Những người nuôi ong hàng năm di chuyển theo những cánh ong của mình khắp các vùng tìm mật. Tuy nhiên, thời gian qua, do thời tiết thường xuyên thay đổi khiến người nuôi ong rơi vào tình cảnh lao đao.
Những năm qua, nghề nuôi ong trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã có bước phát triển. Hiện toàn tỉnh có khoảng hơn 45.000 đàn ong với sản lượng mật 5.000 tấn/năm. Tuy nhiên dù đang bước vào mùa khai thác mật ong, nhiều hộ không khỏi lo lắng khi sản lượng mật giảm và có nguy cơ mất mùa.
Ông Đoàn Hữu Chúc (xã Ia Drăng, huyện Chư Prông) cho hay: Tôi có 20 năm gắn bó với nghề nuôi ong cùng những chuyến di chuyển đàn ong ra các tỉnh phía Bắc theo mùa hoa nhãn, hoa vải; xuống miền Duyên hải Trung bộ vào mùa hoa keo; vào miền Nam theo mùa hoa điều, hoa nhãn; còn ở các tỉnh Tây Nguyên chủ yếu là hoa cà phê và cao su. Vùng nào có hoa sẽ có những đàn ong ở các nơi tìm đến.
Theo ông Chúc, năm nay, phần lớn người nuôi ong thiệt hại do lượng mật ít hơn so với những năm trước. Nguyên nhân chính là do thời tiết không thuận đã ảnh hưởng đến nguồn phấn hoa dẫn đến người nuôi ong có thu nhập thấp. Năm nay, nếu hộ nào may mắn cũng chỉ quay được 1 vòng mật. Ước tính 1 đàn ong có thể cho khoảng 3 kg mật. Với 200 đàn ong, năm nay ông Chúc chỉ thu khoảng 600 kg mật. Vùng cà phê nào năm nay thuận lợi có thể đạt 3,8 kg mật/đàn.
Cũng theo ông Chúc, hiện cây cao su đang rụng lá non do sương muối, ảnh hưởng không nhỏ đến sản lượng mật của đàn ong nuôi. Đặc biệt, năm nay, các tỉnh miền Bắc dự báo mất mùa vải nên ong khó có thể ăn được nhiều mật vải. Vài năm trở lại đây, thời tiết thay đổi đột ngột khiến nhiều hộ nuôi ong rất chật vật trong việc tạo mật cho đàn ong nuôi.
Cùng tâm trạng, ông Dư Minh Hoàn (trị trấn Kon Dơng, huyện Mang Yang) cho biết: Từ cuối năm 2016 đến nay, trên các loài cây như: cúc quỳ, bông bay, cà phê hoa nở cùng lúc khiến ong ăn phấn không kịp. Khi nắng lên, người trồng cà phê tưới nước không đồng đều dẫn đến lượng mật khó kéo dài. Đặc biệt, những khu vực trồng chanh dây xung quanh các vườn cà phê, người dân sử dụng thuốc bảo vệ thực vật cũng đã ảnh hưởng rất lớn đến việc thu mật của đàn ong. Theo ông Hoàn, nếu được mùa thì cứ 7-10 ngày, người nuôi ong bắt đầu quay lấy mật, còn hiện nay phải đến 20-30 ngày. 250 đàn ong của gia đình ông năm nay cũng bị mất mùa nặng.
Ông Đặng Quốc Hưng-phụ trách Xí nghiệp Ong Gia Lai (Công ty cổ phần Ong Trung ương) cho biết: Xí nghiệp Ong Gia Lai có mối quan hệ lâu dài và rất tốt với các hộ nuôi ong trên địa bàn tỉnh. Hàng năm, Xí nghiệp đều có các chương trình hợp tác hỗ trợ vốn, vật tư cho người nuôi ong. Đến vụ thu hoạch, Xí nghiệp thu mua toàn bộ sản phẩm của người nuôi. Mỗi năm, Xí nghiệp thu mua của người nuôi ong Gia Lai 300-500 tấn mật. Riêng năm nay, thời tiết thay đổi đột ngột, mưa trái mùa, không khí lạnh… dẫn đến nguồn hoa không tiết mật. Bên cạnh đó, một số đàn ong dưỡng chậm phát triển đã ảnh hưởng đến việc khai thác mật của nhiều hộ nuôi.
Cũng theo ông Hưng, trong nuôi ong thời tiết rất quan trọng. Khi đàn ong mạnh khỏe nhưng gặp thời tiết bất lợi sẽ ảnh hưởng rất lớn đến việc khai thác mật. Không chỉ năm nay mà khoảng 3 năm trở lại đây (2015-2017), người nuôi ong trên địa bàn Gia Lai gặp nhiều khó khăn do thời tiết thay đổi và thị trường xuất khẩu mật ong không được thuận lợi, cả việc tiêu thụ các sản phẩm do các đàn ong giống gốc sản xuất ra.
“Tháng 3 mùa con ong đi lấy mật”, nhưng với điều kiện thời tiết biến đổi ngày một khó lường, nghề nuôi ong đang đứng trước không ít thách thức.
Nguyễn Diệp
Nguồn: Báo Gia Lai
- Khuyến nông li>
- hội nghị dinh dưỡng li>
- thực phẩm sạch li>
- chế biến sữa li>
- nhà chăn nuôi li>
- cục chăn nuôi li>
- phương pháp chăn nuôi li>
- chăn nuôi gia súc li>
- chăn nuôi hiệu quả li>
- mô hình chăn nuôi hiệu quả li>
- mô hình chăn nuôi khép kín li>
- thức ăn chăn nuôi li>
- dịch bệnh trong chăn nuôi li> ul>
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
Tin mới nhất
T6,22/11/2024
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất