[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Vừa qua, ngày 10/9/2020, tại sân bay quốc tế Nội Bài (Hà Nội), Khoa Chăn nuôi và Trung tâm Ngoại ngữ và Đào tạo Quốc tế (Học viện Nông nghiệp Việt Nam) đã tổ chức tiễn 04 sinh viên đi thực tập tại Đan Mạch.
Đại diện Khoa Chăn nuôi và Trung tâm Ngoại ngữ và Đào tạo Quốc tế (Học viện Nông nghiệp Việt Nam) tiễn 04 sinh viên sang Đan Mạch thực tập trong thời gian 01 năm
Với mục đích tạo điều kiện và nâng cao kiến thức chuyên môn, kỹ năng mềm, trình độ ngoại ngữ trong môi trường quốc tế; đem lại cơ hội trải nghiệm, tìm hiểu về văn hóa, tác phong làm việc châu Âu, Trung tâm Ngoại ngữ và Đào tạo Quốc tế đã phối hợp với Khoa Chăn nuôi và Khoa Thú y triển khai Chương trình thực tập 12 tháng tại Đan Mạch (Intership Đan Mạch) cho sinh viên.
Ths.Nguyễn Thanh Bình – đại diện Trung tâm Ngoại ngữ và Đào tạo Quốc tế cho biết, thời gian thực tập tại Đan Mạch là 12 tháng. Nội dung thực tập liên quan đến công việc chăn nuôi tại các trang trại bò sữa, lợn, gà và sử dụng 100% Tiếng Anh trong quá trình thực tập. Sinh viên được cấp Chứng chỉ sau khi được hoàn thành 12 tháng thực tập tại Đan Mạch. Ngoài ra, sinh viên cũng được miễn visa trong khối Schengen (Đức, Hà Lan, Pháp, Italia). Điểm đáng chú ý là trong thời gian thực tập tại các trang trại của Đan Mạch, sinh viên sẽ được nhận hỗ trợ của trang trại thực tập sau trừ các khoản thuế và nhà ở là 1000 Euro/tháng (khoảng gần 30 triệu VNĐ).
Ths Nguyễn Thanh Bình căn dặn sinh viên trước giờ bay
Theo Ths Nguyễn Thanh Bình, yêu cầu để sinh viên được đi thực tập tại Đan Mạch đó là sinh viên năm thứ 2 trở lên, chưa xét tốt nghiệp; có chứng chỉ tiếng Anh A2 (Cambridge) hoặc IELTS ≥3,5 (sẽ được ôn luyện tại Trung tâm Ngoại ngữ và Đào tạo quốc tế); có sức khỏe tốt và trách nhiệm với công việc.
Ths Bình chia sẻ thêm, Đan Mạch là đất nước văn minh, khí hậu dễ chịu, môi trường trong lành nên các sinh viên sang đó đều rất hào hứng. Ngoài thời gian làm việc 37 giờ mỗi tuần, các em có thời gian nghỉ ngơi, học tập và đi tham quan, trải nghiệm. Tuy nhiên, để kỳ thực tập đạt được hiệu quả cao hơn nữa, sinh viên cần trau dồi thêm vốn ngoại ngữ.
“Còn đối với các chủ trang trại chăn nuôi, họ cho biết sinh viên Việt Nam sang đó chăm chỉ, nhiệt tình, chịu khó học hỏi…”, ThS Nguyễn Thanh Bình khẳng định.
Theo PGS.TS Đỗ Đức Lực, Phó Khoa Chăn nuôi (Học viện Nông nghiệp Việt Nam), Khoa đã có nhiều hỗ trợ với các em sinh viên về chương trình thực tập sinh Đan Mạch.
Cụ thể, nếu sinh viên nào chưa biết đến chương trình, thì Khoa và Trung tâm sẽ cung cấp thông tin về quá trình đi lại, ăn ở, sinh hoạt, chi phí… Quan trọng nhất là với sinh viên sang đó thực tập, Khoa công nhận một số tín chỉ như thực tập giáo trình, thực tập tốt nghiệp; và nếu các em đủ điều kiện bảo vệ khóa luận, mà vì lí do khách quan chưa về Việt Nam được, Khoa sẽ hỗ trợ bảo vệ khóa luận trực tuyến. Trong suốt quá trình thực tập tại Đan Mạch, qua facebook, zalo, email, sinh viên có bất kỳ khó khăn nào thì được các Thầy, Cô trong Khoa hỗ trợ nhiệt tình, giải đáp và hướng dẫn cụ thể.
PGS.TS Đỗ Đức Lực – Phó trưởng Khoa Chăn nuôi tặng hoa và dặn dò sinh viên trước giờ bay
PGS. TS Đỗ Đức Lực kỳ vọng, các sinh viên đi thực tập tại Đan Mạch về sẽ cải thiện rõ rệt về trình độ ngoại ngữ, tiếp cận được thực tiễn nền chăn nuôi công nghiệp hiện đại của Đan Mạch (về cách thức, tổ chức chăn nuôi); sử dụng thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y, vắc xin, kháng sinh cho lợn, gà, bò…. Ngoài ra, các em sẽ hình thành được tác phong làm việc, giao tiếp quốc tế, trở thành nguồn nhân lực chăn nuôi chất lượng cao. Sau đó, sinh viên cũng có cơ hội được tham gia vào chương trình Kỹ sư, sẽ có mức lương cao hơn hoặc có ưu thế hơn khi về nước xin việc…
Sinh viên Khoa Chăn nuôi tham gia chương trình thực tập Đan Mạch làm việc ở trang trại bò sữa
“Ngoài ra, chương trình thực tập tại Đan Mạch cũng là cơ hội cho các em sinh viên mà gia đình khó khăn về kinh tế. Sang Đan Mạch thực tập hưởng lương 1 năm, các em sẽ có kinh phí để tự chi trả cho việc học tập sau này, giúp các em hoàn thành việc học Đại học”, PGS.TS Đỗ Đức Lực khẳng định.
Chia sẻ trước giờ bay, Nguyễn Thị Trường – sinh viên năm thứ 3, Khoa Chăn nuôi là một trong số các bạn sinh viên đi thực tập tại Đan Mạch đợt này cho biết: “Em khá bồi hồi, háo hức và hi vọng công việc sẽ ổn”. Nguyễn Thị Thường tự hứa với gia đình, bạn bè, thầy cô sẽ luôn giữ gìn sức khỏe, cố gắng làm việc, học tập, trau dồi kinh nghiệm, kiến thức, ngoại ngữ tại Đan Mạch.
Hà Ngân
Cuối năm 2019, Trung tâm Ngoại ngữ và Đào tạo Quốc – Học viện Nông nghiệp Việt Nam tế đã ký kết Thỏa thuận hợp tác với Tổ chức Bixter Work (Đan Mạch) để triển khai chương trình thực tập hưởng lương 6 tháng và 12 tháng tại Đan Mạch, Na Uy dành cho sinh viên khoa Chăn nuôi, Thú y, Nông học và Công nghệ sinh học. Tính tới nay, đã có 55 sinh viên trúng tuyển, trong đó 22 sinh viên Khoa Chăn nuôi đã nhập cảnh và thực tập tại Đan Mạch.
Tổ chức Bixter work đến thăm và ký kết thỏa thuận với Trung tâm Ngoại ngữ và Đào tạo Quốc tế
Về phía đơn vị quản lý, Học viện Nông nghiệp Việt Nam luôn tạo điều kiện và hỗ trợ tối đa cho sinh viên đăng ký tham gia các chương trình thực tập trong và ngoài nước để tăng tính thực tiễn và khả năng thích nghi với điều kiện thực tế cuộc sống, rèn luyện nâng cao trình độ chuyên môn, khả năng ngoại ngữ và kỹ năng hội nhập quốc tế.
- Thừa Thiên Huế: Chủ động phòng, chống rét cho vật nuôi
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 24/12/2024
- Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Việt Nam: Hoạt động bền bỉ và thành công
- Dự báo thị trường thức ăn chăn nuôi toàn cầu
- Đồng Nai: Heo hơi tăng giá, đảm bảo nguồn cung Tết Nguyên đán 2025
- Khởi công xây dựng trạm trộn thức ăn chăn nuôi tại KCN công nghệ cao Mebi Farm
- Hợp quy TĂCN: Nặng hình thức và tốn kém!
- Nâng tầm giá trị thương hiệu sản phẩm, hàng hóa Việt Nam: Cần gỡ bỏ nút thắt
- “Chạy đua” xử lý các cơ sở chăn nuôi nằm ngoài vùng quy hoạch
- Ảnh hưởng của các mức selenomethionine đến chất lượng thịt và sự tích luỹ selen trong mô
Tin mới nhất
T5,26/12/2024
- Thừa Thiên Huế: Chủ động phòng, chống rét cho vật nuôi
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 24/12/2024
- Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Việt Nam: Hoạt động bền bỉ và thành công
- Dự báo thị trường thức ăn chăn nuôi toàn cầu
- Đồng Nai: Heo hơi tăng giá, đảm bảo nguồn cung Tết Nguyên đán 2025
- Khởi công xây dựng trạm trộn thức ăn chăn nuôi tại KCN công nghệ cao Mebi Farm
- Hợp quy TĂCN: Nặng hình thức và tốn kém!
- Nâng tầm giá trị thương hiệu sản phẩm, hàng hóa Việt Nam: Cần gỡ bỏ nút thắt
- “Chạy đua” xử lý các cơ sở chăn nuôi nằm ngoài vùng quy hoạch
- Ảnh hưởng của các mức selenomethionine đến chất lượng thịt và sự tích luỹ selen trong mô
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất