[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Trong những năm qua, ngành chăn nuôi gia cầm đã có những bước phát triển nhảy vọt với sản lượng trứng, thịt không ngừng tăng. Đạt được những thành tựu đó là do ngành chăn nuôi gia cầm Việt Nam đã tiếp thu nhanh những tiến bộ khoa học công nghệ nghệ mới trên thế giới kết hợp với nghiên cứu trong nước.
Đối với giống gà
Theo Cục Chăn nuôi, các tiến bộ kỹ thuật về giống gà như gà Ác lai VT2: tổ hợp là lông màu TP41 và TP421; tổ hợp lai giữa gà Hồ và gà Lương Phượng; gà Mía lai Lương Phượng, gà Redbro lai với TP2 và TP3, tổ hợp lai giữa gà H’ Mông và gà Ai Cập; gà Ri vàng rơm (VCN); gà Ri lai R10; gà hướng trứng VCN/BT-AG1… đã được chuyển giao vào sản xuất chăn nuôi gia cầm trong phạm vi cả nước. Các tổ hợp lai có năng suất và chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu của người chăn nuôi cả nước.
Các công ty lớn trên thế giới đều áp dụng công nghệ khai thác ưu thế lai do nhân giống theo hệ thống giống hình tháp 4 cấp cụ kỵ (GGP)- ông bà (GP) – bố mẹ (PS) – thương phẩm (C). Các giống gà thịt tốt của thế giới, đó là các giống gà AA (Arbor Acres), ISA, Ross, Avian, Lohmann, Cobb… đều có ở Việt Nam. Tuy nhiên, Việt Nam nhập giống chủ yếu từ công đoạn ông bà (GP) hoặc bố mẹ (PS) về để sản xuất ra con giống thương phẩm thường được gọi là broiler.
Gà thịt
Gà thịt lông trắng nuôi 39-42 ngày đạt 2,5-2,7 kg, tiêu tốn 1,9-2,0 kg thức ăn/kg tăng trọng; nuôi 45-49 ngày 3,0-3,3kg, tiêu tốn 2,1-2,2kg thức ăn/kg tăng khối lượng cơ thể. Các năm gần đây, sản xuất gà công nghiệp chuyên thịt 110-115 triệu con/năm, với tổng sản lượng 310-320 ngàn tấn/năm.
Với công nghệ giống gà công nghiệp lông trắng, các công ty có vốn đầu tư nước ngoài FDI chiếm khoảng 80% thị phần ở công đoạn giống nuôi bố mẹ và ông bà để sản xuất ra con giống thương phẩm 1 ngày tuổi. Ở công đoạn nuôi gà thịt thương phẩm thì công ty nước ngoài cũng chiếm tỷ lệ cao theo phương thức nuôi gia công hoặc bán trực tiếp tới người chăn nuôi.
Gà thịt công nghiệp lông màu, khai thác ưu thế lai chủ yếu công đoạn bố mẹ, rất ít ở công đoạn ông bà. Nuôi 56-70 ngày tuổi, đạt 1,8-2,1 kg/con; tiêu tốn thức ăn 2,6-2,8kg/kg tăng khối lượng cơ thể. Việt Nam nắm giữ trên 9%% phân khúc thị trường này.
Gà lai giữa gà trống Mía, trống gà chọi, trống H’Mông, trống Ri lai với gà mái lông màu ngoại nhập như Lương Phượng, Sasso… đang phát triển tốt. Công thức này chủ yếu 1 công đoạn nuôi gà bố mẹ đẻ sản xuất con thương phẩm. Gà nuôi 90-110 ngày cho khối lượng từ 1,5-1,9kg; tiêu tốn 3,0-3,1kg thức ăn/kg tăng khối lượng cơ thể. Chủ yếu nuôi theo phương thức bán chăn thả (ví dụ gà đồi Yên Thế, Bắc Giang). Việt Nam nắm giữ 100% phân khúc thị trường này.
Gà công nghiệp chuyên trứng
Các giống gà chuyên trứng nổi tiếng thế giới như gà ISA Brown, Brown Nick, Hisex Brown, Babcock B380, Hyline, Lohhmann Brown… đã và đang được nuôi ở nước ta.
Về khâu giống, chủ yếu Việt Nam nhập giống bố mẹ và nhân giống đàn thương phẩm chuyên đẻ trứng, cũng có nhập ông bà nhưng rất ít.Việt Nam đưa ra quy trình chăm sóc nuôi dưỡng thích hợp trong điều kiện nóng ẩm của Việt Nam, đồng thời đưa ra công thức chế biến thức ăn phù hợp các lứa tuổi. Thị trường này sản xuất ra khoảng 16-17 triệu gà con 1 ngày tuổi/năm, khoảng 13-14 triệu gà vào đẻ, cuối kỳ khoảng 11-12 triệu con/năm, năng suất trứng 300-310 quả/mái/76 tuần tuổi. Tiêu tốn 1,4-1,5kg thức ăn/10 quả trứng.
Các giống gà này ở nước ta sản xuất được 3,3-3,5 tỷ quả trứng/năm. Ngoài ra, giống gà địa phương, thường được gọi là gà ta, ước tính có khoảng trên 150 triệu con thương phẩm/năm, sản lượng thịt khoảng 280 ngàn tấn, giá trị thị trường khoảng 2.000 tỷ đồng vẫn được chăn nuôi theo phương thức truyền thống.
Thủy cầm
Các dòng vịt chuyên thịt cao sản T5 và T6, vịt chuyên thịt T51 và T61, M14, SM2, SD1, SD2, MT1 và MT2; các dòng ngan R71, R551, RT34, RT56, RT78, VS752 và VS 572; tổ hợp giữa ngan và vịt SM, R71 và M14; vịt siêu trứng TC, PT-Đại Xuyên và ngan RT9 và RT11 đã được công nhận tiến bộ kỹ thuật. Các tiến bộ kỹ thuật này đã được ứng dụng rộng rãi trong chăn nuôi thủy cầm trên phạm vi cả nước. Hàng năm, đã cung cấp cho thị trường 1.559.225 con; ngan giống 229.795 con; trứng các loại 12.097.754 quả.
Vịt chuyên thịt CV Super M được nhập lần đầu vào nước ta từ năm 1989. Sau này còn nhập thêm các giống mới STAR 53, STAR 76, M14, M15. Theo ước tính, hiện nay tại các tỉnh phía Nam có 48 triệu con sản xuất ra/năm, phía Bắc có 30 triệu con/năm vịt thương phẩm. Lúc 42 ngày tuổi vịt nặng 2,5-2,7kg/con, tiêu tốn 2,3-2,4 kg/thức ăn/kg khối lượng cơ thể. Việt Nam hiện nay có số lượng thủy cầm đứng thứ 2 thị trường thế giới và 89% là vịt thịt.
Các giống địa phương được gọi là vịt ta, vịt cỏ, vịt bầu… trước đây là chủ lực trong chăn nuôi vịt của Việt Nam nhưng do năng suất thấp nên số lượng các giống đã suy giảm, hiện nay còn rất ít. Riêng đối với giống vịt Cỏ chúng chúng ta đã chọn được dòng vịt Cỏ có năng suất trứng đạt 250-260 quả/mái/năm và đã lai tạo ra được vịt chuyên trứng TC có năng suất đạt 280-290 quả/mái/năm là giống vịt có năng suất trứng vịt cao nhất hiện nay.
Một số giống vịt chuyên trứng được nhập vào Việt Nam và nuôi nhiều là Triết Giang và một số ít vịt Khakicambell. Các giống này có năng suất trứng 250-290 quả/mái/năm. Vịt đã được phát triển ra các tỉnh thành trong cả nước.
Vịt kiêm dụng: đã nhập giống vịt Biển, có thể sống và cho năng suất cao ở vùng nước mặn (ven biển và hải đảo), nuôi thịt 2 tháng tuổi đạt 2,8-3kg/con. Bằng công nghệ lai tạo đã tạo ra được giống vịt PT để phục vụ bà cho chăn nuôi ở trung du và miền núi, vịt nuôi 2 tháng tuổi đật khối lượng 2,5-2,8kg/con.
Các dòng ngan cao sản R551, R71 (dòng nhẹ cân, trung bình và nặng cân), 12 tuần tuổi ngan thương phẩm đạt 2,6-3kg/con mái, 4,5-5,5kg/con trống, tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng là 2,8-3,0kg. Đặc biệt công nghệ thụ tinh nhân tạo đã áp5dụng thành công ở Việt Nam để lai tạo con Mullard (con lai ngan – vịt), tỷ lệ phôi khi thụ tinh nhân tạo đạt trên 80%, con lai sử dụng theo hai hướng nuôi lấy thịt đến 10 tuần tuổi đạt 3,6-4kg, nuôi nhồi để lấy gan béo đạt khối lượng gan bình quân 500g/con, đây là sản phẩm kinh tế cao.
Định hướng trong áp dụng tiến bộ kỹ thuật, công nghệ mới trong chăn nuôi gia cầm
Theo Cục Chăn nuôi, đối với giống gà công nghiệp thịt lông trắng và gà chuyên trứng cao sản: tiếp tục phối hợp với các công ty lớn trên thế giới, lựa chọn công thức nuôi thích hợp nhận sản xuất cấp ông bà (GP), bố mẹ (PS) và sản xuất gà thương phẩm (C).
Đối với gà thịt công nghiệp lông màu và gà thả đồi cần hình thành các công thức hình tháp 4 cấp: cụ kỵ – ông bà – bố mẹ – thương phẩm.
Đối với giống vịt: tạo các dòng vịt có chất lượng trứng cao để phục vụ xuất khẩu trứng muối, các dòng vịt thích ứng với biến đổi khí hậu, quan tâm đến công nghệ chăn nuôi đảm bảo an toàn sinh học, tránh ô nhiễm môi trường và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
HƯƠNG GIANG
- chăn nuôi gia cầm li> ul>
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
- Tham vấn kỹ thuật phân tích chuỗi giá trị và đánh giá rủi ro trong chăn nuôi heo
Tin mới nhất
T6,22/11/2024
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
- Tham vấn kỹ thuật phân tích chuỗi giá trị và đánh giá rủi ro trong chăn nuôi heo
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất