 9,8% so với cùng kỳ năm 2019); sản lượng trứng gia cầm đạt 7,2 tỷ quả, tăng 11% (riêng quý II/2020 ước đạt 3,3 tỷ quả, tăng 11,3% so với cùng kỳ năm 2019).
Tính đến ngày 25/6/2020, cả nước không còn dịch cúm gia cầm và dịch tai xanh; dịch lở mồm long móng chưa qua 21 ngày còn ở Kon Tum và dịch tả lợn châu Phi còn ở 238 xã thuộc 60 huyện của 19 địa phương chưa qua 30 ngày (trong tháng 6/2020 tái phát tại 122 xã của 12 địa phương).
P.V
- Dịch tả lợn Châu Phi li>
- ngành thịt li> ul>
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 19/11/2024
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 12/11/2024
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 05/11/2024
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 22/10/2024
- Dê thịt có giá, người nuôi lãi từ 2 – 3 triệu đồng/con
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 15/10/2024
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 08/10/2024
- Giá heo hơi xuất chuồng tại các thị trường lớn trên thế giới ngày 03/10/2024
- Thị trường thịt bò các nước Nam Mỹ 7 tháng đầu năm 2024
Tin mới nhất
T7,23/11/2024
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất