Những năm qua, lĩnh vực chăn nuôi lợn ở nước ta có sự tăng trưởng khá cả sản lượng và giá trị, trong đó có vai trò rất lớn từ thành tựu di truyền giống.
Lãnh đạo Bộ NN-PTNT kiểm tra đàn lợn ỉ nhân bản vô tính bằng phương pháp soma tai tại Viện Chăn nuôi. Ảnh: VCN.
Đóng góp cho sự gia tăng về năng suất và sản lượng của ngành chăn nuôi có nhiều yếu tố, trong đó di truyền giống giữ vai trò quan trọng hàng đầu. Theo kết quả nghiên cứu đã được công bố, giống vật nuôi tốt có thể làm tăng năng suất đến 30%.
Bài viết điểm lại một số tiến bộ trong lĩnh vực nghiên cứu, ứng dụng di truyền giống vật nuôi tại Việt Nam trong thời gian qua.
Nghiên cứu chọn tạo dòng lợn tổng hợp
Thập kỷ vừa qua có thể coi là thập kỷ của các nghiên cứu về chọn tạo dòng lợn cao sản. Xuất phát từ nguồn gen siêu sinh sản của dòng lợn VCN-MS15, các nhà khoa học đã kết hợp dòng lợn này với một số dòng lợn nhập nội như Landrace, Yorkshire từ Canada.
Sau 5 năm nghiên cứu từ 2013 đến 2017, kết quả cho ra 2 dòng lợn tổng hợp TH12 và TH21, 1 dòng đực cuối ĐC1 thuộc nghiên cứu của Trung tâm Nghiên cứu lợn Thụy Phương (Viện Chăn nuôi). Năng suất sinh sản của 2 dòng tổng hợp TH12 và TH21 đạt mức cao với số con sơ sinh sống đều ≥ 13 con; số con cai sữa đạt ≥ 12 con; tăng khối lượng trong giai đoạn hậu bị đạt ≥ 750 g/ngày.
Đối với dòng đực cuối ĐC1, khả năng tăng khối lượng trong giai đoạn kiểm tra năng suất đạt ≥ 1000 g/ngày; tiêu tốn thức ăn đạt ≤ 2,4 kg/kg tăng khối lượng; đồng thời tỷ lệ nạc đạt ≥ 62%. Hiện tại các dòng trên đã được đưa ra sản xuất thử nghiệm trên quy mô trang trại.
Ngoài việc sử dụng nguồn gen siêu sinh sản để tạo ra dòng tổng hợp phục vụ sản xuất trong nước, các nhà khoa học cũng sử dụng và phát huy nguồn gen quý của các dòng lợn ngoại thông qua các chương trình, dự án nhập giống từ Canada, Pháp, Mỹ và Đan Mạch, từ đó tạo ra các dòng riêng mang thương hiệu của Việt Nam. Điển hình là các dòng YVN, LVN và DVN.
Đây là các dòng lợn đã được lựa chọn từ Pháp, Mỹ và Canada, qua nhiều năm nuôi giữ, tuyển chọn và đánh giá giá trị giống đã hoàn toàn thích nghi với điều kiện chăn nuôi tại Việt Nam, ngoài ra năng suất sinh sản và sinh trưởng của các dòng trên đều rất cao, với số con sơ sinh sống đạt ≥ 12 con/ổ; số con cai sữa đạt ≥ 11 con/ổ. Khả năng sinh trưởng của các dòng trên cũng rất cao khi khả năng sinh trưởng đạt ≥ 800 g/ngày, tiêu tốn thức ăn ≤ 2,5 kg/kg tăng khối lượng.
Đặc biệt trong giai đoạn này, các nghiên cứu cũng được Hội đồng Khoa học cấp Bộ công nhận là tiến bộ kỹ thuật với các dòng LRVCN-MS15, YVCN-MS15, VCN15 và VCN16. Đây là các dòng chủ lực được tạo ra nhằm cung cấp nguyên liệu cho các nghiên cứu tạo dòng sinh sản nhằm phục vụ chăn nuôi ở quy mô trang trại và các tỉnh miền núi phía Bắc.
Nhờ ứng dụng hiệu quả di truyền giống, năng suất và sản lượng đàn lợn tại Việt Nam hiện nay đã tiệm cận với các nước tiên tiến trên thế giới. Ảnh: Minh Phúc.
Ứng dụng công nghệ phần mềm chọn giống
Những năm vừa qua, các nhà khoa học Việt Nam đã ứng dụng thành công nhiều chương trình phần mềm và phương pháp chọn giống hiện đại như REML, BLUP, PIGBLUP, VCE, PEST, ASREML, WOMBAT, ZPLAN+…, từ đó đã chọn tạo được nhiều dòng, giống vật nuôi có năng suất và chất lượng sản phẩm cao đáp ứng nhu cầu của sản xuất. Cùng với đó, các kỹ thuật di truyền phân tử đang dần được áp dụng rộng rãi vào công tác chọn giống lợn.
Việc áp dụng kỹ thuật di truyền phân tử phân lập và mã hóa các gen liên quan đến các tính trạng thân thịt ở Việt Nam là cần thiết và đã được triển khai nghiên cứu bởi các nhà khoa học thuộc Phòng thí nghiệm trọng điểm công nghệ tế bào động vật (Viện Chăn nuôi), Viện Công nghệ sinh học, Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp miền Nam và Học Viện Nông nghiệp Việt Nam.
Bước đầu, các nhà khoa học đã xác định được ảnh hưởng của các gen Halothane, RN, MC4, HFABF đến tính trạng năng suất thịt lợn. Các gen liên quan đến năng suất sinh sản như RNF4, RBP4 và IGF2 ở lợn.
Việc ứng dụng thành công công nghệ di truyền phân tử trong giai đoạn này giúp tiến bộ di truyền được thúc đẩy nhanh hơn do rút ngắn được thời gian chọn lọc các tính trạng quan tâm. Đi đầu trong công tác ứng dụng di truyền phân tử trong chọn lọc dòng lợn phải kể đến Học Viện Nông nghiệp Việt Nam với một loạt các nghiên cứu về các gen liên kết ảnh hưởng tới khả năng sinh sản, phẩm chất tinh dịch ở lợn. Hay các tính trạng thân thịt trên các dòng lợn của Tập đoàn Dabaco Việt Nam và Học Viện Nông nghiệp, kết quả chọn lọc cho thấy năng suất sinh sản của dòng lợn Landrace và Yorkshire được nghiên cứu cho số con cai sữa/nái/năm đạt từ 26-28 con.
Các nghiên cứu từ Viện Chăn nuôi cũng được phát triển và kế thừa, đi tiên phong là Phân viện Chăn nuôi Nam bộ với các nghiên cứu kết hợp giữa phương pháp Blup và di truyền phân tử trên các tính trạng sinh sản và sinh trưởng trên lợn.
Kết quả sau 3 thế hệ chọn lọc đã tạo được dòng đực cuối TS3 có khả năng tăng khối lượng/ngày đạt 932g/ngày, dày mỡ lưng đạt 10,8mm, dày thăn thịt 63,8mm, tuổi đạt 100kg là 144,9 ngày, tiêu tốn thức ăn đạt 2,45kg TA/kg tăng khối lượng, tỷ lệ nạc 62,1% và tỷ lệ mỡ giắt đạt 3,22%. Các kết quả nghiên cứu cho biết gen H-FABP, MC4R và PIT-1 đều có mối liên kết chặt chẽ tới khả năng sinh trưởng và chất lượng thân thịt ở đàn lợn nghiên cứu.
Chăm sóc lợn nái tại Trung tâm Nghiên cứu Lợn Thụy Phương. Ảnh: VCN.
Nghiên cứu, ứng dụng các giống lợn
Trong công tác giống lợn, các cơ sở sản xuất giống lớn chủ yếu áp dụng chọn lọc theo giá trị kiểu hình, dựa trên chỉ số chọn lọc (SPI, MLI hay SLI). Việc ứng dụng di truyền phân tử trong chọn giống đang được thử nghiệm.
Một số dòng, giống lợn đã được chọn lọc, lai tạo theo phương pháp truyền thống như Y-VCN, L-VCN, D-VCN, Pi-VCN; VCN-01, VCN-02… do Viện Chăn nuôi chọn tạo có năng suất tương đương với các giống lợn nhập ngoại của các công ty trong và ngoài nước (số con sơ sinh sống >11 con, số con cai sữa/ổ là 10,5 con, số lứa đẻ/nái/năm là 2,2-2,3 lứa).
Đặc biệt, lợn nái VCN-08 được chọn lọc, nhân thuần từ giống lợn nhập ngoại có năng suất sinh sản rất cao: số con sơ sinh sống/ổ ≥15, số con cai sữa/ổ ≥12, khối lượng cai sữa/con (28 ngày tuổi) ≥5,4 kg/con, số lứa đẻ/nái/năm ≥2,3.
Trong những năm vừa qua, nhiều chính sách, chương trình giống vật nuôi đã được thực hiện và mang lại kết quả tích cực. Nhờ vậy, nhiều giống mới đã được nhập, thuần hoá, lai tạo thành công, góp phần tăng năng suất, chất lượng, đóng góp vào tăng trưởng của ngành chăn nuôi.
Trong thời gian tới, ngành chăn nuôi nước ta sẽ phát triển theo định hướng từ chiều rộng sang chiều sâu. Nâng cao giá trị gia tăng, hiệu quả, bền vững; đáp ứng nhu cầu trong nước và đẩy mạnh xuất khẩu; bảo vệ môi trường sinh thái.
Trung Tâm Nghiên cứu lợn Thụy Phương
Nguồn: nongnghiep.vn
Để đạt các mục tiêu đó cần một chiến lược và giải pháp tổng thể. Trong đó, cần tiếp tục thực hiện chương trình giống vật nuôi quốc gia để đảm bảo tính liên tục, tập trung vào những giống vật nuôi chủ lực là lợn, trong đó hệ thống thụ tinh nhân tạo cần được chú trọng đặc biệt về cả đầu tư lẫn quản lý nhà nước.
Khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp đầu tư nghiên cứu, ứng dụng giống vật nuôi có năng suất và chất lượng tốt. Ưu tiên chọn tạo các giống vật nuôi bản địa có ưu thế phục vụ cho phương thức chăn nuôi khác nhau nhằm tạo ra các sản phẩm chăn nuôi có sức cạnh tranh cao trên thị trường. Xây dựng chính sách mới về hỗ trợ các cơ sở nuôi giữ giống gốc theo hướng thị trường, trong đó có cơ chế hỗ trợ bình đẳng giữa cơ sở nhà nước và các cơ sở thuộc các thành phần kinh tế khác
- Năng suất đàn lợn li> ul>
- Thừa Thiên Huế: Chủ động phòng, chống rét cho vật nuôi
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 24/12/2024
- Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Việt Nam: Hoạt động bền bỉ và thành công
- Dự báo thị trường thức ăn chăn nuôi toàn cầu
- Khởi công xây dựng trạm trộn thức ăn chăn nuôi tại KCN công nghệ cao Mebi Farm
- Hợp quy TĂCN: Nặng hình thức và tốn kém!
- Nâng tầm giá trị thương hiệu sản phẩm, hàng hóa Việt Nam: Cần gỡ bỏ nút thắt
- “Chạy đua” xử lý các cơ sở chăn nuôi nằm ngoài vùng quy hoạch
- Ảnh hưởng của các mức selenomethionine đến chất lượng thịt và sự tích luỹ selen trong mô
- Bình Phước: Chuẩn bị heo thịt cho thị trường tết
Tin mới nhất
T5,26/12/2024
- Thừa Thiên Huế: Chủ động phòng, chống rét cho vật nuôi
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 24/12/2024
- Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Việt Nam: Hoạt động bền bỉ và thành công
- Dự báo thị trường thức ăn chăn nuôi toàn cầu
- Đồng Nai: Heo hơi tăng giá, đảm bảo nguồn cung Tết Nguyên đán 2025
- Khởi công xây dựng trạm trộn thức ăn chăn nuôi tại KCN công nghệ cao Mebi Farm
- Hợp quy TĂCN: Nặng hình thức và tốn kém!
- Nâng tầm giá trị thương hiệu sản phẩm, hàng hóa Việt Nam: Cần gỡ bỏ nút thắt
- “Chạy đua” xử lý các cơ sở chăn nuôi nằm ngoài vùng quy hoạch
- Ảnh hưởng của các mức selenomethionine đến chất lượng thịt và sự tích luỹ selen trong mô
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất