Hiện nay, tổng đàn bò trên địa bàn thành phố Hà Nội có 130 nghìn con. Năm 2017, Sở NN&PTNT triển khai việc lai tạo giống bò Wagyu trên đàn bò cái lai Zebu tại các huyện: Ba Vì, Quốc Oai, Gia Lâm, Sóc Sơn, Mê Linh… Đến nay, đã có khoảng 10 nghìn bê lai Wagyu được sinh ra (trọng lượng 24-28kg/con).
Đỗ Văn Xuất ở xã Tòng Bạt (huyện Ba Vì) cho biết, gia đình ông đang nuôi 9 con bò lai Wagyu. Nhìn chung, bò Wagyu thích nghi với điều kiện chăn nuôi ở Hà Nội. Bò sinh trưởng, phát triển tốt, phàm ăn, ít xảy ra dịch bệnh. Nếu bổ sung đầy đủ thức ăn tinh cho bò, khả năng tăng trọng của bò Wagyu đạt 500-800g/ngày, tạo hiệu quả kinh tế cao cho người chăn nuôi với giá bán mỗi con bê tăng 3-5 triệu đồng so với giống bò khác.
Theo đánh giá của Sở NN&PTNT Hà Nội, bò lai Wagyu nuôi khoảng 24,5 tháng trong điều kiện chưa có quy trình chuẩn, cho kết quả (sau mổ khảo sát) khá ấn tượng: Tỷ lệ thịt xẻ đạt 70,7%, tỷ lệ thịt tinh 48,5%… Tuy nhiên, theo Phó Giám đốc Trung tâm Phát triển nông nghiệp Hà Nội (Sở NN&PTNT Hà Nội) Hoàng Kim Vũ, do điều kiện kinh tế còn khó khăn nên người dân không chăn nuôi bò đến khi giết thịt mà chủ yếu bán bê ngay sau khi sinh ra, dẫn tới hiệu quả kinh tế chưa cao. Đa số hộ chăn nuôi sử dụng thức ăn tận dụng, chưa áp dụng chăn nuôi theo hướng công nghệ cao; mặt khác, tốc độ đô thị hóa nhanh nên diện tích đất trồng cỏ dần bị thu hẹp, dẫn tới nguồn thức ăn thô xanh hạn chế, mùa đông thường thiếu hụt nguồn thức ăn cho bò…
Để mở rộng vùng chăn nuôi bò thịt chất lượng cao, trong đó, đưa giống bò Wagyu vào sản xuất, theo ông Trần Văn Thắng – Giám đốc Công ty TNHH Phát triển thương mại Thắng Lợi (huyện Đan Phượng), thịt giống bò Wagyu có hàm lượng chất béo Omega 3 và Omega 6 cao, rất tốt cho sức khỏe. Vì vậy, các sở, ngành cần tham mưu thành phố có chính sách hỗ trợ người chăn nuôi và doanh nghiệp xây dựng chuỗi liên kết chăn nuôi – tiêu thụ sản phẩm thịt bò với thương hiệu thịt bò Wagyu mang chỉ dẫn địa lý của Hà Nội để gia tăng giá trị cho loại bò này…
Còn theo bà Hạ Thúy Hạnh, Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông quốc gia (Bộ NN&PTNT), hiệu quả bước đầu của chăn nuôi giống bò lai Wagyu đang góp phần tích cực vào tái cơ cấu ngành Nông nghiệp nói chung, tái cấu trúc chăn nuôi của Hà Nội nói riêng. Do đó, Hà Nội nên tiếp tục đầu tư xây dựng mô hình phát triển giống bò lai Wagyu theo hướng chiến lược là bò thịt chất lượng cao để các tỉnh, thành phố tham khảo; đồng thời, sớm xây dựng, hoàn thiện quy trình chuẩn nuôi bò lai F1 Wagyu để nâng cao chất lượng sản phẩm thịt bò. Bên cạnh đó, việc phát triển đàn bò Wagyu cần gắn với liên kết chuỗi để nâng cao hiệu quả, giúp người dân yên tâm sản xuất.
Về vấn đề này, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Nguyễn Huy Đăng khẳng định: Để giúp nông dân chăn nuôi bò Wagyu đạt hiệu quả cao, Sở tiếp tục tham mưu thành phố có chính sách đặc thù về đất đai, con giống; tăng cường hỗ trợ tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi, khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực phát triển chăn nuôi bò thịt trên địa bàn thành phố…
NGỌC QUỲNH
Nguồn: Hà Nội Mới
- giống bò mới li> ul>
- Thừa Thiên Huế: Chủ động phòng, chống rét cho vật nuôi
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 24/12/2024
- Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Việt Nam: Hoạt động bền bỉ và thành công
- Dự báo thị trường thức ăn chăn nuôi toàn cầu
- Khởi công xây dựng trạm trộn thức ăn chăn nuôi tại KCN công nghệ cao Mebi Farm
- Hợp quy TĂCN: Nặng hình thức và tốn kém!
- Nâng tầm giá trị thương hiệu sản phẩm, hàng hóa Việt Nam: Cần gỡ bỏ nút thắt
- “Chạy đua” xử lý các cơ sở chăn nuôi nằm ngoài vùng quy hoạch
- Ảnh hưởng của các mức selenomethionine đến chất lượng thịt và sự tích luỹ selen trong mô
- Bình Phước: Chuẩn bị heo thịt cho thị trường tết
Tin mới nhất
T5,26/12/2024
- Thừa Thiên Huế: Chủ động phòng, chống rét cho vật nuôi
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 24/12/2024
- Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Việt Nam: Hoạt động bền bỉ và thành công
- Dự báo thị trường thức ăn chăn nuôi toàn cầu
- Đồng Nai: Heo hơi tăng giá, đảm bảo nguồn cung Tết Nguyên đán 2025
- Khởi công xây dựng trạm trộn thức ăn chăn nuôi tại KCN công nghệ cao Mebi Farm
- Hợp quy TĂCN: Nặng hình thức và tốn kém!
- Nâng tầm giá trị thương hiệu sản phẩm, hàng hóa Việt Nam: Cần gỡ bỏ nút thắt
- “Chạy đua” xử lý các cơ sở chăn nuôi nằm ngoài vùng quy hoạch
- Ảnh hưởng của các mức selenomethionine đến chất lượng thịt và sự tích luỹ selen trong mô
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất