[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Trong 2 ngày 7-8/9, Tòa án nhân dân quận Hà Đông đã mở phiên tòa sơ thẩm xét xử lại đối tượng Nguyễn Mậu Chiến (sinh năm 1970) được biết đến là “ông trùm” của một mạng lưới chuyên buôn lậu sừng tê giác xuyên quốc gia. Đối tượng này cũng là chủ của một cơ sở nuôi nhốt 11 cá thể hổ tại Thanh Hóa. Sau quá trình xem xét, Hội đồng xét xử đã tuyên phạt đối tượng 23 tháng tù (tăng nặng thêm 7 tháng tù so với bản án phúc thẩm trước đó của TAND TP. Hà Nội tháng 3/2019).
Trùm buôn tê giác Nguyễn Mậu Chiến
Trước đó, vào tháng 4/2017, Nguyễn Mậu Chiến đã bị bắt giữ cùng với nhiều tang vật bao gồm sừng tê giác, ngà voi, hổ và các loài ĐVHD nguy cấp, quý, hiếm khác. Trong vụ án này, Nguyễn Mậu Chiến được biết đến là đối tượng cầm đầu, chỉ huy hai đối tượng khác thực hiện hành vi vận chuyển trái phép sừng tê giác cũng như cùng vợ mình tàng trữ trái phép sừng tê giác và các sản phẩm ĐVHD nguy cấp, quý, hiếm khác.
Tang vật thu được trong vụ án trùm buôn lậu Nguyễn Mậu Chiến
Ngày 20/3/2019, TAND quận Hà Đông tuyên phạt đối tượng 13 tháng tù giam theo quy định tại Khoản 1 Điều 155 BLHS 2009 (sửa đổi, bổ sung 2017). Sau khi xem xét kháng nghị của Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội đề xuất tăng nặng hình phạt đối với đối tượng này, tháng 3/2019, TAND TP. Hà Nội đã tuyên phạt đối tượng 16 tháng tù giam.
Giữa năm 2020, Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội đã xem xét lại 2 bản án nói trên theo thủ tục giám đốc thẩm và tuyên hủy hai bản án nói trên để xét xử lại nhằm áp dụng hình phạt nghiêm khắc hơn đối với đối tượng Chiến.
Việc nâng thêm mức hình phạt đối với Nguyễn Mậu Chiến đã thể hiện những chuyển biến tích cực trong nỗ lực đấu tranh với các tội phạm về ĐVHD của cơ quan chức năng. Theo báo cáo của ENV về “ Công tác xử lý tội phạm về động vật hoang dã tại Việt Nam, giai đoạn 2015 – 2020 ”, mức tù giam trung bình đối với tội phạm về ĐVHD trong năm 2015 là 0,98 năm nhưng đến nay, mức tù giam trung bình đã lên tới 4,49 năm (tính tới 6/2020), tăng 358% so với năm 2015. Trong giai đoạn 2018-2020, ENV ghi nhận nhiều bản án nghiêm khắc với các đối tượng phạm tội về ĐVHD, với mức hình phạt lên đến từ 10 đến 13 năm cho một số đối tượng.
Việc nghiêm trị các đối tượng cầm đầu các đường dây mua bán ĐVHD trái phép cũng là 1 trong “10 hành động cấp bách ngăn chặn sự tuyệt chủng của các loài động vật hoang dã” vừa được ENV đưa ra vào đầu tháng 9/2020, nhằm ngăn chặn tình trạng buôn bán trái phép ĐVHD tại Việt Nam. Hoạt động bắt giữ, xử lý nghiêm những kẻ cầm đầu các đường dây buôn bán ĐVHD đã và đang góp phần triệt tiêu các đường dây buôn bán ĐVHD, từ đó nâng cao hiệu quả đấu tranh với loại hình tội phạm này.
ENV khuyến khích các cơ quan chức năng tiếp tục có những bước đi mạnh mẽ hơn nữa trong công tác xử lý nghiêm những đối tượng cầm đầu đường dây buôn bán ĐVHD. Chỉ khi các mạng lưới tội phạm và những kẻ cầm đầu bị bắt giữ, truy tố và chịu án phạt tù giam thì các đường dây tội phạm này mới có thể bị triệt tiêu và từ đó tạo nên những thay đổi thực sự trong cuộc chiến ngăn chặn tội phạm về ĐVHD.
Để bắt giữ và xử lý được những kẻ cầm đầu, ENV kiến nghị các cơ quan thực thi pháp luật thực hiện 1 số hành động cấp thiết sau:
- Xây dựng và quyết liệt thực hiện các chuyên án điều tra nhằm vào các mạng lưới tội phạm buôn bán ĐVHD, nhắm tới những đối tượng cầm đầu, giữ vai trò quan trọng trong các mạng lưới này.
- Khuyến khích đối tượng bị bắt giữ hợp tác với cơ quan điều tra để truy bắt kẻ cầm đầu các mạng lưới buôn bán ĐVHD trái phép.
- Điều tra các hành vi phạm tội khác mà những mạng lưới tội phạm về ĐVHD thường dính líu đến như trốn thuế, rửa tiền…
- Đẩy mạnh hợp tác với các quốc gia khác nhằm triệt phá các mạng lưới tội phạm xuyên quốc gia.
- Kiên quyết loại bỏ yếu tố tham nhũng trong quá trình điều tra và truy cứu trách nhiệm hình sự tội phạm về ĐVHD.
ENV cũng vừa phát hành phim ngắn “ Cần nỗ lực điều tra, bắt giữ và truy tố những kẻ cầm đầu các đường dây tội phạm ĐVHD ”, phản ánh chuyển biến tích cực trong công tác thực thi pháp luật về ĐVHD, đồng thời khuyến khích cơ quan chức năng bắt giữ và khởi tố những kẻ cầm đầu các đường dây buôn bán ĐVHD trái phép. Phim ngắn này cũng đã được chia sẻ đến các cơ quan thực thi pháp luật, tòa án, viện kiểm sát trên 63 tỉnh thành trên cả nước.
P.V
Bốn “trùm” buôn bán trái phép ĐVHD ở Việt Nam sa lưới pháp luât
– Năm 2018, Hoàng Tuấn Hải – một trong hai kẻ cầm đầu mạng lưới buôn bán rùa biển lớn nhất Việt Nam đã bị kết án 4 năm 6 tháng tù giam sau khi tang vật hơn 10 tấn rùa biển bị thu giữ tại các nhà kho do Hải và em trai điều hành vào cuối năm 2014.
– Tháng 1/2020, Nguyễn Hữu Huệ – đối tượng cầm đầu đường dây buôn bán hổ lớn, có cổ phần trong một trang trại nuôi hổ bất hợp pháp tại Lào đã bị kết án 6 năm tù giam. Đối tượng bị cơ quan chức năng bắt giữ khi đang buôn bán trái phép 7 cá thể hổ con đông lạnh.
– Tháng 7/2020, Nguyễn Văn Nam – kẻ cầm đầu một mạng lưới buôn bán ngà voi và sừng tê giác lớn đã bị kết án 11 năm tù giam do được xác định là kẻ chủ mưu trong vụ án
– Tháng 9/2020, Nguyễn Mậu Chiến – kẻ cầm đầu đường dây buôn bán trái phép ĐVHD xuyên quốc gia đã bị kết án 23 tháng tù.
- trùm buôn lậu sừng tê giác li>
- sừng tê giác li> ul>
- Thừa Thiên Huế: Chủ động phòng, chống rét cho vật nuôi
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 24/12/2024
- Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Việt Nam: Hoạt động bền bỉ và thành công
- Dự báo thị trường thức ăn chăn nuôi toàn cầu
- Đồng Nai: Heo hơi tăng giá, đảm bảo nguồn cung Tết Nguyên đán 2025
- Khởi công xây dựng trạm trộn thức ăn chăn nuôi tại KCN công nghệ cao Mebi Farm
- Hợp quy TĂCN: Nặng hình thức và tốn kém!
- Nâng tầm giá trị thương hiệu sản phẩm, hàng hóa Việt Nam: Cần gỡ bỏ nút thắt
- “Chạy đua” xử lý các cơ sở chăn nuôi nằm ngoài vùng quy hoạch
- Ảnh hưởng của các mức selenomethionine đến chất lượng thịt và sự tích luỹ selen trong mô
Tin mới nhất
T5,26/12/2024
- Thừa Thiên Huế: Chủ động phòng, chống rét cho vật nuôi
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 24/12/2024
- Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Việt Nam: Hoạt động bền bỉ và thành công
- Dự báo thị trường thức ăn chăn nuôi toàn cầu
- Đồng Nai: Heo hơi tăng giá, đảm bảo nguồn cung Tết Nguyên đán 2025
- Khởi công xây dựng trạm trộn thức ăn chăn nuôi tại KCN công nghệ cao Mebi Farm
- Hợp quy TĂCN: Nặng hình thức và tốn kém!
- Nâng tầm giá trị thương hiệu sản phẩm, hàng hóa Việt Nam: Cần gỡ bỏ nút thắt
- “Chạy đua” xử lý các cơ sở chăn nuôi nằm ngoài vùng quy hoạch
- Ảnh hưởng của các mức selenomethionine đến chất lượng thịt và sự tích luỹ selen trong mô
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất