Chiến lược phát triển chăn nuôi giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2045 (P3) - Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam
    • Giá heo (lợn) hơi miền Bắc từ 67.000 - 69.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Hà Nội 69.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Yên Bái 68.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Lào Cai 67.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Trung và Tây Nguyên từ 64.000 - 68.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Quảng Trị 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Nghệ An 67.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Ninh Thuận 66.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Nam từ 63.000 - 67.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Đồng Nai 67.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Cần Thơ 66.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Trà Vinh 63.000 đ/kg
    •  
  • Chiến lược phát triển chăn nuôi giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2045 (P3)

    [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Ngày 6/10/2020, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã ký Quyết định số 1520/QĐ-TTg Phê duyệt Chiến lược phát triển chăn nuôi giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2045. Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam xin trân trọng giới thiệu với quý độc giả toàn văn Chiến lược

    V. ĐỀ ÁN ƯU TIÊN

     

    1. Phát triển công nghiệp sản xuất giống vật nuôi.

     

    2.  Phát triển công nghiệp chế biến thức ăn.

     

    3. Phát triển công nghiệp chuồng trại và xử lý chất thải chăn nuôi.

     

    4. Phát triển công nghiệp giết mổ, chế biến và thị trường sản phẩm chăn nuôi.

     

    5. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đẩy mạnh hoạt động khoa học công nghệ, khuyến nông trong chăn nuôi và tăng cường năng lực quản lý nhà nước ngành chăn nuôi

     

    (Chi tiết tại Phụ lục đính kèm).

     

    VI. NGUỒN VỐN THỰC HIỆN

     

    1. Huy động nguồn vốn

     

    a, Nguồn ngân sách nhà nước cấp theo quy định.

     

    b, Lồng ghép trong các chương trình mục tiêu quốc gia, Chương trình mục tiêu, chương trình, kế hoạch, dự án khác.

     

    c, Nguồn vốn vay ưu đãi, vốn ODA (nếu có).

     

    d, Tổ chức, cá nhân đầu tư và các nguồn vốn huy động khác.

     

    1. Sử dụng hiệu quả nguồn vốn đầu tư chăn nuôi

     

    a, Ngân sách nhà nước ưu tiên đầu tư cho phát triển hạ tầng kỹ thuật phục vụ nghiên cứu, đào tạo nguồn nhân lực; nâng cao năng lực quản lý ngành chăn nuôi, thú y; kiểm soát dịch bệnh, vệ sinh an toàn thực phẩm; bảo tồn và phát triển nguồn gen giống vật nuôi bản địa, quy, hiếm; dự trữ sản phẩm chăn nuôi thiết yếu phù hợp với từng thời kỳ.

     

    b, Đẩy mạnh xã hội hóa, khuyến khích các tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước đầu tư vào các hoạt động sản xuất, kinh doanh lĩnh vực chăn nuôi, thú y, chế biến và thị trường tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi theo quy định của pháp luật.

     

    Điều 2. Tổ chức thực hiện

     

    1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành và địa phương tổ chức thực hiện Chiến lược; xây dựng các chương trình và đề án trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt; kiểm tra, giám sát, sơ kết, đánh giá kết quả thực hiện hàng năm và năm năm; đề xuất, kiến nghị, trình Thủ tướng Chính phủ quyết định những vấn đề phát sinh, vượt thẩm quyền, bổ sung, điều chỉnh Chiến lược phù hợp với điều kiện thực tiễn.

     

    2.  Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước theo chức năng chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn hoàn thiện các chính sách về đầu tư, tài chính, tín dụng để thực hiện có hiệu quả các mục tiêu và nội dung của Chiến lược.

     

    3. Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng và triển khai kế hoạch xây dựng tiêu chuẩn, quy chuẩn quốc gia; triển khai các giải pháp tăng cường nghiên cứu và ứng dụng khoa học và công nghệ phát triển chăn nuôi theo định hướng của Chiến lược.

     

    4. Bộ Công thương chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn triển khai các chính sách, giải pháp thúc đẩy thị trường, xúc tiến thương mại cho các sản phẩm chăn nuôi.

     

    5. Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển dông thôn hướng dẫn các địa phương lập phương án quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, bố trí quỹ đất cho chăn nuôi và chính sách về đất đai cho tổ chức, cá nhân thuê phát triển chăn nuôi, xây dựng cơ sở giết mổ, bảo quản, chế biến công nghiệp và kiểm soát môi trường trong chăn nuôi.

     

    6. Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng và chỉ đạo triển khai chương trình đào tạo nghề, chuyển đổi nghề cho người chăn nuôi và chính sách hỗ trợ chuyển đổi nghề cho những người chăn nuôi không còn khả năng chăn nuôi hoặc có nhu cầu chuyển đổi sang lĩnh vực kinh doanh khác thuận lợi hơn.

     

    7. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tổ chức xây dựng và thực hiện Chiến lược chăn nuôi phù hợp với điều kiện địa phương.

     

    Phụ lục Đề án ưu tiên thực hiện chiến lược phát triển chăn nuôi giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2045

     

    (Kèm theo quyết định số 1520/QĐ-TTg) ngày 06/10/2020 của Thủ tướng Chính phủ)

     

    1. Phát triển công nghiệp sản xuất vật nuôi

     

    a, Mục tiêu

     

    Nâng cao năng lực sản xuất giống vật nuôi có năng suất, chất lượng cao, giống vật nuôi đặc sản đáp ứng nhu cầu sản xuất chăn nuôi trong nước và đẩy mạnh xuất khẩu.

     

    b, Nội dung

     

    • Tăng cường năng lực cho các cơ sở nuôi giữ giống gốc, cơ sở nghiên cứu, cơ sở khảo nghiệm, kiểm định chất lượng giống; nghiên cứu, ứng dụng công nghệ cao, công nghệ tiên tiến, công nghệ mới, công nghệ sinh học và tiếp thu nhanh các tiến bộ kĩ thuật mới để sản xuất giống và phát triển chăn nuôi.

     

    • Khai thác và phát triển nguồn gen giống vật nuôi bản địa theo hướng sản xuất hàng hóa có hiệu quả gắn với du lịch sinh thái; hỗ trợ xây dựng thương hiệu, chỉ dẫn địa lý cho các giống vật nuôi bản địa có chất lượng cao, có lợi thế.

     

    • Quản lý và sản xuất giống vật nuôi theo hình tháp gắn với mã định danh quốc gia.

     

    • Xây dựng và nhân rộng các mô hình khuyến nông hiệu quả về giống vật nuôi mới.

     

    2. Phát triển công nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi

     

    a. Mục tiêu

     

    Phát huy tiềm năng sẵn có, tăng cường hơn nữa năng lực sản xuất, chế biến thức ăn chăn nuôi có trong nước bảo đảm chất lượng, an toàn thực phẩm và hạ giá thành sản phẩm, giảm thiểu việc nhập nguyên liệu thức ăn chăn nuôi.

     

    b. Nội dung

     

    • Đẩy nhanh tốc độ đổi mới công nghệ trong sản xuất và quản lý thức ăn chăn nuôi; xây dựng cơ sở dữ liệu, phần mềm truy xuất nguồn gốc và quản lý bảo đảm chất lượng và an toàn thực phẩm thức ăn chăn nuôi.

     

    • Phát triển mạnh công nghiệp chiết xuất, công nghệ sinh học trong sản xuất các chế phẩm vi sinh, thảo dược thay thế kháng sinh và phụ gia trong thức ăn chăn nuôi.

     

    • Hiện đại hóa hệ thống hạ tầng kho cảng và logistics phục vụ xuất, nhập khẩu và sản xuất, kinh doanh thức ăn chăn nuôi.

     

    • Thúc đẩy nhanh việc chuyển một phần diện tích đất nông nghiệp sang trồng cỏ, cây nguyên liệu thức ăn chăn nuôi. Phát triển công nghiệp chế biến, bảo quản nâng cao giá trị sử dụng nguồn phụ phẩm nông nghiệp, công nghiệp làm nguyên liệu thức ăn chăn nuôi.

     

    3. Phát triển công nghiệp chuồng trại và xử lý chất thải chăn nuôi

     

    a. Mục tiêu

     

    • Hiện đại hóa trang thiết bị và công nghệ chuồng trại đáp ứng yêu cầu phát triển chăn nuôi an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh, thân thiện với môi trường và đối xử nhân đạo với vật nuôi.

     

    • Nâng cao năng lực xử lý chất thải chăn nuôi bảo vệ môi trường và sử dụng có hiệu quả nguồn chất thải chăn nuôi.

     

    b. Nội dung

     

    • Chú trọng đầu tư nghiên cứu, thiết kế, phát triển công nghiệp phụ trợ chế tạo, sản xuất trang thiết bị chuồng trại hiện đại, đồng bộ kiểm soát tốt vi khí hậu chuồng nuôi và hạn chế ô nhiễm môi trường.

     

    • Đổi mới công nghệ về quy trình và chuồng trại chăn nuôi theo hướng tự động hóa cao nhất với công nghệ chuồng kín và nhiệt đới hóa tối đa với công nghệ chuồng hở nhằm giảm thiểu thấp nhất nhũng tác động bất lợi của ngoại cảnh đối với vật nuôi, cũng như những hệ lụy do ngành chăn nuôi gây ra với môi trường.

     

    • Khuyến khích nghiên cứu, ứng dụng công nghệ cao, công nghệ tiên tiến, công nghệ mới để xử lý chất thải chăn nuôi, sản xuất phân bón hữu cơ và chế phẩm sinh học từ nguồn chất thải chăn nuôi.

     

    • Phát triển mô hình chăn nuôi tuần hoàn, nâng cao hiệu quả kinh tế sinh thái chăn nuôi.

     

    4. Phát triển công nghiệp giết mổ, chế biến và thị trường sản phẩm chăn nuôi

     

    a. Mục tiêu

     

    • Nâng cao năng lực giết mổ, chế biến, đa dạng hóa sản phẩm chăn nuôi bảo đảm an toàn thực phẩm, an toàn dịch bệnh, nâng cao chất lượng và giá trị gia tăng của sản phẩm chăn nuôi.

     

    • Đẩy mạnh xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường sản phẩm

     

    b. Nội dung

    • Sắp xếp lại hệ thống cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm theo hướng tập trung, công nghiệp; đầu tư đồng hộ trang, thiết bị hiện đại và xây dựng cơ sở hạ tầng kết nối cơ sở giết mổ tập trung với cơ sở chế biến sản phẩm chăn nuôi.

     

    • Đầu tư xây dựng hệ thống nhận dạng, truy xuất động vật và cơ sở hạ tầng kỹ thuật, đổi mới công nghệ phục vụ bảo quản, chế biến tập trung công nghiệp, chợ đầu mối, trung tâm đáu giá gắn với vùng chăn nuôi tập trung, vùng an toàn dịch bệnh.

     

    • Tổ chức xây dựng các chuỗi liên kết và phát triển hệ thống logistics phục vụ chế biến, thương mại sản phẩm chăn nuôi, bảo đảm an toàn thực phẩm, nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm chăn nuôi.

     

    • Mở rộng và nâng cao hiệu quả các chương trình xúc tiến thương mại sản phẩm chăn nuôi.

     

    1. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đẩy mạnh hoạt động hoa học – công nghệ, khuyến nông trong chăn nuôi và tăng cường năng lực nhà nước ngành chăn nuôi.

     

    a. Mục tiêu

     

    Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, hiệu quả hoạt động khoa học – công nghệ, khuyến nông và năng lực quản lý ngành chăn nuôi đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.

     

    b. Nội dung

     

    • Tăng cường cơ sở vật chất theo hướng hiện đại, đồng bộ; nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ giảng dạy, nghiên cứu khoa học và nguồn nhân lực chăn nuôi, thú y đáp ứng yêu cầu phát triển và hội nhập quốc tế.

     

    • Rà soát, sắp xếp các cơ sở đào tạo, nghiên cứu khoa học theo hướng tinh gọn, hiệu quả. Nâng cao hiệu quả hoạt động nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ; nghiên cứu xây dựng và hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật.

     

    • Đẩy mạnh chuyển giao và phát triển mô hình chăn nuôi tiên tiến phù hợp với từng đối tượng vật nuôi và vùng sinh thái.

     

    • Nâng cao năng lực quản lý nhà nước, quản trị ngành chăn nuôi từ trung ương tới địa phương.

     

                                                    HẾT      

    Để lại comment của bạn

    Bình luận mới nhất

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Theo UBND xã Minh Châu – Ba Vì – Hà Nội, xác định lợi thế về đất đai, khí hậu nên những năm qua đã đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp là chính, trong đó xã tập trung đến phát triển chăn nuôi bò sinh sản, bò thịt. […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Trong bối cảnh bệnh Dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đã xảy ra tại TP Hồ Chí Minh, thành phố càng nỗ lực thực hiện các biện pháp kiểm soát chăn nuôi, giết mổ và tiêu thụ gắt gao. Hơn nữa, khảo sát một đêm tại thị trường […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Anh Trần Văn Toản, ở khu vực Bình Yên B, phường Long Hòa, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ là người đầu tiên ở Đồng bằng sông Cửu Long mở trang trại nuôi chim công rất thành công mà cho thu nhập hơn 200 triệu đồng/năm.   1/ […]

    • Giống chim này có khả năng thích ứng cao với điều kiện khí hậu ở nước ta, tỷ lệ nuôi sống đạt 94-99%.

    • Để đàn gà sinh trưởng phát triển tốt có tỷ lệ sống cao cần thực hiện tốt kỹ thuật úm gà con

    • Việt Nam cùng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ… là những nước đã nuôi trồng thành công đông trùng hạ thảo.

    • Gà vảy cá được mệnh danh là “mỹ kê” đã được nhiều đại gia Việt sẵn sàng chi tiền triệu để hữu cặp gà vảy cá đẹp.

    • Cừu chính là loài vật nuôi thích hợp với những điều kiện khắc nghiệt của vùng đất Ninh Thuận.

    • Nghề nuôi chim cút đẻ hiện đang phổ biến ở rất nhiều hộ gia đình tại các địa phương và mang lại hiệu quả kinh tế khá.

    • Tỉnh Phú Thọ với địa hình đa dạng: nhiều gò, đồi thấp, dải đồng bằng thuận lợi cho chăn nuôi, trong đó, có chăn nuôi gà lông màu.