[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Các sản phẩm khoa học công nghệ của Viện Chăn nuôi đã góp phần tăng giá trị cho người chăn nuôi từ 12 000 – 15 000 tỷ đồng mỗi năm.
Đó là thông tin được đưa ra tại “Hội nghị Khoa học và Công nghệ giai đoạn 2018-2020” do Viện Chăn nuôi tổ chức ngày 25/11/2020 tại Hà Nội.
Toàn cảnh Hội nghị
Hội nghị có sự tham gia của đại diện Bộ Nông nghiệp&PTNT, Bộ Khoa học Công nghệ, Bộ Công an; các Trường, Viện Nghiên cứu; Sở Nông nghiệp &PTNT các tỉnh; các Hội, Hiệp hội chăn nuôi; các trang trại, doanh nghiệp có hoạt động về lĩnh vực chăn nuôi, chế biến, giết mổ; các đơn vị trực thuộc Viện chăn nuôi trên toàn quốc…
TS Phạm Công Thiếu – Viện trưởng Viện Chăn nuôi, Chủ tịch Hội dồng Khoa học và Công nghệ Viện Chăn nuôi
Phát biểu khai mạc Hội nghị, TS Phạm Công Thiếu – Viện trưởng Viện Chăn nuôi, Chủ tịch Hội dồng Khoa học và Công nghệ Viện Chăn nuôi cho biết, khoa học công nghệ là yếu tố quan trọng đã, đang và sẽ trở thành lực lực lượng chính thúc đẩy sản xuất. Khoa học công nghệ đóng góp 30-35% trong sản xuất nông nghiệp ở nước ta. Nhờ có khoa học công nghệ mà tốc độ tăng trưởng ngành chăn nuôi duy trì từ 5-6%/năm, góp phần giúp tăng trưởng nông nghiệp; bảo đảm an ninh dinh dưỡng quốc gia cho gần 100 triệu người Việt và khoảng 15 triệu khách du lịch (trước khi có covid -19).
Khoa học công nghệ đã thúc đẩy chăn nuôi từ nhỏ sang quy mô lớn, theo chuỗi khép kín từ giống, dinh dưỡng, chăn nuôi, chế biến sản phẩm chăn nuôi. Hàng năm, các đơn vị của Viện đã cung cấp cho thị trường 14-16 triệu con gà giống ông bà và bố mẹ các loại; trên 2 triệu con vịt, ngan giống các loại; từ 800.000-1.000.000 liều tinh trâu, bò chất lượng cao (chiếm trên 40% thị phần cả nước); trên 25.000 lợn giống bố mẹ (chuyển giao trực tiếp) và 100.000 con lợn bố mẹ (thông qua chuyển giao lợn giống ông bà).
“Các sản phẩm khoa học và công nghệ này đã góp phần tăng giá trị cho người chăn nuôi ước tính từ 12 000-15 000 tỷ mỗi năm”, TS Phạm Công Thiếu nhấn mạnh.
Phát biểu tại hội nghị, ông Nguyễn Văn Trọng (Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi) cho biết, ngành chăn nuôi thời gian qua đã có những bước phát triển mạnh, trong đó có sự đóng góp của Viện Chăn nuôi.
Ông Nguyễn Văn Trọng (Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi) phát biểu tại Hội nghị
Thời gian tới, theo ông Nguyễn Văn Trọng, Viện Chăn nuôi ngoài nghiên cứu về giống, thức ăn, quy trình chăn nuôi, cần chú trọng đến nghiên cứu chăn nuôi thích ứng với biến đổi khí hậu, chăn nuôi công nghệ cao, ứng dụng công nghệ sinh học; nghiên cứu chăn nuôi theo chuỗi giá trị (giống, thức ăn, chăn nuôi, giết mổ, chế biến, bảo quản); nghiên cứu theo đơn đặt hàng của doanh nghiệp và liên kết với các đơn vị khác để cùng nghiên cứu. Cùng với đó, Viện cần phối hợp chặt chẽ hơn với doanh nghiệp để các sản phẩm nghiên cứu được đưa ra thực tiễn sản xuất và giúp người chăn nuôi được tiếp cận với các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới.
TS Chu Mạnh Thắng (Trưởng phòng Khoa học, Đào tạo và Hợp tác quốc tế, tổng thư kí Hội đồng Khoa học & Công nghệ Viện Chăn nuôi) trình bày tại Hội nghị
Cũng trong hội nghị, TS Chu Mạnh Thắng (Trưởng phòng Khoa học, Đào tạo và Hợp tác quốc tế, tổng thư kí Hội đồng Khoa học & Công nghệ Viện Chăn nuôi) đã trình bày về kết quả nghiên cứu Khoa học và Công nghệ giai đoan 2018-2020 của Viện Chăn nuôi.
Theo TS Chu Mạnh Thắng, số lượng nhiệm vụ khoa học công nghệ của Viện đã tăng lên từ 139 nhiệm vụ (2018) lên 147 nhiệm vụ năm 2020. Năm 2020, Viện có 13 nhiệm vụ cấp Nhà nước; 86 nhiệm vụ cấp Bộ và 48 nhiệm vụ hợp tác với các doanh nghiệp, địa phương.
Giai đoạn 2018-2020, Viện đã có những thành tựu nổi bật đó là:
1. Có 21 tiến bộ kỹ thuật (chiếm 87,5% tổng TBKT lĩnh vực chăn nuôi) với 5 dòng/giống lợn mới; 9 dòng gà, 8 dòng vịt,1 dòng ong và các quy trình, giải pháp dinh dưỡng.
2. Đạt 07 Giải thưởng Bông lúa vàng 2018 với 2 giống lợn; 2 dòng vịt; 1 dòng gà; 01 Tinh trâu đông lạnh dạng cọng rạ nhãn hiệu VINALICA và 01 Giải pháp sử dụng chế phẩm thảo dược IAS-1 và IAS-2 trong TACN để sản xuất thị lợn an toàn.
3. Có 17 giống vật nuôi mới năm 2019: 06 giống gà, 04 giống vịt, 02 giống ngan, 01 giống Ngỗng và 04 giống lợn.
Đông đảo các đại biểu tham dự Hội nghị
Thời điểm tái đàn sau dịch Viện Chăn nuôi lưu giữ khoảng 1.300 lợn nái cụ kỵ, ông bà, chiếm 1 – 1,5% tổng đàn lợn cụ kỵ, ông bà của cả nước, đã cung cấp chủ yếu con giống, lợn nái, lợn đực ra thị trường. Viện tiếp tục Nghiên cứu khai thác và phát triển các giống lợn Hương, Hạ Lang…; chọn lọc nâng cao lợn Cỏ, lợn Mẹo…; sử dụng lợn nội để lai tạo các giống lợn phục vụ chăn nuôi theo hướng hữu cơ , đặc sản (các nhiệm vụ hợp tác với Quế Lâm), chăn nuôi thích ứng biến đổi khí hậu…
Các dòng gà lai lông màu, hướng thịt: VCN/TP-TN, VCN/TP-RiTN, VCN/TP-RiTP, VBT1, LV, VP1, VP2, VP3,VP4,VP5, CLV… có KLCT lúc xuất bán cao hơn (15-25%), chi phí chăn nuôi rẻ hơn (5%) gà bố mẹ. Gà VCN-HAH cung cấp thịt gà đen đặc sản, kháng bệnh tốt, chăn nuôi theo hướng đặc sản. Các dòng/giống vịt cao sản chuyên thịt do Viện chọn tạo chiếm khoảng 65% thị phần cung cấp con giống khu vực đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long.
Dòng vịt chuyên thịt V52, V57, V22, V27 và con lai; Star 53, VCN/TP-SHST53, MT1, MT2, MT3, TS132, TS142 có khối lượng cơ thể, tỷ lệ thịt xẻ và cơ ức cao, tăng trọng nhanh. Các dòng vịt chuyên trứng TC1, TC2, TC3, TC4 có NST 260-290 quả/mái/52tuần đẻ. Giống vịt Biển 15 – Đại Xuyên: Phù hợp với các tỉnh ven biển, cửa sông, có thể nuôi nước ngọt. Giống ngỗng Xám có NST: 34 quả/mái/19 tuần đẻ, KLCT 12 tt 5,0 – 6,0 kg/con.
Các tổ hợp lai hướng thịt giữa bò lai Senepol, Brahman, Red Angus, DroughtMaster, BBB, cho năng suất chất lượng cao. Viện đã cung ứng ra thị trường >700.000 liều tinh trâu, bò, dê đông lạnh cọng rạ, chiếm 50-70% thị phần cả nước.
Nghiên cứu chọn lọc trâu giống tốt làm tăng khối lượng cơ thể đàn con từ 12-17% so với đại trà. Sản xuất tinh trâu đông lạnh, phát triển công tác thụ tinh nhân tạo trâu trên khắp các tỉnh thành trong cả nước,
Cùng với đó, Viện đã lai tạo dê 3 máu BBC (Boer x Bách thảo x Cỏ) Khối lượng trưởng thành đạt 50-60kg; dê chuyên sữa Saanen có năng suất sữa trung bình 2,8-3,2 lít/ngày. 2 giống cừu Suffort-VCN, Dopper-VCN và các tổ hợp cừu lai Dopper x Phan Rang có năng suất cao từ 20 – 25% cừu nội. Tạo con lai ngựa đua với ngựa Westfale, ngựa Oldenbger. Bảo tồn và khai thác nguồn gen ngựa bạch quí hiếm.
Cùng với đó, Viện cũng bảo tồn, lưu giữ 26 nguồn gen vật nuôi; hơn 200 liều tinh lợn Ỉ; nguồn tinh của 07 quần thể lợn bản địa và 5 nguồn gen ong. Điều tra bổ sung bảo tồn và lưu giữ được 10 nguồn gen vật nuôi. Khai thác và phát triển cho 17 nguồn gen vật nuôi bản địa Việt Nam.
Về công nghệ sinh sản, Viện đã xây dựng quy trình đông lạnh phôi invivo và invitro; thụ tinh ống nghiệm và xác định giới tính của phôi. Sản xuất thành công tinh lợn, tinh trâu, tinh dê, tinh ngựa đông lạnh dạng cọng rạ. Tạo được phôi bò và lợn bằng công nghệ cloning tế bào soma; cấy truyền phôi ở lợn. Chia tách phôi bò sữa.
Về công nghệ gen động vật, Viện đã phân tích đa hình các gen liên quan đến các tính trạng sx của vật nuôi; đánh giá đa dạng di truyền; mối liên kết giữa gen và tính trạng để phục vụ công tác chọn, tạo giống vật nuôi. Xây dựng được phương pháp xác định mối quan hệ huyết thống ở quần thể bò dựa trên chỉ thị ADN.
Về định hướng chung, Viện Chăn nuôi sẽ đổi mới công tác nghiên cứu theo hướng kết hợp nghiên cứu cơ bản và đẩy mạnh các nghiên cứu chuyển giao. Xã hội hoá hoạt động nghiên cứu theo hướng lấy doanh nghiệp làm trung tâm, các hộ chăn nuôi là vệ tinh.
Một số hình ảnh khác tại Hội nghị:
PGS TS Nguyễn Văn Đức (Trưởng Ban Khoa học Công nghệ – Hội Chăn nuôi Việt Nam) trình bày báo cáo tham luận: Công tác giống vật nuôi tại Việt Nam
GS TS Lã Văn Kính báo cáo tham luận: “Thách thức và định hướng nghiên cứu dinh dưỡng thức ăn chăn nuôi của Việt Nam” tại Hội nghị.
Lãnh đạo Viện Chăn nuôi tặng hoa cảm ơn các nhà tài trợ cho Hội nghị
Trong khuôn khổ hội nghị, Viện Chăn nuôi cũng bố trí khu vực gian hàng trưng bày các sản phẩm của các đơn vị thuộc Viện và các doanh nghiệp tài trợ. Trong ảnh là gian hàng của Công ty Thuốc Thú y Toàn Thắng
Gian hàng của Công ty VMC Việt Nam
Lãnh đạo Hội Chăn nuôi Việt Nam chụp ảnh lưu niệm với lãnh đạo Trung tâm Nghiên cứu gia cầm Thụy Phương.
HÀ NGÂN
Hội nghị Khoa học và Công nghệ giai đoạn 2018-2020 của Viện Chăn nuôi kéo dài trong hai ngày 25&26/11/2020. Sau buổi khai mạc sáng 25/11/2020, Hội nghị chia thành thành nhiều tiểu ban chuyên đề như: Di truyền – Giống vật nuôi; Dinh dưỡng và thức ăn chăn nuôi; Công nghệ sinh học, Thú y, Kinh tế, Môi trường và Kỹ thuật khác.
Các đơn vị tài trợ Hội nghị đó là: Công ty Cổ phần Sữa Ba Vì, Công ty VMC Việt Nam, Công ty Thuốc Thú y Toàn Thắng, Công ty Giống gia cầm Cao Khanh.
- Hội chăn nuôi thỏ Việt Nam: Định hướng, mở rộng cơ hội phát triển cho ngành chăn nuôi thỏ trong năm 2025
- Thừa Thiên Huế: Chủ động phòng, chống rét cho vật nuôi
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 24/12/2024
- Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Việt Nam: Hoạt động bền bỉ và thành công
- Dự báo thị trường thức ăn chăn nuôi toàn cầu
- Đồng Nai: Heo hơi tăng giá, đảm bảo nguồn cung Tết Nguyên đán 2025
- Khởi công xây dựng trạm trộn thức ăn chăn nuôi tại KCN công nghệ cao Mebi Farm
- Hợp quy TĂCN: Nặng hình thức và tốn kém!
- Nâng tầm giá trị thương hiệu sản phẩm, hàng hóa Việt Nam: Cần gỡ bỏ nút thắt
- “Chạy đua” xử lý các cơ sở chăn nuôi nằm ngoài vùng quy hoạch
Tin mới nhất
T5,26/12/2024
- Hội chăn nuôi thỏ Việt Nam: Định hướng, mở rộng cơ hội phát triển cho ngành chăn nuôi thỏ trong năm 2025
- Thừa Thiên Huế: Chủ động phòng, chống rét cho vật nuôi
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 24/12/2024
- Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Việt Nam: Hoạt động bền bỉ và thành công
- Dự báo thị trường thức ăn chăn nuôi toàn cầu
- Đồng Nai: Heo hơi tăng giá, đảm bảo nguồn cung Tết Nguyên đán 2025
- Khởi công xây dựng trạm trộn thức ăn chăn nuôi tại KCN công nghệ cao Mebi Farm
- Hợp quy TĂCN: Nặng hình thức và tốn kém!
- Nâng tầm giá trị thương hiệu sản phẩm, hàng hóa Việt Nam: Cần gỡ bỏ nút thắt
- “Chạy đua” xử lý các cơ sở chăn nuôi nằm ngoài vùng quy hoạch
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất