[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – DoctorPi – sản phẩm sử dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo (Artificial Intelligence – AI) và dữ liệu lớn (Big Data) để cung cấp các giải pháp hỗ trợ người chăn nuôi lợn. Với mong muốn góp phần vào gia tăng hiệu quả chăn nuôi, công ty startup của một nhóm nhà khoa học trẻ tại thành phố Hồ Chí Minh đã phát triển và cho ra đời ứng dụng DoctorPi. Giải pháp đầu tiên trong hệ thống được thử nghiệm tại các trang trại lợn ở tỉnh Gia Lai, có khả năng xác định nhanh chóng thân nhiệt của lợn chỉ trong thời gian ngắn (dưới 3 giây) và trong bán kính trong phạm vi 3m. Từ đó, người chăn nuôi có thể phát hiện sớm bệnh ở lợn để tách đàn và theo dõi đàn lợn, nhằm phòng chống và hạn chế tối đa rủi ro trong chăn nuôi.
Sự bùng nổ của dịch tả lợn châu Phi ở Việt Nam và trên thế giới đã gây thiệt hại vô cùng to lớn đến ngành chăn nuôi nói chung và nguồn cung ứng thịt lợn nói riêng. Với những dấu hiệu ban đầu khó nhận dạng, người chăn nuôi chỉ biết được khi triệu chứng đã rõ ràng. Lúc này, hầu hết đàn lợn đã suy yếu sức khỏe và mầm bệnh đã lây lan trên diện rộng. Theo các chuyên gia, việc xác định nhiệt ở giai đoạn ban đầu là yếu tố quan trọng để giúp nhận dạng nhanh lợn có dấu hiệu bất thường. Tuy nhiên, với những trang trại quy mô trên 1000 con thì việc kiểm tra thân nhiệt bằng nhiệt kế thông thường trở nên kém hiệu quả và rất mất thời gian.
Thấu hiểu điều đó, với sự tiếp cận của các phát triển công nghệ – đặc biệt là lĩnh vực thị giác máy tính (một nhánh của trí tuệ nhân tạo), các nhà nghiên cứu đã hợp tác với công ty Beinfive S.L (Tây Ban Nha) để cung cấp một giải pháp có thể hỗ trợ mang đầy ý nghĩa thiết thực đến người chăn nuôi. Giải pháp có khả năng “đo” nhiệt độ và dự đoán bất thường của lợn thông qua các thuật toán thông minh dựa trên dữ liệu từ máy ảnh cảm ứng nhiệt. Ngoài ra ứng dụng còn cung cấp các chức năng hữu ích khác như xác định độ ẩm, nhiệt độ môi trường, CO2 và NH3.
Những thông tin kể trên có đóng góp quan trọng, giúp theo dõi trình trạng của đàn lợn. Người chăn nuôi chỉ cần tải ứng dụng, kết nối thiết bị với điện thoại thông minh (smartphone) và đo thân nhiệt không xâm lấn trên lợn mà không phải trải qua các bước thực hiện phức tạp nào. Khi tiến hành đo thân nhiệt lợn, người chăn nuôi có thể lựa chọn linh hoạt các chế độ lợn nái, lợn thịt và lợn con. Màn hình sẽ xuất hiện với 3 dải màu, trong đó, màu đỏ là bất thường với nhiệt độ cao khi đưa gần đến lợn. Từ đây, người chăn nuôi có thể tách đàn hoặc theo dõi đặc biệt. Hiện nay, hệ thống đang hoàn thiện tính năng với các phiên bản có trên cả 2 ứng dụng Google Play (dành cho hệ điều hành Android) và App Store (dành cho hệ điều hành iOS).
Giải pháp nêu trên đã được thử nghiệm tại một số trại lợn thịt và lợn nái ở Gia Lai với kết quả phản hồi tích cực từ phía người chăn nuôi về sự hiệu quả và ý nghĩa trong kiểm soát, dự báo bất thường thân nhiệt. Những phản hồi và đóng góp đó chính là một trong những yếu tố quan trọng để các nhà nghiên cứu trẻ thúc đẩy tiến độ nhằm sớm công bố phiên bản chính thức đến khách hàng.
Đặc biệt giai đoạn sau lũ hiện nay, mầm bệnh đang là mối nguy hiểm có thể ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và phúc lợi của đàn lợn. Để đáp ứng nhu cầu cấp thiết đó, người chăn nuôi có thể liên hệ trực tiếp đến công ty để tiến hành đặt hàng thử nghiệm trong vòng 10 ngày.
“Nhanh chóng, thuận tiện và chính xác. Nó rất phù hợp với trại lợn với số lượng từ hơn 1000 con để theo dõi” – Anh Trần Hoa Nam – trang trại lợn nái và lợn thịt tại Gia Lai.
Bên cạnh đó, những sản phẩm ra mắt tiếp theo của công ty cũng hứa hẹn sẽ mang đến hiệu quả và ý nghĩa, đặc biệt là sản phẩm nâng cao chất lượng phúc lợi thông qua theo dõi hoạt động hằng ngày. Mô hình đang tiến hành thử nghiệm và cho thấy hiệu quả khi giúp tăng trưởng mỗi con từ 2-3kg (100.000 – 150.000 VNĐ/con) với chi phí rất thấp ( khoảng 1.000 – 2.000 VNĐ/con).
Với sứ mệnh là công ty tiên phong trong việc phát triển các giải pháp trí tuệ nhân tạo trên đối tượng lợn, RE-THINKING COMPANY đang tạo nên một hệ sinh thái AI, đảm bảo hỗ trợ tích cực trong chăn nuôi từ khâu quản lý nhân công (chấm công và hiệu quả làm việc), theo dõi chất lượng sống (mức độ hoạt động và ước tính tăng trưởng), môi trường trong và ngoài chuồng (thông qua thiết bị IoT – mạng lưới thiết bị kết nối Internet), nhận diện bất thường và đánh giá mức độ rủi ro ở lợn. Đây hứa hẹn sẽ là một trong những đột phá bùng nổ trong cuộc cách mạng 4.0, góp phần vào sự phát triển của ngành chăn nuôi của nước nhà.
P.V
Mọi chi tiết xin liên hệ: Công ty TNHH RE-THINKING
Địa chỉ: Số 09 Nguyễn Hữu Dật, quận Tân Phú, TP. Hồ Chí Minh
SĐT: 0926789683 và email: [email protected]
- rethinking li> ul>
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
- 13.624 khách tham quan triển lãm Vietstock 2024 và Aquaculture Vietnam 2024
- Vietstock sẽ trở lại vào tháng 10 năm 2025
- Mavin nhận giải thưởng danh giá về Trách nhiệm xã hội
- Thiết lập và tăng cường lá chắn miễn dịch cho lợn
- Hypor: Chăn nuôi heo bền vững từ con giống tốt
- Premier Tech đã mua lại Imeco
- BAF Việt Nam mua 5 doanh nghiệp nuôi heo tại Quảng Trị
- Perstorp Group bổ nhiệm Ian Atterbury làm người đứng đầu mảng Dinh dưỡng vật nuôi
- Khánh thành nhà máy ấp trứng gia cầm đầu tiên của Bel Gà tại miền Bắc
Tin mới nhất
CN,24/11/2024
- Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái
- Sản lượng lợn của Anh tháng 10/2024 tăng
- Nông dân sản xuất giỏi từ mô hình chăn nuôi dê
- Giới khoa học lo ngại ca H5N1 có dấu hiệu thích nghi với người
- Sắp diễn ra hội thảo, phổ biến áp dụng mô hình số trong quản lý tại các cơ sở chăn nuôi
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái
- Nông dân sản xuất giỏi từ mô hình chăn nuôi dê
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng lợn của Anh tháng 10/2024 tăng
- Giới khoa học lo ngại ca H5N1 có dấu hiệu thích nghi với người
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Đan Mạch sẽ trở thành quốc gia đầu tiên đánh thuế carbon với gia súc
- Anh xác nhận cúm gia cầm H5N1 ở một trại nuôi gia cầm thương mại
- FAO: Sản lượng ngũ cốc thế giới năm 2024 dự đoán sẽ giảm nhẹ 0,4%
- Pháp: Nâng mức nguy cơ dịch Cúm gia cầm từ trung bình lên cao
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
- 13.624 khách tham quan triển lãm Vietstock 2024 và Aquaculture Vietnam 2024
- Vietstock sẽ trở lại vào tháng 10 năm 2025
- Mavin nhận giải thưởng danh giá về Trách nhiệm xã hội
- Thiết lập và tăng cường lá chắn miễn dịch cho lợn
- Hypor: Chăn nuôi heo bền vững từ con giống tốt
- Premier Tech đã mua lại Imeco
- BAF Việt Nam mua 5 doanh nghiệp nuôi heo tại Quảng Trị
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất