Giá lợn hơi giảm mạnh làm nhiều hộ chăn nuôi nhỏ lẻ thua lỗ do trước đó phải mua giống giá cao. Hơn 1 tháng nay, giá lợn hơi xuống mức 65.000 – 66.000 đồng/kg. Với giá bán này, hộ chăn nuôi nhỏ lẻ cầm chắc thua lỗ do trước đó phải mua giống giá cao gấp đôi so với bình thường.
Do phải mua lợn giống giá cao gấp đôi so với bình thường nên các hộ chăn nuôi nhỏ bị thua lỗ
Chi phí cao
Sau đợt dịch tả lợn châu Phi (DTLCP), ông Kim Văn Dương ở thôn Tiền, xã Hiệp Lực (Ninh Giang) có ý định từ bỏ nuôi lợn nhỏ lẻ vì hiệu quả kinh tế không cao. Thế nhưng do giá lợn liên tiếp tăng và đạt mức kỷ lục 100.000đồng/kg nên ông lại tái đàn. Đầu tháng 6, ông nhờ thương lái quen mua giúp 10 con lợn giống ở trại gần nhà với giá 2,8 triệu đồng/con. Kỳ vọng bán được lợn với giá cao nhưng đúng đợt xuất bán thì giá bất ngờ giảm mạnh. Lợn đã đạt trọng lượng xuất chuồng, trong khi một số hộ nuôi lân cận xuất hiện tình trạng lợn ốm chết rải rác. Nếu giữ thì nguy cơ lợn nhiễm bệnh rất cao nên ông đành bán rẻ 50.000đồng/kg, với 10 con lợn ông lỗ 15 triệu đồng. “Hiện nay, dịch bệnh và giá cả bấp bênh, nuôi lợn nhỏ lẻ như gia đình tôi khó tồn tại”, ông Dương nói.
Chị Phạm Thanh Hoa ở thôn Xuyên Thành, xã Tân Trường (Cẩm Giàng) cũng đang ăn không ngon ngủ không yên vì hơn 100 con lợn thịt đã đến ngày xuất bán nhưng giá lại đang thấp. Chị Hoa cho biết: “Với giá lợn hơi dưới 70.000 đồng/kg thì trang trại của gia đình tôi cầm chắc lỗ. Tôi muốn đợi thêm một thời gian nữa xem giá lợn có tăng lên không”. Trang trại của chị Hoa đang nuôi khoảng 300 con lợn thịt. Trước khi xảy ra DTLCP, trang trại tự chủ nguồn cung con giống do có đàn lợn nái. Nhưng sau đợt dịch, gia đình chị phải nhập hoàn toàn giống từ bên ngoài với giá 3,5 triệu đồng/con 10 kg, cộng với các loại chi phí tăng thêm như thuốc sát trùng, phòng bệnh… làm chi phí chăn nuôi tăng cao.
Khi chưa xảy ra DTLCP, mỗikg lợn hơi có giá khoảng 37.000 đồng, nhưng sau khi DTLCP xuất hiện thì chi phí chăn nuôi tăng lên do giá con giống, thức ăn chăn nuôi, thuốc sát trùng… tăng. Cụ thể, với các trang trại lớn tự cung cấp được con giống thì khoảng 50.000 đồng/kg, trong khi tại các hộ nuôi nhỏ lẻ tăng lên 70.000 đồng/kg do chịu thêm giá giống cao. Giá lợn hơi ở các tỉnh khu vực miền Bắc đang ở mức thấp nhất cả nước và thấp nhất trong vòng 1 năm qua. Với mức giá này, các hộ nuôi nhỏ sẽ lỗ khoảng 500.000 đồng/con lợn 1 tạ. Càng nuôi lâu, số tiền lỗ càng tăng lên.
Bấp bênh
Một thời gian khá dài sau DTLCP, giá lợn hơi tăng chóng mặt, ngành chăn nuôi gặp nhiều biến động. Cùng với đó, giá lợn giống cũng tăng cao gấp đôi so với mức thông thường. Không chỉ tăng cao, lợn giống còn khó mua do hơn một nửa đàn lợn nái trong tỉnh đã bị tiêu hủy trong đợt DTLCP. Số lượng lợn nái còn lại chủ yếu ở các cơ sở chăn nuôi tập trung, ít bán con giống ra ngoài. Có thời điểm giá con giống từ 3,5 – 3,7 triệu đồng/con.
Giá lợn hơi bắt đầu giảm mạnh do nguồn cung dần phục hồi, cơ bản đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Một nguyên nhân nữa làm giá lợn ở khu vực miền Bắc xuống thấp do DTLCP tái phát ở một số tỉnh, thành phố trong khu vực. Tỉnh ta tuy chưa phát hiện ổ dịch bệnh nào nhưng cũng xuất hiện tình trạng lợn chết rải rác chưa rõ nguyên nhân. Lợn chết chủ yếu ở các trang trại chăn nuôi nhỏ lẻ, không đủ điều kiện để áp dụng các biện pháp chăn nuôi tập trung. Các hộ nuôi nhỏ lẻ cần thận trọng khi “găm hàng” chờ lợn tăng giá hoặc có phương án cụ thể khi tái đàn. Các gia trại nhỏ lẻ vẫn tiềm ẩn nguy cơ tái phát dịch bệnh.
Việc giá lợn hơi giảm mạnh được kỳ vọng sẽ giúp người tiêu dùng có thể sử dụng các sản phẩm thịt lợn trong nước với mức giá hợp lý, đặc biệt trong dịp Tết Nguyên đán sắp tới. Nhưng mức giảm như hiện nay lại là nỗi lo của nhiều hộ chăn nuôi nhỏ lẻ.
Theo Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh, sau DTLCP, số lượng hộ chăn nuôi nhỏ lẻ giảm tới 60%. Dù giảm nhiều so với trước nhưng người nuôi khó có thể bỏ hoàn toàn. Để chăn nuôi nhỏ lẻ vẫn tồn tại được, các hộ nên cùng bắt tay xây dựng chuỗi liên kết theo hướng an toàn, phát triển bền vững hơn. Từ đó, từng bước chuyển đổi từ chăn nuôi nhỏ lẻ sang nuôi tập trung nhằm bảo đảm an toàn dịch bệnh và hạ giá thành sản phẩm.
TRẦN HIỀN
Nguồn: Báo Hải Dương
- người nuôi nhỏ lẻ li> ul>
- Hội chăn nuôi thỏ Việt Nam: Định hướng, mở rộng cơ hội phát triển cho ngành chăn nuôi thỏ trong năm 2025
- Thừa Thiên Huế: Chủ động phòng, chống rét cho vật nuôi
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 24/12/2024
- Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Việt Nam: Hoạt động bền bỉ và thành công
- Dự báo thị trường thức ăn chăn nuôi toàn cầu
- Đồng Nai: Heo hơi tăng giá, đảm bảo nguồn cung Tết Nguyên đán 2025
- Khởi công xây dựng trạm trộn thức ăn chăn nuôi tại KCN công nghệ cao Mebi Farm
- Hợp quy TĂCN: Nặng hình thức và tốn kém!
- Nâng tầm giá trị thương hiệu sản phẩm, hàng hóa Việt Nam: Cần gỡ bỏ nút thắt
- “Chạy đua” xử lý các cơ sở chăn nuôi nằm ngoài vùng quy hoạch
Tin mới nhất
T5,26/12/2024
- Hội chăn nuôi thỏ Việt Nam: Định hướng, mở rộng cơ hội phát triển cho ngành chăn nuôi thỏ trong năm 2025
- Thừa Thiên Huế: Chủ động phòng, chống rét cho vật nuôi
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 24/12/2024
- Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Việt Nam: Hoạt động bền bỉ và thành công
- Dự báo thị trường thức ăn chăn nuôi toàn cầu
- Đồng Nai: Heo hơi tăng giá, đảm bảo nguồn cung Tết Nguyên đán 2025
- Khởi công xây dựng trạm trộn thức ăn chăn nuôi tại KCN công nghệ cao Mebi Farm
- Hợp quy TĂCN: Nặng hình thức và tốn kém!
- Nâng tầm giá trị thương hiệu sản phẩm, hàng hóa Việt Nam: Cần gỡ bỏ nút thắt
- “Chạy đua” xử lý các cơ sở chăn nuôi nằm ngoài vùng quy hoạch
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất