Hội Chăn nuôi - Thú y tỉnh Thái Nguyên: Tổ chức thành công Đại hội lần thứ III, nhiệm kỳ 2021-2026 - Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam
    • Giá heo (lợn) hơi miền Bắc từ 67.000 - 69.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Hà Nội 69.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Yên Bái 68.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Lào Cai 67.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Trung và Tây Nguyên từ 64.000 - 68.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Quảng Trị 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Nghệ An 67.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Ninh Thuận 66.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Nam từ 63.000 - 67.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Đồng Nai 67.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Cần Thơ 66.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Trà Vinh 63.000 đ/kg
    •  
  • Hội Chăn nuôi – Thú y tỉnh Thái Nguyên: Tổ chức thành công Đại hội lần thứ III, nhiệm kỳ 2021-2026

     [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Vừa qua, ngày 18/4/2021, Hội Chăn nuôi – Thú y tỉnh Thái Nguyên đã tổ chức thành công Đại hội lần thứ III, nhiệm kỳ 2021-2026. Đại hội đã bầu Ban Chấp hành Hội chăn nuôi – Thú y, nhiệm kỳ 2021-2026 với 21 thành viên. Ông Phạm Quang Phúc được bầu làm Chủ tịch Hội Chăn nuôi Thú y tỉnh Thái Nguyên.

    Ban chấp hành Hội Chăn nuôi – Thú y tỉnh Thái Nguyên nhiệm kỳ 2021-2026

     

    Nhiệm kỳ tới, Hội Chăn nuôi – Thú y tỉnh Thái Nguyên tiếp tục vận động hội viên tích cực trong công tác nghiên cứu khoa học, phát huy vai trò  của Hội tham gia đóng góp ý kiến vào các chương trình, dự án của tỉnh trong lĩnh vực chăn nuôi thú y; tiếp tục phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức các lớp tập huấn, hội thảo về lĩnh vực chăn nuôi, thú y; tuyên truyền, khuyến khích các trang trại, hợp tác xã đẩy mạnh phát triển chăn nuôi theo hướng hữu cơ; đảm bảo an toàn dịch bệnh trong chăn nuôi… Phấn đấu kết nạp mới từ 30-50 hội viên.

     

    Góp phần phát triển bền vững ngành chăn nuôi Thái Nguyên

    Các cá nhân thuộc Hội Chăn nuôi – Thú y tỉnh Thái Nguyên được nhận bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên về những đóng góp cho sự phát triển của ngành chăn nuôi, thú y tỉnh nhà.

     

    Chăn nuôi tỉnh Thái Nguyên trong những năm qua từng bước phát triển. Năm 2016 Thái Nguyên có tổng đàn trâu, bò 108.733 con, đàn lợn 525.263 con, đàn gia cầm 9.036.655 con. Đến năm 2020, tổng đàn trâu, bò là 93.950 con, giảm 13,6%; nhưng đàn lợn 616.214 con, tăng 17,3% và đàn gia cầm 12.730.000 con, tăng 40,9% so với năm 2016.

     

    Toàn tỉnh hiện có 798 trang trại, trong đó 262 trang trại lợn, tăng 125 trang trại so với năm 2016; 536 trang trại gia cầm, tăng 100 trang trại so với  năm 2016; 07 Công ty chăn nuôi liên doanh, gia công với 340 trang trại, chiếm 43% tổng số trang trại. Tỉnh cũng hình thành 11 chuỗi chăn nuôi lợn, gia cầm hoạt động theo hình thức doanh nghiệp và trên 70% có hợp đồng tiêu thụ sản phẩm, chiếm 35- 40% tổng sản lượng thịt hơi xuất chuồng. Hàng nghìn gia trại tại các vùng chăn nuôi gà thả vườn có thương hiệu tại huyện Phú Bình, Định Hóa; vùng chăn nuôi lợn tại huyện Phổ Yên, Phú Bình; vùng chăn nuôi bò tại huyện Định Hóa, Phổ Yên, Phú Bình…

     

    Tuy nhiên, trong 5 năm qua, dịch bệnh đã gây thiệt hại cho ngành chăn nuôi, nhiều hộ chăn nuôi thua lỗ, thậm chí phá sản, không thể tái đàn do dịch tả lợn Châu Phi. Giá bán sản phẩm luôn biến động, không ổn định gây nhiều khó khăn.

     

    Hội Chăn nuôi Thú y tỉnh Thái Nguyên là thành viên của: Liên hiệp các Hội KHKT tỉnh Thái Nguyên, Hội Chăn nuôi Việt Nam, Hội Thú y Việt Nam. Trong nhiệm kỳ 2016-2020, Hội Chăn nuôi – Thú y tỉnh Thái Nguyên đã có nhiều hoạt động bứt phá, thiết thực; phát huy tốt vai trò bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của ngành chăn nuôi-Thú y và hội viên, đóng góp phần phát triển bền vững ngành chăn nuôi thú y của tỉnh.

     

    Công tác tham mưu, ban hành văn bản

     

     Trong nhiệm kỳ vừa qua, Hội đã ban hành một số văn bản  sau:  02 phương án (xử lý thức ăn thừa;Xử lý nhiệt thức ăn thừa); 03 Hướng dẫn (hoạt động của các Chi hội; xử lý nhiệt, sử dụng thức ăn thừa của SEVT);  06 Hợp đồng (Hỗ trợ kinh phí xây dựng trụ sở; Hợp đồng trách nhiệm; Hợp đồng sử dụng lao động…).

     

    Cùng với đó là: 08 Kế hoạch (Công tác Hội; hội thảo;Kiểm tra, giám sát việc tiếp nhận, xử lý, phân phối, sử dụng thức ăn thừa của Công ty Samsung);17 Báo cáo (Báo cáo 6 tháng, năm; Báo cáo nhân sự; Báo cáo sử dụng thức ăn thừa; Báo cáo công tác tổ chức Hội; Báo cáo hội thảo….); 18 Quyết định (Phân công thường trực giải quyết công việc của Hội; thành lập các Chi hội; Chấm dứt hợp đồng lao động…); 110 Tờ trình, công văn, thông báo (Chỉ đạo các Chi Hội; mời họp; xin ý kiến chỉ đạo của UBND tỉnh; làm việc với SEVT; kết quả hội nghị; chỉ đạo việc tiếp nhận xử lý, phân phối, sử dụng thức ăn thừa của SEVT; các Công ty…).

     

    Về tổ chức và phát triển hội viên tăng 36, 9%

     

    Đầu nhiệm kỳ, Hội có 165 hội viên sinh hoạt tại 8 Chi hội. Đến hết năm 2020, Hội có 219 hội viên (tăng 36,9% so với năm 2016, bằng 61% Nghị quyết Đại hội đề ra) sinh hoạt tại 13 Chi Hội.

     

    Hội không có người làm việc chuyên trách tại Hội và lấy sinh hoạt Chi Hội là chính, các Chi hội xây dựng kế hoạch, báo cáo Thường trực Hội.  Thường trực Hội xem xét, bố trí, sắp sếp, đáp ứng đề nghị của các Chi hội góp phần tiếp thu những qui định cần thiết đối với các qui định hiện hành; phổ biến những kinh nghiệm trong chăn sóc vật nuôi, chống nóng, chống rét, phòng, chống dịch bệnh và giải quyết vấn đề môi trường. Tổ chức thăm hỏi động viên khi hội viên gặp những hoạn nạn, lũ lụt, hỏa hoạn, dịch bệnh động vật hoặc những chia sẻ khác như ốm đau, hiếu hỉ…

     

    Xây dựng thành công trụ sở của Hội

     

    BCH Hội thực hiện Quyết định số 2711/QĐ-UBND ngày 12/10/2015 của UBND tỉnh Thái Nguyên về việc xây dựng trụ sở liên cơ quan. Trong đó, tầng 4 là trụ sở làm việc của Hội Chăn nuôi-Thú y với diện tích xây dựng là 282 m2. Kinh phí xây dựng trụ sở của Hội do Hội chịu trách nhiệm. BCH Hội đã vận động được 1,4 tỷ đồng. Theo Hợp đồng cam kết giữa Hội với Công ty Cổ phần Thuốc thú y Đức Hạn (Marphavet). Marphavet tự nguyện hỗ trợ, một 1,2 tỷ đồng để xây dựng trụ sở làm việc của Hội. Hiện tại, Công ty Cổ phần Marphavet giao cho Hội sử dụng cả 05 phòng trên). Số tiền còn lại do các hội viên là tổ chức và cá nhân ủng hộ.

     

    Ngày 9/12/2017, Hội đã tiếp nhận trụ sở tại tầng 4 của tòa nhà đa cơ quan thuộc Tổ dân phố 15, phường Phan Đình Phùng, thành phố Thái Nguyên. Các hội viên của Hội cũng quyên góp mua sắm trang thiết bị văn phòng, hội trường phục vụ hoạt động của Hội với số tiền 209.773.000 đồng.

     

    Công tác truyền thông được chú trọng

     

    Trong 5 năm, Hội đã phối hợp với các Công ty kinh doanh thuốc thú y, thức ăn chăn nuôi; Hội Nông dân tỉnh, các Trung tâm dịch vụ Nông nghiệp các huyện, thành, thị; Phòng NN&PTNT các huyện tổ chức được 96 lớp với 8.341 người tham gia tập huấn, hội thảo. Nội dung chủ yếu là về các văn bản qui phạm pháp luật, các thành tựu mới về giống, thức ăn, xử lý môi trường, giết mổ, sơ chế, chế biến sản phẩm động vật; kỹ thuật chăn nuôi, phòng, trị bệnh cho vật nuôi; phương pháp xử lý, sử dụng thức ăn thừa của SEVT… Hội cũng tập trung truyền thông, hội thảo về bệnh dịch tả lợn Châu Phi và các biện pháp phòng, chống với 32 lớp trên địa bàn toàn tỉnh.

     

    Tăng cường phối hợp đào tạo chuyên môn

     

    Thường trực Hội cùng với Chi hội Khoa Chăn nuôi-Thú y (Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên) tiếp nhận 165 sinh viên/nhiệm kỳ, về thực tập tốt nghiệp tại các trang trại chăn nuôi đủ điều kiện vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất theo Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia, để các sinh viên được tiếp cận với qui trình chăn nuôi, phòng, chống dịch bệnh cho động vật nuôi.

     

    Tiếp nhận, xử lý, vận chuyển, sử dụng thức ăn thừa của Công ty Samsung Electronics Việt Nam 

    Lễ ký biên bản ghi nhớ giữa UBND tỉnh Thái Nguyên và Công ty Sam Sung Electronic Việt Nam về việc chuyển miễn phí toàn bộ lượng thức ăn thừa này cho các hộ chăn nuôi.

     

    Cuối năm 2016, Hội được UBND tỉnhThái Nguyên giao nhiệm vụ cho tiếp nhận thức ăn thừa của Công ty TNHH Samsung Electronics Việt Nam (viết tắt SEVT). Hội đã xây dựng Phương án và Công văn bổ sung phương pháp xử lý thức ăn thừa được  Sở Tài Nguyên và Môi trường chấp thuận. Toàn bộ thức ăn thừa này  được đưa về cho các hội viên chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.

     

    Trên cơ sở thỏa thuận, Hội đã giao cho Công ty TNHH  XNK Tổng hợp Bắc Sông Cầu và Công ty Cổ phần Bảo Nguyên có trách nhiệm tiếp nhận, vận chuyển, phân phối cho các hội viên chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên từ tháng 12/2016. Từ năm 2017 đến cuối năm 2018, bình quân mỗi ngày 02 Công ty tiếp nhận và phân phối cho các hội viên chăn nuôi lợn, gà, vịt, cá khoảng từ 13-15 tấn/ngày, thức ăn thừa của SEVT. Một số hội viên nuôi từ 350-1.000 con lợn/lứa.Như vậy, bình quân/năm các hội viên sử dụng thức ăn thừa của SEVT đã cung cấp ra thị trường khoảng 800-1.000 tấn thịt có chất lượng cao phục vụ nhân dân trên địa bàn tỉnh.

     

    Để kịp thời có biện pháp ứng phó với dịch tả Châu Phi ở lợn, Hội Chăn nuôi-Thú y đã ban hành Hướng dẫn số 28/HD-HCN-TY ngày 04/12/2018 hướng dẫn biện pháp xử lý thức ăn thừa; phòng, chống dịch tả lợn Châu Phi trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.

     

    Công ty TNHH XNK Tổng hợp Bắc Sông Cầu và Công ty Cổ phần Bảo Nguyên đã chủ động nắp đặt một nồi hơi công suất 300 Kg/h, áp suất P = 8 Kg/cm2 tổ chức hướng dẫn kỹ thuật, ký cam kết sử dụng thức ăn thừa của SEVT phòng, chống dịch tả lợn Châu Phi. Cùng với đó chuyển đổi đối tượng sử dụng thức ăn thừa. Một số hội viên đã mạnh dạn đầu tư sang chăn nuôi bò lai sind và bò BBB từ 20-100 con, nuôi cá trên 100ha mặt nước. Bình quân/năm cung cấp khoảng trên 200 tấn bò hơi và khoảng trên 1.500 tấn cá các loại.

     

    Trong nhiệm kỳ, Thường trực Hội đã thường xuyên kiểm tra, giám sát việc tiếp nhận, xử lý, phân phối, sử dụng thức ăn thừa của các tổ chức, cá nhân. 100% các hộ được kiểm tra đã sử dụng thức ăn thừa, chăn nuôi đúng đối tượng trong từng giao đoạn phòng, chống dịch bệnh cho động vật nuôi.

     

    Tích cực tham gia phản biện, tư vấn, đóng góp ý kiến

     

    Trong nhiệm kỳ Hội đã tham gia góp ý nhiều dự thảo Luật, Nghị định, Thông tư, văn bản quy phạm pháp luật do UBND tỉnh Thái Nguyên ban hànhliên quan đến công tác quản lý chăn nuôi, thú y và nuôi trồng thủy sản, cụ thể như Luật chăn nuôi, TCVN Thịt mát-Yêu cầu kỹ thuật, Nghị định sản xuất nông nghiệp hữu cơ, Nghị định qui định về điều kiện đầu tư, kinh doanh trong lĩnh vực Nông nghiệp; Nghị quyết quy định chính sách hỗ trợ khi di dời cơ sở chăn nuôi ra khỏi khu vực không được phép chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên …

     

    Hội Chăn nuôi – Thú y tỉnh cũng tham gia bàn biện pháp khôi phục sản xuất chăn nuôi lợn sau dịch tả lợn Châu Phi. Hội cho rằng việc quản lý tái đàn là rất quan trọng trong việc khôi phục sản xuất chăn nuôi lợn sau dịch tả lợn châu Phi.

     

    Ngăn chặn hành vi vi phạm pháp luật

     

    Hội đã phối hợp với Chi cục Chăn nuôi và Thú y, các Chi Hội, làm việc với Công ty TNHH Kevin Industies Việt Nam, yêu cầu Công ty tuyên truyền quảng bá đúng tác dụng của thuốc sát trùng đã được công bố trong Danh mục thuốc được phép lưu hành tại Việt Nam. Hạn chế thiệt hại cho người chăn nuôi trong việc sử dụng thuốc sát trùng phòng, chống dịch tả lợn Châu Phi.

     

    Thẳng thắn nhìn nhận những hạn chế

    Song, trong nhiệm kỳ qua, Hội Chăn nuôi Thú y tỉnh Thái Nguyên đã thẳng thắn nhìn nhận những hạn chế trong công tác hoạt động hội cần được khắc phục.

     

    Đó là việc tuyên truyền cho hội viên hiểu rõ đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về xây dựng, phát triển ngành chăn nuôi-Thú yvề nội dung chưa phong phú, hình thức chưa sinh động, hiệu quả tác dụng chưa cao.

     

    Một số thành viên trong BCH còn thụ động chưa đề xuất các giải pháp cho hoạt động của Hội; một số hội viên nhận thức chưa đầy đủ về trách nhiệm, quyền lợi của mình, tham gia Hội còn mang tính hình thức. Hoạt động của một số Chi Hội, nội dung sinh hoạt còn nghèo làn

     

    Một số nguyên nhân được chỉ ra đó là lãnh đạo, chỉ đạo chưa thật quyết liệt; năng lực, kinh nghiệm hoạt động Hội có mặt còn hạn chế. Một số ít hội viên trí tiến thủ chưa cao, còn tư tưởng trông chờ, ỷ lại, thiếu năng động, sáng tạo trong việc tham gia công tác Hội.

     

     Cùng với đó, Hội viên xây dựng trang trại trước năm 2010, nay chính quyền quy hoạch lại thành nằm ngoài quy hoạch sử dụng đất cho chăn nuôi tập trung.  Xử lý chất thải trong chăn nuôi lợn vẫn là vấn đề nan giải nhất vì một số hội viên bỏ ra vài tỷ xây dựng hệ thống xử lý chất thải nhưng vẫn không đạt theo quy chuẩn Việt Nam về nước thải trong chăn nuôi. Nguyên nhân, xuất phát từ khó khăn về vốn, hầu hết người chăn nuôi nhận thức chưa đầy đủ, khi xây trang trại thường tự phát, ngại tiếp xúc với cơ quan Quản lý Nhà nước; chưa thực hiện đầy đủ thủ tục hành chính. Vì vậy, có trang trại nằm ngoài qui hoạch, không có giấy phép xây dựng trang trại, thiếu tính pháp lý, không bền vững, luôn phải chạy theo qui định của pháp luật để khắc phục, dẫn đến báo chí đưa tin nhiều về tình trạng ô nhiễm môi trường và các cơ quan Quản lý Nhà nước động vào đâu cũng bị xử lý vi phạm hành chính.

     

    HÀ NGÂN

     

    Theo Hội Chăn nuôi Thú y tỉnh Thái Nguyên, chăn nuôi hiện nay vừa là cơ hội vừa là thách thức, muốn phát triển chăn nuôi bền vững, Thái Nguyên cần: Phát triển ngành chăn nuôi trở thành ngành sản xuất hàng hoá, đáp ứng nhu cầu thực phẩm cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu; phát triển chăn nuôi theo hướng thị trường, bảo đảm an toàn dịch bệnh, vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường. Tập trung phát triển chăn nuôi có lợi thế và khả năng cạnh tranh, những sản phẩm chăn nuôi mang tính đặc sản của vùng, địa phương và phát triển chăn nuôi theo hướng trang trại, công nghiệp, liên kết hóa trong sản xuất tạo ra chuỗi sản phẩm hành hóa có chất lượng.

    Để lại comment của bạn

    Bình luận mới nhất

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Theo UBND xã Minh Châu – Ba Vì – Hà Nội, xác định lợi thế về đất đai, khí hậu nên những năm qua đã đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp là chính, trong đó xã tập trung đến phát triển chăn nuôi bò sinh sản, bò thịt. […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Trong bối cảnh bệnh Dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đã xảy ra tại TP Hồ Chí Minh, thành phố càng nỗ lực thực hiện các biện pháp kiểm soát chăn nuôi, giết mổ và tiêu thụ gắt gao. Hơn nữa, khảo sát một đêm tại thị trường […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Anh Trần Văn Toản, ở khu vực Bình Yên B, phường Long Hòa, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ là người đầu tiên ở Đồng bằng sông Cửu Long mở trang trại nuôi chim công rất thành công mà cho thu nhập hơn 200 triệu đồng/năm.   1/ […]

    • Giống chim này có khả năng thích ứng cao với điều kiện khí hậu ở nước ta, tỷ lệ nuôi sống đạt 94-99%.

    • Để đàn gà sinh trưởng phát triển tốt có tỷ lệ sống cao cần thực hiện tốt kỹ thuật úm gà con

    • Việt Nam cùng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ… là những nước đã nuôi trồng thành công đông trùng hạ thảo.

    • Gà vảy cá được mệnh danh là “mỹ kê” đã được nhiều đại gia Việt sẵn sàng chi tiền triệu để hữu cặp gà vảy cá đẹp.

    • Cừu chính là loài vật nuôi thích hợp với những điều kiện khắc nghiệt của vùng đất Ninh Thuận.

    • Nghề nuôi chim cút đẻ hiện đang phổ biến ở rất nhiều hộ gia đình tại các địa phương và mang lại hiệu quả kinh tế khá.

    • Tỉnh Phú Thọ với địa hình đa dạng: nhiều gò, đồi thấp, dải đồng bằng thuận lợi cho chăn nuôi, trong đó, có chăn nuôi gà lông màu.