[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam} – HealthyFarm, một trong những chuỗi bán lẻ kinh doanh theo hướng bền vững ở Việt Nam, vừa mới ban hành chính sách về nâng cao phúc lợi động vật trang trại trong chuỗi cung ứng, cam kết chỉ bán trứng gà từ phương thức sản xuất không sử dụng chuồng lồng (cage-free).
Chính sách này nằm trong hợp tác với Humane Society International (HSI), một tổ chức quốc tế hoạt động trong lĩnh vực phúc lợi động vật. HealthFarm cam kết hợp tác và hỗ trợ mạng lưới các nông hộ chăn nuôi gà đẻ trứng để mang lại cuộc sống tốt đẹp cho ít nhất 10,000 gà mái trong năm nay và sẽ nhân rộng mô hình thí điểm trong những năm tiếp theo.
Thành lập năm 2016 tại Đà Nẵng, Việt Nam, HealthyFarm là một doanh nghiệp xã hội tập trung vào mảng thực phẩm bền vững, bao gồm các thực hành nông nghiệp thuận theo tự nhiên và nâng cao phúc lợi động vật, bảo vệ sức khỏe cộng đồng đồng thời đảm bảo tác động môi trường ở mức thấp nhất có thể.
Sứ mệnh của HealthyFarm là mang thực phẩm sạch, an toàn và thuần tự nhiên đến khách hàng đồng thời cải thiện sinh kế cho cộng đồng địa phương. Sau 5 năm hoạt động, HealthyFarm đã mang đến hơn nửa triệu quả trứng được chăn nuôi theo phương pháp bán chăn thả (free-range) đến khách hàng bao gồm cả bán buôn và bán lẻ.
Từ năm 2020, HealthyFarm hợp tác với 2 tổ chức quốc tế hàng đầu hoạt động phúc lợi động vật là HSI và Hiệp hội bảo vệ động vật thế giới (World Animal Protection) phát triển mạng lưới nông hộ quy mô nhỏ lẻ nuôi gà đẻ trứng theo phương pháp không sử dụng chuồng lồng; nhằm hoàn thành cam kết chỉ bán trứng gà cage-free 100% tại hệ thống cửa hàng, cũng như đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng từ khách hàng doanh nghiệp. HealthyFarm đánh giá đây là một trong những dự án mục tiêu hàng đầu của doanh nghiệp và đúng với tiêu chí của doanh nghiệp đặt ra. Song song đó, các chương trình/hoạt động nâng cao nhận thực khách hàng về phúc lợi động vật trang trại sẽ được khởi động trong khuôn khổ dự án này.
Tiến sĩ Kasia Weina, nhà sáng lập và giám đốc HealthyFarm chia sẻ: “Chúng tôi rất phấn khởi và đã sẵn sàng để tiến gần đến mục tiêu tiêu thụ bền vững và có trách nhiệm, nhằm nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đối xử nhân đạo với vật nuôi trong chuỗi cung ứng của doanh nghiệp. Chúng tôi phấn đấu đi tiên phong trong xu hướng nhân văn này và sẽ tiếp tục nâng cao nhận thức khách hàng và nỗ lực hết mình để mang đến sự thay đổi”
Bà Lê Thị Hằng, Quản lý chương trình Chính sách Doanh nghiệp, HSI Việt Nam phát biểu: “Chúng tôi hoan nghênh HealthyFarm đã cùng đồng hành với hơn hàng trăm công ty thực phẩm trên toàn cầu ban hành chính sách chỉ tiêu thụ trứng gà cage-free, HSI kêu gọi những công ty/doanh nghiệp cùng đi theo xu hướng này. Những chính sách này cho thấy khách hàng và ngành thực phẩm đã và đang bắt đầu đưa ra tín hiệu vô cùng rõ ràng việc nuôi nhốt gà mái đẻ trứng trong những chiếc lồng chật hẹp là không thể chấp nhận. Xu hướng chăn nuôi gà mái đẻ trứng theo phương pháp không sử dụng chuồng lồng là xu hướng tương lai, và HSI sẽ tiếp tục hợp tác với HealthyFarm để thực hiện chính sách này.”
Tại Việt Nam hầu hết gà mái đẻ trứng được nuôi trong những chiếc lồng thép chật chội, nơi mà mỗi con gà chỉ có diện tích sống trong suốt cuộc đời bằng 1 tờ giấy A4. Những chiếc lồng nhốt rõ ràng là phương pháp nuôi tàn ác đối với động vật – gà mái không thể tự do di chuyển hoặc thể hiện hành vi tự nhiên bản năng của chúng như tìm ổ đẻ, nghỉ ngơi trên sào, và tắm bụi. Trong khi đó phương thức nuôi gà không sử dụng chuồng lồng (cage-free) đảm bảo phúc lợi động vật cho gà mái tốt hơn rất nhiều so với phương pháp nuôi nhốt.
P.H
HealthyFarm đồng hành cùng những tập đoàn toàn cầu ban hành chính sách chỉ tiêu thụ trứng gà không sử dụng chuồng lồng (cage-free), chính sách này hiện tại áp dụng tại thị trường Việt Nam và châu Á như Chuỗi nhà hàng Pizza 4P’s, Tập đoàn Khách sạn Accor, Hilton, tập đoàn chế biến thực phẩm Nestle, Mondelez – Kinh Đô Việt Nam. Để biết thêm thông tin dự án này cũng như các chiến dịch nâng cao nhận thực khách hàng, xin mời theo dõi Fanpage của dự án HealthyFarm – Naturally raised eggs.
- HealthyFarm li>
- trứng gà không sử dụng chuồng lồng li> ul>
1 Comment
Để lại comment của bạn
- Sắp diễn ra hội thảo, phổ biến áp dụng mô hình số trong quản lý tại các cơ sở chăn nuôi
- 529 cơ sở chăn nuôi được công nhận an toàn đối với bệnh Dịch tả heo Châu Phi
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
Tin mới nhất
T7,23/11/2024
- Sắp diễn ra hội thảo, phổ biến áp dụng mô hình số trong quản lý tại các cơ sở chăn nuôi
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Ủng hộ. Quá tội nghiệp cho loài gà nuôi công nghiệp