[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Về giá heo hơi trong 6 tháng cuối năm 2020, đại diện Vissan cho rằng giá vẫn còn ở mức cao, có những lúc ở Việt Nam tăng lên khoảng 100.000 đồng/kg, người chăn nuôi vẫn còn e dè trong việc tái đàn nên năm 2021 vẫn còn cao và đến 2022 sẽ xuống ổn định trở lại.
Một cửa hàng bán thực phẩm tươi sống của Vissan
Đó là thông tin được đại diện Công ty Cổ phần Việt Nam Kỹ Nghệ Súc Sản (Vissan – mã VSN) đã tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2020 tại TP.HCM ngày 18/6/2020 vừa qua.
Theo đó, Vissan là một trong những doanh nghiệp dẫn đầu ngành thực phẩm của cả nước và đặt mục tiêu xây dựng, hoàn thiện chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn bền vững Feed – Farm – Food (từ trang trại tới bàn ăn), cung cấp sản phẩm chất lượng cao, dinh dưỡng, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm cho cộng đồng.
Theo đó, công ty có kế hoạch đầu tư 1.587 tỷ đồng cho dự án “Di dời và đổi mới công nghệ nhà máy giết mổ gia súc và chế biến thực phẩm Vissan”, gồm 2 công trình bao gồm: văn phòng điều hành kinh doanh của Vissan và các kho trung chuyển tại khu công nghiệp Tân Tạo, TP.Hồ Chí Minh, cùng với cụm công nghiệp chế biến thực phẩm Vissan tại tỉnh Long An. Dự án sẽ đi vào sản xuất đầu năm 2024. Nguồn vốn gồm 30% là vốn chủ sở hữu và 70% vốn vay.
Do vậy, kế hoạch kinh doanh năm 2020 của Vissan sẽ không chia cổ tức để tăng năng lực tài chính thực hiện dự án di dời và đổi mới công nghệ nhà máy giết mổ gia súc và chế biến thực phẩm.
Cụ thể, tổng doanh thu dự kiến 5.580 tỷ đồng, tăng 12% so với thực hiện năm 2019 trong khi lợi nhuận trước thuế dự kiến đạt 180 tỷ đồng, giảm 20% so với kết quả của năm 2019.
Theo Vissan, lợi nhuận năm nay giảm do giá nguyên liệu heo hơi sẽ duy trì ở mức cao trong năm 2020, sau đó giảm dần ở năm 2021 và đi vào ổn định từ năm 2022 do ảnh hưởng của dịch tả lợn Châu Phi. Còn giá các nguyên vật liệu sản xuất khác tương đối ổn định, dồi dào do Việt Nam gia nhập các hiệp định thương mại quốc tế.
Trả lời cổ đông về việc cạnh tranh với Massan (cổ đông của Vissan) trong sản phẩm thịt mát, ông Nguyễn Phúc Khoa, Chủ tịch HĐQT Vissan cho biết, theo nghiên cứu thị trường của Masan, quy mô thị trường thịt mát tươi sống của Việt Nam vào khoảng 10 tỷ USD (khoảng 235.000 tỷ đồng). Tuy nhiên, dịch tả lợn Châu Phi cùng với giá thịt heo tăng cao khiến nhu cầu mua thịt theo giảm đã làm quy mô thị trường còn một nửa (khoảng 117.000 tỷ đồng).
Đối với Vissan, doanh thu riêng mảng thịt tươi sống năm 2019 là 2.500 tỷ đồng, còn của Masan là 2.000 tỷ đồng, tính chung cả 2 đơn vị là 4.500 tỷ đồng. Đây là con số rất nhỏ so với quy mô thị trường 117.000 tỷ đồng. Trong khi đó, Vissan chủ yếu phân phối thịt tươi sống qua kênh hiện đại (siêu thị, cửa hàng tiện lợi…), kênh truyền thống (chợ) rất ít, còn Masan khai thác ở kênh truyền thống, và thị trường còn rất rộng, không có lý do gì để Vissan và Masan cạnh tranh với nhau.
Về giá heo hơi trong 6 tháng cuối năm 2020, đại diện Vissan cho rằng giá vẫn còn ở mức cao, có những lúc ở Việt Nam tăng lên khoảng 100.000 đồng/kg, người chăn nuôi vẫn còn e dè trong việc tái đàn nên năm 2021 vẫn còn cao và đến 2022 sẽ xuống ổn định trở lại.
Đặc biệt, trong năm 2020 Vissan sẽ mở rộng và đa dạng hóa kênh bán hàng trực tuyến thông qua website để cung cấp những sản phẩm tươi ngon, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm đến tận tay người tiêu dùng một cách nhanh chóng và thuận lợi tối đa.
Tại đại hội, cổ đông đã nhất trí thông qua thành viên Hội đồng Quản trị mới với 05 thành viên gồm có: ông Nguyễn Phúc Khoa, Chủ tịch; ông Nguyễn Ngọc An và ông Phạm Trung Lâm là Phó Chủ tịch; ông Lê Minh Tuấn và ông Huỳnh Quang Giàu là Thành viên.
Đại hội cũng đã thông qua Ban kiểm soát với 03 thành viên gồm có: ông Trương Việt Tiến, Trưởng ban; ông Tô Quốc Thái và Bà Phạm Thị Thanh Tâm là Thành viên.
Tâm An
- giá heo hơi li>
- Vissan li> ul>
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
Tin mới nhất
T6,22/11/2024
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất