[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Nhớ lại lần trước về đây, chúng tôi đã tiếp xúc với khá nhiều người dân sinh sống xung quanh rừng tràm Mỹ Phước (thuộc Lâm trường Mỹ Phước, huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng). Đa phần hộ dân có cuộc sống khó khăn do không có đất sản xuất, phải làm thuê quanh năm. Lần trở lại này, cuộc sống của họ đã thực sự đổi thay từ mô hình nuôi ong tràm lấy mật.
Mô hình nuôi ong tràm của anh Trần Sỹ Hồng
Ong tràm là đầu cơ nghiệp
Lâm trường Mỹ Phước có 2.100 ha chuyên trồng tràm tập trung tại Khu căn cứ Tỉnh ủy Sóc Trăng. Rừng tràm này có tuổi đời trên 70 năm được bảo vệ khá nghiêm ngặt để phòng chống cháy rừng và nạn đánh bắt hàng chục loại động vật quý hiếm, trong đó mật và nhụy bông tràm là rất lớn đủ sức cung ứng nhu cầu lấy mật những đàn ong có mật độ dày đặc. Tậndụng tiềm năng thiên nhiên trên, từ năm 2019 đến nay, chính quyền địa phương đã mở rộngmô hình nuôi ong tràm lấy mật đã và đang mang lại kết quả cao.
Anh Trần Sỹ Hồng, ngụ ấp Phước An A, xã Mỹ Phước, người tiên phong thực hiện mô hình này cho biết: “Tôi và nhiều hộ dân sống cạnh rừng tràm đã lâu nhưng nghèo vẫn hoàn nghèo vì không có đất sản xuất. Từ khi Nhà nước khuyến khích mô hình nuôi ong tràm với nhiều chính sách ưu đãi, đời sống đã rất ổn định. Đáng mừng là mật ong rừng tràm ở đây nhiều và chất lượng khá cao nên dễ tiêu thụ trên thị trường lắm”.
Anh Hồng kể thêm: ban đầu nguồn ong giống phải mua tận huyện Cù Lao Dung ( Sóc Trăng) nay đã tự sản xuất được ong giống. Khi tham gia mô hình nhà nước sẽ tài trợ 50% kinh phí đầu tư ban đầu. Bản thân anh Hồng đã thiết kế 40 thùng nuôi ong tràm với kích thước ngang 60 cm, dài 50 cm, cao 40 cm. Bình quân mỗi thùng nuôi mất khoảng 2 triệu đồng. Lợi thế hiếm hoi mà không phải địa phương nào cũng có được là do có nguồn tràm qui mô lớn dẫn đến lượng phấn và mật từ hoa tràm rất dồi dào, phong phú, chất lượng cao. Cách nuôi này vừa hiệu quả lại không phải mất chi phí đầu tư thức ăn.
Thùng nuôi ong được đặt ở nơi thoáng mát, yên tĩnh
Mô hình hay đã và đang được nhân rộng
Theo các hộ nuôi ong tràm tại xã Mỹ Phước, mô hình này đáp ứng cùng lúc rất nhiều yếu tố như: không phải mất diện tích nuôi lớn như một số động vật khác; không phải bỏ vốn lớn đầu tư ban đầu để làm chuồng trại; được nhà nước hỗ trợ 50% chi phí ban đầu; không tốn chi phí thức ăn mỗi ngày. Bên cạnh đó, người nuôi có nguồn thu nhập quạnh năm bởi khoảng 10 ngày là có thể lấy mật ong. Tuy nhiên mật ong trong mùa nắng có chất lượng tốt hơn mùa mưa (dễ bị chua nên khó bảo quản lâu dài).
Để đạt hiệu quả cao cần làm thùng nuôi ong ở nơi thoáng mát, yên tĩnh vốn là đặc điểm cá biệt của chúng. Song song đó cần vệ sinh sach sẽ thường xuyên các “kèo” ông (nơi ong về làm mật). Quan trọng nhất khi đem ong giống về nuôi cần ổn định vị trí đặt các thùng để ong định vị đường bay, không dịch chuyển vị trí các thùng trong quá trình nuôi để ong không đi sai đường, vào sai tổ chất lượng không cao. Đó là chưa kể việc chúng tận diệt nhau.
Anh Trần Sỹ Hồng cung cấp một số tin vui: “Năm 2019, từ 40 thùng nuôi ong tràm lấy mật, với giá bán từ 350.000 đến 400.000 đồng/lít, sau khi trừ hết chi phí, tôi còn lãi gần 100 triệu đồng chỉ với diện tích 150 m2 để đặt thùng. Năm 2020 này, dự kiến tôi sẽ lãi trên 120 triệu bởi lượng mật nhiều hơn năm trước và giá bán đã tăng thêm từ 15 đến 20% so với năm 2019”.
Ông Nguyễn Minh Sang, Chủ tịch Hội Nông dân xã Mỹ Phước cho biết: “Mô hình nuôi ong hiện nay bước đầu phát triển tương đối tốt, hiệu quả; trong thời gian tới chúng tôi sẽ nhân rộng mô hình thoát nghèo bền vững này đến các hộ dân, đặc biệt là những hộ cạnh rừng tràm. Chúng tôi khuyến cáo hàng chục hộ đang nuôi phải giữ vững thương hiệu mật ong “ Mỹ Phước” làm cơ sở phát triển sản phẩm đặc trưng mang lại hiệu quả kinh tế rất cao này”.
Trương Thanh Liêm
- ong tràm li>
- nuôi ong tràm li>
- mô hình nuôi ong tràm li> ul>
- Thừa Thiên Huế: Chủ động phòng, chống rét cho vật nuôi
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 24/12/2024
- Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Việt Nam: Hoạt động bền bỉ và thành công
- Dự báo thị trường thức ăn chăn nuôi toàn cầu
- Khởi công xây dựng trạm trộn thức ăn chăn nuôi tại KCN công nghệ cao Mebi Farm
- Hợp quy TĂCN: Nặng hình thức và tốn kém!
- Nâng tầm giá trị thương hiệu sản phẩm, hàng hóa Việt Nam: Cần gỡ bỏ nút thắt
- “Chạy đua” xử lý các cơ sở chăn nuôi nằm ngoài vùng quy hoạch
- Ảnh hưởng của các mức selenomethionine đến chất lượng thịt và sự tích luỹ selen trong mô
- Bình Phước: Chuẩn bị heo thịt cho thị trường tết
Tin mới nhất
T5,26/12/2024
- Thừa Thiên Huế: Chủ động phòng, chống rét cho vật nuôi
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 24/12/2024
- Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Việt Nam: Hoạt động bền bỉ và thành công
- Dự báo thị trường thức ăn chăn nuôi toàn cầu
- Đồng Nai: Heo hơi tăng giá, đảm bảo nguồn cung Tết Nguyên đán 2025
- Khởi công xây dựng trạm trộn thức ăn chăn nuôi tại KCN công nghệ cao Mebi Farm
- Hợp quy TĂCN: Nặng hình thức và tốn kém!
- Nâng tầm giá trị thương hiệu sản phẩm, hàng hóa Việt Nam: Cần gỡ bỏ nút thắt
- “Chạy đua” xử lý các cơ sở chăn nuôi nằm ngoài vùng quy hoạch
- Ảnh hưởng của các mức selenomethionine đến chất lượng thịt và sự tích luỹ selen trong mô
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất