Tập đoàn BioMar (Đan Mạch) đã xác nhận việc ký một thỏa thuận, mua lại phần lớn hoạt động kinh doanh thức ăn thủy sản của Việt Úc. Thông qua việc mua lại này, BioMar sẽ thiết lập mối quan hệ đối tác với một trong những tập đoàn thủy sản hàng đầu tại Việt Nam hoạt động trong các trại sản xuất tôm giống, trại sản xuất cá giống và nuôi tôm.
Tham vọng của BioMar là phát triển thị trường cho các sản phẩm thức ăn thủy sản cao cấp tập trung vào tính bền vững, truy xuất nguồn gốc, chất lượng.
“Việc mua lại tùy thuộc vào sự chấp thuận theo thông lệ của các cơ quan có thẩm quyền”, thông cáo báo chí của BioMar cho hay.
Ông Carlos Diaz, Giám đốc điều hành BioMar Group cho rằng, qua mối hợp tác này, BioMar mở ra cánh cửa quan trọng vào thị trường Việt Nam, một trong những quốc gia sản xuất tôm hàng đầu thế giới với sản lượng gần 500.000 tấn tôm.
“Xem xét tình hình hoạt động và sự nhanh nhạy của ngành tôm Việt Nam trong thập kỷ qua và ít nhất là trong năm đại dịch vừa qua, tôi chắc chắn rằng thị trường này có tiềm năng tăng trưởng rất lớn ”, ông Carlos Diaz nói.
Từ trái sang: Ông Trần Quốc Tuấn, COO Việt Úc; ông Calos Diaz, CEO BioMar và ông Michael Gammelgaard, giám đốc phát triển kinh doanh toàn cầu BioMar (Nguồn: BioMar).
Còn theo FeedNavigator, tháng 4/2020, hai đơn vị trên đã ký một biên bản ghi nhớ liên quan đến việc BioMar dự định trở thành chủ sở hữu một phần và tham gia vào hoạt động nhà máy thức ăn chăn nuôi của Việt Úc.
BioMar nói với FeedNavigator rằng, họ đã sẵn sàng theo đuổi vị thể trong lĩnh vực thức ăn tôm cao cấp tại Việt Nam.
Trong khi đó, một đại diện của Việt Úc đã xác nhận với SeafoodSource vào ngày 03/03 rằng, thỏa thuận hợp tác nêu trên được ký kết vào ngày 02/03.
Giao dịch này theo sau một thỏa thuận không ràng buộc pháp lý mà hai bên đã ký vào 04/2020.
Theo biên bản ghi nhớ đó, BioMar sẽ trở thành cổ đông lớn của Việt Úc và sẽ vận hành nhà máy sản xuất thức ăn thủy sản tại tỉnh Bến Tre. Phía Việt Úc từ chối cung cấp thêm thông tin chi tiết về thương vụ này.
Theo website của Việt Úc, ông Lương Thanh Văn hiện là Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty.
Năm 1982, ông sang Úc khi 19 tuổi.
Hai năm sau đó, ông khởi nghiệp kinh doanh từ một cửa hàng may đo và sau đó phát triển thành doanh nghiệp sản xuất gia công hàng may mặc với đội ngũ hơn 300 công nhân.
Đến năm 1988, ông Thanh Văn mạnh dạn đầu tư vào lĩnh vực rửa hình – khởi điểm là cửa hàng rửa hình trong 1 giờ đầu tiên tại bang Victoria, Úc và doanh nghiệp của ông tăng trưởng mạnh trên cả nước, trở thành 1 trong 3 doanh nghiệp tráng rửa phim lớn nhất nước Úc, sản xuất 5 triệu cuộn phim mỗi năm thời điểm đó.
Đến năm 2000, hãng này chiếm giữ 50% thị phần, áp dụng công nghệ xử lý hình ảnh tự động mới nhất từ Đức và ba năm sau, họ mua lại doanh nghiệp xử lý ảnh Kodak mà trước đó là đối thủ lớn nhất của mình.
Đến năm 2004, doanh nhân này đã sở hữu doanh nghiệp gia công xử lý ảnh có nhiều đại lý nhất nước Úc đạt mốc doanh thu 50 triệu USD mỗi năm, với mạng lưới 6.000 đại lý bao phủ trên cả nước.BioMar được thành lập từ năm 1962 và tham gia vào việc phát triển thức ăn và dịch vụ kỹ thuật cho tôm từ năm 2012.
Tổng doanh thu năm 2020 của Tập đoàn này là 11.649 DKK, tăng 4% so với năm liền kê và EBITDA đạt 972 triệu DKK (1 USD= 6.23 DKK).
Tập đoàn Việt Úc được thành lập từ năm 2001, từ một trại giống đầu tiên tại Bình Thuận và đến nay, được cho là doanh nghiệp sản xuất tôm giống lớn nhất Việt Nam với tổng công suất sản xuất hơn 50 tỷ con giống/năm và đáp ứng hơn 30% thị phần tôm giống cả nước.
Tập đoàn có hệ thống các công ty thành viên trải dài khắp cả nước gồm 9 công ty sản xuất tôm giống tại Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Bến Tre, Bình Thuận, Ninh Thuận, Bình Định, Nghệ An, Quảng Ninh; 4 khu nuôi: Khu Nuôi tôm Siêu thâm canh công nghệ cao trong nhà kính với diện tích hơn 1.000 hecta Bạc Liêu, Bình Định và Quảng Ninh và 1 nhà máy chế biến thức ăn tại Bến Tre, 1 khu sản xuất cá tra giống công nghệ cao tại An Giang với diện tích 104 hecta.
HỒNG PHÚC
Báo Đầu Tư
- thức ăn chăn nuôi li>
- Tập đoàn BioMar li> ul>
- Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái
- Sản lượng lợn của Anh tháng 10/2024 tăng
- Nông dân sản xuất giỏi từ mô hình chăn nuôi dê
- Giới khoa học lo ngại ca H5N1 có dấu hiệu thích nghi với người
- Sắp diễn ra hội thảo, phổ biến áp dụng mô hình số trong quản lý tại các cơ sở chăn nuôi
- 529 cơ sở chăn nuôi được công nhận an toàn đối với bệnh Dịch tả heo Châu Phi
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
Tin mới nhất
CN,24/11/2024
- Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái
- Sản lượng lợn của Anh tháng 10/2024 tăng
- Nông dân sản xuất giỏi từ mô hình chăn nuôi dê
- Giới khoa học lo ngại ca H5N1 có dấu hiệu thích nghi với người
- Sắp diễn ra hội thảo, phổ biến áp dụng mô hình số trong quản lý tại các cơ sở chăn nuôi
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất