[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Sáng ngày 29/4/2021, tạị Hà Nội, Ban tổ chức triển lãm analytica Vietnam (Imag Gmbh), Hội các phòng thử nghiệm Việt Nam (Vinalab) và Hội hóa học Việt Nam đã phối hợp tổ chức “Hội thảo về cơ hội và thách thức đối với ngành phân tích & thí nghiệm giai đoạn 2021 – 2025; và những phương pháp phân tích mới trong lĩnh vực thực phẩm, dược phẩm và môi trường”.
Hội thảo nhằm cập nhật, chia sẻ cho các cá nhân/tổ chức/doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này một bức tranh tổng thể về xu hướng phát triển ngành kiểm nghiệm trong giai đoạn 5 năm tới, góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm của Việt Nam, đưa sản phẩm Việt Nam đến với thế giới.
Tham dự hội thảo gồm có đại biểu của Bộ Khoa học & Công nghệ, Chuyên gia kinh tế, Phòng Thương mại và Đầu tư CHLB Đức, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, Hiệp hội các phòng Thử nghiệm Việt Nam cũng như đại diện đến từ các phòng thí nghiệm nhà nước, tư nhân và khối sản xuất…
TS Nguyễn Hoàng Linh Phó Tổng cục trưởng Tổng Cục đo lường Chất lượng, Chủ tịch Hội các Phòng thử nghiệm Việt Nam
Phát biểu tại Hội thảo, TS Nguyễn Hoàng Linh Phó Tổng cục trưởng Tổng Cục đo lường Chất lượng, Chủ tịch Hội các Phòng thử nghiệm Việt Nam cho biết, hiện nay các phòng thử nghiệm phân tích của Việt Nam đang phát triển mạnh. Việt Nam hiện có 1556 phòng (trong đó có 133 phòng thử nghiệm phân tích cho lĩnh vực Y tế); số lượng chỉ sau Indonesia là 1661 phòng.
TS Nguyễn Hoàng Linh cũng cho rằng, ngành phân tích thử nghiệm có những thuận lợi cơ bản như: nền kinh tế đất nước tiếp tục phát triển tốt trong giai đoạn 5 năm: 2015-2020; môi trường chính trị ổn định, có nhiều chính sách thu hút đầu nước ngoài…
Chính phủ, Thủ tướng ban hành một loạt chính sách mới nhằm thúc đẩy phát triển các ngành kinh tế; chiến lược phát triển các hoạt động chuyên ngành cụ thể. Ví dụ: Quyết định 1137 -TTG của Thủ tướng phê duyệt Đề án nâng cao năng lực cạnh tranh các mặt hàng xuất khẩu…; Chiến lược phát triển ngành cơ khí Việt Nam, Chiến lược phát triển Chăn nuôi, Thủy sản…
Mặc dù đại dịch Covid-19 gây thiệt hại nặng nề cho nền kinh tế thế giới, nhưng Việt Nam vẫn thuộc nhóm tăng trưởng dương cao nhất trên thế giới. Hiện nay Việt Nam là một nước xuất siêu, kinh tế phụ thuộc vào xuất khẩu.
Tác động của Covid-19 đến nhiều ngành ở Việt Nam là rõ ràng, nhưng một số phòng thử nghiệm phục vụ cho các lĩnh vực xuất khẩu khẩu trang, y tế lại có mức tăng trưởng ấn tượng ở mức 2 con số.
Cùng với đó, nhu cầu đảm bảo chất lượng sản phẩm hàng hóa, dịch vụ để xuất khẩu cũng là cơ hội cho ngành Phân tích –Thử nghiệm phát triển mạnh mẽ.
TS Nguyễn Hoàng Linh cũng khẳng định, ngành phân tích, thí nghiệm những năm qua rồi có sự cạnh tranh quyết liệt trong ngành. Việt Nam trở thành một thị trường phân tích, thí nghiệm tiềm năng khi gần như các tập đoàn đa quốc gia lớn trong lĩnh vực này đều có văn phòng đại diện ở Việt Nam… Các phòng thử nghiệm tư nhân, công ty cổ phần cũng rất sáng tạo, năng động. Trong ngành cũng có sự chuyển dịch về nhân sự cấp cao từ các công ty đa quốc gia về các phòng thử nghiệm tư nhân, cổ phần; sự chuyển dịch nhân sự từ các phòng thử nghiệm Nhà nước sang khu vực tư nhân…
Tuy nhiên, các thách thức với ngành phân tích, thí nghiệm được đặt ra đó là:
Dịch vụ hỗ trợ đảm bảo kết quả thử nghiệm còn nghèo nàn; sự phối hợp, hợp tác giữa các phòng thử nghiệm thì chưa tốt và chưa chia sẻ được các vấn đề càn quan tâm; thiết bị, máy móc đầu tư không đồng bộ; nhiều hệ thống thiết bị phù trợ; không nhiều phòng thí nghiệm thực hiện đúng nghĩa cung cấp “dịch vụ thử nghiệm”; thiếu nguồn nhân lực thử nghiệm chuyên nghiệp…
Tại hội thảo, ban tổ chức cũng dành không gian để các doanh nghiệp trưng bày các thiết bị, dịch vụ tiêu biểu của ngành phân tích, thử nghiệm…
Cùng với đó, các phòng thử nghiệm phải chiu nhiều áp lực như sự kiểm tra chồng chéo của nhiều đơn vị như cơ quan quản lý, khách hàng, tổ chức công nhận. Cùng với đó là sự cạnh tranh quyết liệt về giá, về khách hàng… giữa các đơn vị.
Vì vậy, TS Nguyễn Hoàng Linh có khuyến nghị đó là chúng ta nên tận dụng cơ hội một cách cụ thể, rõ ràng; xác định lợi thế cạnh tranh để mang lại danh tiếng và uy tín của phòng thử nghiệm với xã hội; đảm bảo năng lực; hợp tác và chia sẻ với nhau hơn để đáp ứng yêu cầu của khách hàng. Cùng với đó, các phòng thử nghiệm nên có nhiều đề xuất về chính sách để giúp ngành phát triển mạnh hơn.
Các bài cáo của các diễn giả tại Hội thảo như:
Các định hướng/chính sách trong phát triển khoa học, kỹ thuật cùng những hỗ trợ của nhà nước/Bộ cho phát triển khoa học và công nghệ giai đoạn 2021-2025 – ThS Vũ Anh Tuấn – Phó Cục trưởng Cục Khoa học và Công nghệ Quốc gia (Bộ Khoa học Công nghệ).
Tình hình phát triển kinh tế Việt nam giai đoạn 2021-2025, đặc biệt dưới tác động của các hiệp định mới – TS Nguyễn Trí Hiếu – Chuyên gia kinh tế.
Thực trạng và xu hướng phát triển ngành Đồ uống Việt Nam trong 5 năm tới – TS Nguyễn Văn Việt – Chủ tịch Hiệp hội Rượu Bia Nước giải khát Việt Nam.
Những thay đổi, cơ hội và thách thức của lĩnh vực kiểm nghiệm dược phẩm Việt Nam trong 5 năm tới – TS Lê Quang Thảo – Viện Kiểm nghiệm Thuốc Trung ương.
Ứng dụng kỹ thuật chẩn đoán miễn dịch và sinh học phân tử trong chẩn đoán các bệnh ký sinh trùng truyền lây người và động vật – TS Nguyễn Thị Thu Hương (Phó Bộ môn Vi sinh- Ký sinh, Trường Đại học Y tế Công cộng)..
Những giải pháp Marketing hiệu quả trong phát triển kinh doanh ngành Laboratory tại Việt Nam (ông Nguyễn Đồng Hà – Giám đốc Marketing Công ty Lab Viet Chem)
HÀ NGÂN
Hội thảo có sự tài trợ của 16 đơn vị.
Cụ thể, tài trợ Vàng (Merck, Lab Viet Chem, Its, Victory).
Tài trợ Bạc (AirTech, Leco, Transmed, Hanna Intrusment, Navi technology, TSI, Việt Anh)
Tài trợ Đồng (TLab, Á Châu, Mr Trung Sắc ký Inon, ThermoFisher scientific, Kimteco...)
- ngành phân tích li>
- thí nghiệm li> ul>
- Thừa Thiên Huế: Chủ động phòng, chống rét cho vật nuôi
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 24/12/2024
- Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Việt Nam: Hoạt động bền bỉ và thành công
- Dự báo thị trường thức ăn chăn nuôi toàn cầu
- Khởi công xây dựng trạm trộn thức ăn chăn nuôi tại KCN công nghệ cao Mebi Farm
- Hợp quy TĂCN: Nặng hình thức và tốn kém!
- Nâng tầm giá trị thương hiệu sản phẩm, hàng hóa Việt Nam: Cần gỡ bỏ nút thắt
- “Chạy đua” xử lý các cơ sở chăn nuôi nằm ngoài vùng quy hoạch
- Ảnh hưởng của các mức selenomethionine đến chất lượng thịt và sự tích luỹ selen trong mô
- Bình Phước: Chuẩn bị heo thịt cho thị trường tết
Tin mới nhất
T4,25/12/2024
- Thừa Thiên Huế: Chủ động phòng, chống rét cho vật nuôi
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 24/12/2024
- Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Việt Nam: Hoạt động bền bỉ và thành công
- Dự báo thị trường thức ăn chăn nuôi toàn cầu
- Đồng Nai: Heo hơi tăng giá, đảm bảo nguồn cung Tết Nguyên đán 2025
- Khởi công xây dựng trạm trộn thức ăn chăn nuôi tại KCN công nghệ cao Mebi Farm
- Hợp quy TĂCN: Nặng hình thức và tốn kém!
- Nâng tầm giá trị thương hiệu sản phẩm, hàng hóa Việt Nam: Cần gỡ bỏ nút thắt
- “Chạy đua” xử lý các cơ sở chăn nuôi nằm ngoài vùng quy hoạch
- Ảnh hưởng của các mức selenomethionine đến chất lượng thịt và sự tích luỹ selen trong mô
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất