Hà Nội đi đầu cả nước về lai tạo, phát triển giống bò F1 BBB đem lại hiệu quả cao cho người chăn nuôi, nâng chất lượng, tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm.
Cục Chăn nuôi (Bộ NN-PTNT) đề nghị lấy Hà Nội làm mô hình điểm chuyển giao công nghệ lai tạo bò BBB cho các tỉnh, thành. Giao Công ty CP Giống gia súc Hà Nội tiếp nhận đàn bò đực giống do Học viện Nông nghiệp Việt Nam và Cục Chăn nuôi nhập khẩu về chăm sóc, nuôi dưỡng.
Công ty CP Giống gia súc Hà Nội được UBND TP Hà Nội cho phép xây dựng trung tâm sản xuất tinh bò chất lượng cao nhằm chủ động nguồn tinh cung cấp cho Hà Nội và các tỉnh, thành cả nước. Việc sản xuất tinh bò BBB thành công tại công ty đã giảm 70% chi phí thụ tinh nhân tạo, lai tạo giống bò BBB so với trước đây sử dụng tinh bò nhập khẩu.
Bò BBB thuần chủng.
Dự án đã tăng năng suất đàn bò thịt lai tạo so với các giống lai trước đây từ 25 – 30%, nâng cao kỹ thuật chăn nuôi bò thịt cho nông hộ. Khảo sát thịt bò BBB qua các lứa tuổi 18 tháng, 21 tháng và 24 tháng có hiệu quả, chất lượng thịt và tỷ lệ thịt xẻ thịt tinh cao nhất. Tỷ lệ thịt xẻ đạt từ 59 – 60%, thịt tinh đạt 50 – 51%.
Dự án đã tạo ra trên 120.000 việc làm cho hộ dân chăn nuôi, bước đầu đưa chăn nuôi bò thịt thành nghề sản xuất hàng hóa tại nông thôn và chia thành từng công đoạn mang tính chuyên canh cao như: Chăn nuôi bò sinh sản để sản xuất bê F1 BBB giống, nuôi bò vỗ béo bê từ sau cai sữa đến giết mổ… tạo thêm việc làm, tăng thu nhập cho dẫn tinh viên, kỹ thuật viên dự án. Giảm thiểu tình trạng nông dân không có việc di chuyển vào trong thành phố kiếm việc làm. Từ đó xây dựng vùng, nguồn nguyên liệu cho việc cung cấp thực phẩm sạch, chất lượng cao cho người tiêu dùng Hà Nội.
Dự án góp phần tăng thu nhập cho người nông dân khi tham gia dự án và chăn nuôi bò, bê F1 BBB thêm từ 10 – 12 triệu đồng/1 bê F1 BBB sau cai sữa (so với bê giống thịt khác cùng tháng tuổi). Từ đó cải thiện và nâng cao đời sống của hộ chăn nuôi và người dịch vụ liên quan (kỹ thuật viên thụ tinh nhân tạo, nhân viên thú y, dịch vụ thức ăn…). Hình thành đội ngũ thương lái hỗ trợ nông dân trong việc tiêu thụ bò, bê F1.
Hộ nông dân và lao động nông thôn được tiếp cận với tiến bộ kỹ thuật trong chăn nuôi bò thịt cao sản, được đào tạo tập huấn và có thể chăn nuôi bò thịt theo phương thức thâm canh tăng năng suất… mang tính sản xuất hàng hóa. Phát triển bò thịt lai BBB góp phần chuyển đổi cơ cấu giống vật nuôi theo hướng hiệu quả, tăng thu nhập, cải thiện đời sống hộ chăn nuôi.
Đối với doanh nghiệp, đã áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào chăn nuôi bò thịt, chuyển giao cho bà con nông hộ. Xây dựng vùng chuyên canh chăn nuôi bò thịt tại Hà Nội và các tỉnh phụ cận làm nguồn cung cấp bò thịt chất lượng cao chăn nuôi đúng quy trình phục vụ nhu cầu của người tiêu dùng Thủ đô. Cung cấp con giống, tinh bò cao sản cũng như các dịch vụ liên quan đến chăn nuôi bò thịt BBB cho hộ nông dân. Làm dịch vụ cầu nối giữa người chăn nuôi và các công ty thực phẩm để hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm bò thịt F1 BBB.
Về tác động đối với môi trường: Các hộ dân qua tập huấn, tuyên truyền nắm được quy trình chế biến, tận dụng nguồn phụ phẩm nông nghiệp (thân cây ngô, rơm tươi…) sử dụng trong chăn nuôi, giảm tình trạng đốt rơm, rạ, phụ phẩm nông nghiệp gây ô nhiễm môi trường. Đàn bò tham gia dự án được tập trung quản lý, kiểm soát lai tạo giống cũng như dịch bệnh.
Bò BBB thuần chủng gốc Bỉ:
Tinh sản xuất tại Việt Nam: Chất lượng tốt, đậu thai cao. Bò có màu xanh đen, trắng hoặc lốm đốm, cơ bắp phát triển, khỏe mạnh, phàm ăn, kháng bệnh tốt, lớn nhanh, thích nghi tốt với điều kiện chăn nuôi tại Việt Nam. Giá bán cao. Thịt thơm ngon, mềm, tỷ lệ thịt xẻ từ 66 – 70%. Khối lượng trưởng thành: Bò đực 1.100 – 1.500kg, bò cái 600 – 800kg.
PV
Báo Nông Nghiệp Việt Nam
- bò thịt bbb li> ul>
- Sắp diễn ra hội thảo, phổ biến áp dụng mô hình số trong quản lý tại các cơ sở chăn nuôi
- 529 cơ sở chăn nuôi được công nhận an toàn đối với bệnh Dịch tả heo Châu Phi
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
Tin mới nhất
T7,23/11/2024
- Sắp diễn ra hội thảo, phổ biến áp dụng mô hình số trong quản lý tại các cơ sở chăn nuôi
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất