[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Một phần ba lượng thực phẩm được sản xuất phục vụ nhu cầu của con người trên toàn cầu bị thất thoát hoặc lãng phí. Đây là một tổn thất to lớn và khủng khiếp trong bối cảnh số người phải đối mặt với tình trạng đói ăn nghiêm trọng có thể tăng gấp đôi trong năm nay lên 265 triệu do COVID-19 theo Chương trình Lương thực Thế giới của Liên hợp quốc.
Đó là thông tin được đưa ra tại Hội nghị giới thiệu các công nghệ hỗ trợ giảm lãng phí thực phẩm và xử lý phụ phẩm trong sản xuất và chế biến thực phẩm do sứ quán Đan Mạch, Bộ NN&PTNT và tổ chức CRED tổ chức ngày 29/9/2020 tại Hà Nội.
Hội thảo đã tạo ra một diễn đàn để kết nối và tạo điều kiện trao đổi kinh nghiệm, kiến thức và công nghệ giữa các lãnh đạo và cán bộ quản lý ngành cũng như các chuyên gia, doanh nhân Đan Mạch và Việt Nam từ các ngành công nghiệp và chế biến thực phẩm như gạo, nuôi trồng thủy sản, thịt, sữa và trái cây…
Theo ông Kim Højlund Christensen – Trưởng Đại sứ quán Đan Mạch tại Việt Nam, thất thoát và lãng phí thực phẩm là một vấn đề nghiêm trọng trên toàn cầu, đặc biệt trong thời điểm hiện tại với đại dịch COVID-19”. Kết quả nghiên cứu cho thấy một phần ba lượng thực phẩm được sản xuất phục vụ nhu cầu của con người trên toàn cầu bị thất thoát hoặc lãng phí.Đây là một tổn thất to lớn và khủng khiếp trong bối cảnh số người phải đối mặt với tình trạng đói ăn nghiêm trọng có thể tăng gấp đôi trong năm nay lên 265 triệu do COVID-19 theo Chương trình Lương thực Thế giới của Liên hợp quốc.
Để sản xuất lượng thực phẩm bị thất thoát và lãng phí này, chúng ta phải sử dụng khoảng một phần tư tổng lượng nước dùng cho nông nghiệp toàn cầu, canh tác trên một diện tích đất rộng bằng diện tích Trung Quốc và gây ra 8% lượng khí thải nhà kính toàn cầu.
Tất cả các nguồn lực tự nhiên này đã bị lãng phí một cách không thể chấp nhận được, gây các áp lực không cần thiết lên trái đất của chúng ta. Đối với Đan Mạch, ngăn ngừa thất thoát và lãng phí thực phẩm đã trở thành ưu tiên quốc gia kể từ năm 2010.
Các chuyên gia Đan Mạch sẵn sàng chia sẻ những ý tưởng sáng tạo và công nghệ tiên tiến đã đạt được trong 10 năm qua để truyền cảm hứng không chỉ cho các nhà sản xuất và chế biến thực phẩm ở Việt Nam mà còn cho người tiêu dùng trong nước.
“Tôi hy vọng rằng chiến dịch này sẽ giúp nâng cao nhận thức và làm nổi bật tầm quan trọng sống còn của việc sản xuất và tiêu thụ thực phẩm có trách nhiệm trong việc hướng tới xây dựng một thế giới bền vững và thịnh vượng cho tất cả mọi người, ông Kim Højlund Christensen – Đại sứ Đan Mạch tại Việt Nam kì vọng.
Ông Phùng Đức Tiến, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT
Còn ông Phùng Đức Tiến, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT cho biết, Bộ luôn sẵn sàng và quyết tâm làm hết sức mình đóng góp cho nhiệm vụ quốc gia và toàn cầu chống lãng phí lương thực thực phẩm, đảm bảo an ninh lương thực thế giới và mục tiêu thiên niên kỷ đã đặt ra.
Năm 2018, Bộ trưởng Chính phủ Việt Nam đã phê duyệt Kế hoạch hành động quốc gia về “Không còn nạn đói ở Việt Nam đến năm 2025”. Một trong những mục tiêu của kế hoạch quốc gia là đến năm 2025 là “lương thực không bị thất thoát, lãng phí”.
Nhằm thực hiện những cam kết của Bộ NN&PTNT hiện thực, các lực lượng lao động và doanh nghiệp đóng vai trò vai trò tiên phong, chủ chốt trong đóng vai trò sản xuất, chế biến đảm bảo an ninh lương thực phẩm trong nước và xuất khẩu sang các thị trường khác.
Thứ trưởng Phùng Đức Tiến cũng cho biết thêm, Đan Mạch và Việt Nam có nhiều hợp tác quan trọng, một trong số đó là Thỏa thuận triển khai dự án Hợp tác Chiến lược ngành về an toàn thực phẩm do Đan Mạch tài trợ cho Bộ NN&PTNT và chương trình đang tiếp tục diễn ra tới năm 2022. Chương trình này đem lại dấu ấn quan trọng và ý nghĩa với Nông nghiệp Việt Nam. Thông qua Dự án đã giúp những cán bộ của ngành Nông nghiệp học tập được những kiến thức tiên tiến, hiện đại, làm nòng cốt xây dựng ngành nông nghiệp thông minh và bền vững.
Ông Võ Đại Minh Vũ – Giám đốc SKIOLD Việt Nam
Còn ông Võ Đại Minh Vũ – Giám đốc SKIOLD Việt Nam cho biết, SKIOLD là tập đoàn đa quốc gia, trụ sở chính tại Đan Mạch, với hơn 140 năm kinh nghiệm trong việc cung cấp giải pháp tổng thể, công nghệ cao cho ngành nông nghiệp, đảm bảo việc truy xuất nguồn gốc, cải thiện chất lượng lương thực, thực phẩm, đồng thời giảm hao hụt, thất thoát cũng như chi phí vận hành.
Cũng theo ông Võ Đại Minh Vũ, sự tăng trưởng về dân số và thu nhập trên thế giới, nhu cầu về thực phẩm có chất lượng tốt ngày càng tăng cao, từ đó quỹ đất nông nghiệp có hạn. Và để đáp ứng đủ nhu cầu lương thực của thế giới, cần tăng cao sản lượng, năng suất trong nông nghiệp.
Vì vậy, Skiold chung tay thực hiện mục tiêu thứ 12 của Liên hợp quốc bằng việc cung cấp các giải pháp công nghệ hiện đại nhằm tăng cườn an toàn thực phẩm, truy xuất nguồn gốc, giảm thiểu hao hụt, lãng phí trong quá trình xử lú, lưu trữ nguyên liệu.
Các giải pháp công nghệ của Skiold giúp giảm thiểu tiêu thụ và ô nhiễm nguồn nước, đảm bảo môi trường trường làm việc tốt nhất cho con người, tăng cường phục động vật, hướng tới sự phát triển bền vững của cộng đồng. Ví dụ, công nghệ chuồng trại chỉ tiêu dùng ¼ lượng nước trong chăn nuôi.
Các lĩnh vực kinh doanh của SKIOLD là chuỗi hoàn chỉnh từ cánh đồng tới trang trại:
1. Xử lý, lưu trữ, chế biến ngũ cốc và hạt giống (Công nghệ xử lý sau thu hoạch hiện đại, giảm thiểu hao hụt).
2. Nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi (Nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi quy mô từ lớn tới nhỏ)
3. Giải pháp tổng thể trang trại gà (Giải pháp cho trang trại gà thịt, gà đẻ, gà giống)
4. Giải pháp tổng thể trang trại heo (Giải pháp tổng thể về chuồng trại, thông gió và hệ thống cho ăn trang trại heo).
5. Giải pháp tổng thể trang trại bò (Giải pháp tổng thể về chuồng trại, thông gió và hệ thống ăn cho bò).
Cùng với đó, ông Võ Đại Minh Vũ cũng giới thiệu thêm về công nghệ xử lý sau thu hoạch với 4 công nghệ: Công nghệ dỡ lúa từ ghe, công nghệ làm sạch, công nghệ sấy, công nghệ trữ lúa trong silo và hệ thống điều khiển tự động – Skiold daniit với nhiều ưu điểm vượt trội giúp giảm thiểu hao hụt lương thực.
Tại hội thảo các đại biểu cũng được xem trình chiếu một số công nghệ của các công ty không tham gia do covid như Công ty Novozymes, Haarslev; và nghe các báo cáo về: Các phương pháp và kỹ thuật bảo quản lạnh của Công ty DC System Insulation, Fresh Q giữ thực phẩm tươi ngon bằng giải pháp vi sinh của Công ty Chr Hansen…
Trần Ngân
Thất thoát và lãng phí thực phẩm trên thế giới và ở Việt Nam
Theo khảo sát của CEL Consulting, công ty hàng đầu về cung cấp các giải pháp tư vấn, kỹ thuật, công nghệ và đào tạo trong lĩnh vực chuỗi cung ứng và vận hành thực hiệntại các vùng nông nghiệp lớn của Việt Nam, trung bình trong quý I năm 2018, một phần tư lượng thực phẩm sản xuất bị thất thoát trước khi thực sự đến được các nhà máy chế biến hoặc trung tâm phân phối. Tổng thiệt hại ước tính khoảng 8,8 triệu tấn, tương đương 3,9 tỷ USD (2% GDP Việt Nam hoặc 12% GDP ngành nông nghiệp Việt Nam).
Tại Việt Nam, tỷ lệ thất thoát ở nhóm rau quả là cao nhất,khoảng 32% sản lượng, tương đương với khoảng 7,3 triệu tấn rau quả bị thất thoát mỗi năm. Đối với ngành thịt, tỷ lệ thất thoát lên tới 14%, tương đương khoảng 694.000 tấn mỗi năm. Nhóm cá và thủy sản có tỷ lệ thất thoát khoảng 12% sản lượng, tương đương 804.000 tấn mỗi năm.
- Thừa Thiên Huế: Chủ động phòng, chống rét cho vật nuôi
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 24/12/2024
- Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Việt Nam: Hoạt động bền bỉ và thành công
- Dự báo thị trường thức ăn chăn nuôi toàn cầu
- Đồng Nai: Heo hơi tăng giá, đảm bảo nguồn cung Tết Nguyên đán 2025
- Khởi công xây dựng trạm trộn thức ăn chăn nuôi tại KCN công nghệ cao Mebi Farm
- Hợp quy TĂCN: Nặng hình thức và tốn kém!
- Nâng tầm giá trị thương hiệu sản phẩm, hàng hóa Việt Nam: Cần gỡ bỏ nút thắt
- “Chạy đua” xử lý các cơ sở chăn nuôi nằm ngoài vùng quy hoạch
- Ảnh hưởng của các mức selenomethionine đến chất lượng thịt và sự tích luỹ selen trong mô
Tin mới nhất
T5,26/12/2024
- Thừa Thiên Huế: Chủ động phòng, chống rét cho vật nuôi
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 24/12/2024
- Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Việt Nam: Hoạt động bền bỉ và thành công
- Dự báo thị trường thức ăn chăn nuôi toàn cầu
- Đồng Nai: Heo hơi tăng giá, đảm bảo nguồn cung Tết Nguyên đán 2025
- Khởi công xây dựng trạm trộn thức ăn chăn nuôi tại KCN công nghệ cao Mebi Farm
- Hợp quy TĂCN: Nặng hình thức và tốn kém!
- Nâng tầm giá trị thương hiệu sản phẩm, hàng hóa Việt Nam: Cần gỡ bỏ nút thắt
- “Chạy đua” xử lý các cơ sở chăn nuôi nằm ngoài vùng quy hoạch
- Ảnh hưởng của các mức selenomethionine đến chất lượng thịt và sự tích luỹ selen trong mô
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất