[Chăn nuôi Việt Nam] – Tại Hà Nội, chăn nuôi theo phương thức nhỏ lẻ, tận dụng tỷ lệ còn cao (khoảng gần 60 %) do sản xuất nông nghiệp trên địa bàn còn nhiều. Người dân vẫn tận dụng lợi thế trong sản xuất nông nghiệp sử dụng các loại phế phụ phẩm (hoa màu, rơm rạ, cây ngô, đậu …) trong chăn nuôi, tạo việc làm cho người lao động nhất là ở vùng nông thôn. Tổng đàn trâu, bò trong chăn nuôi nông hộ khoảng 126 ngàn con (khoảng 48 ngàn hộ); đàn lợn 602 ngàn con (trên 45 ngàn hộ); đàn gia cầm gần 19 triệu con (khoảng 101 ngàn hộ).
Chăn nuôi bò tại xã Minh Châu, huyện Ba Vì, TP Hà Nội (Ảnh: TRẦN NGÂN)
Với số hộ lớn như vậy, nên trong việc chấp hành các quy định của Pháp luật về lĩnh vực chăn nuôi, thú y, an toàn thực phẩm, nhất là đối với Luật Chăn nuôi (có hiệu lực từ 01/01/2020): nhiều chủ hộ, người chăn nuôi đã được thông tin, hiểu và chấp hành tốt song cũng còn khá nhiều chủ hộ chưa quan tâm, nhất là ở khu vực chăn nuôi nông hộ. Bên cạnh đó việc tuyên truyền về Luật Chăn nuôi ở một số nơi còn hạn chế chưa được tuyên truyền sâu, rộng nên nhận thức của người chăn nuôi chưa được đầy đủ.
Đặc biệt việc khai báo chăn nuôi với chính quyền địa phương chưa được làm tốt vì vậy khi phải thực hiện việc vận chuyển lưu thông, mua bán động vật gặp nhiều trở ngại. Khi không may xảy ra dịch bệnh nếu người chăn nuôi không thực hiện việc khai báo chăn nuôi thì không những không được hỗ trợ thiệt hại mà còn bị xử lý vi phạm hành chính trong chăn nuôi.
Để người chăn nuôi hiểu thêm về điều kiện chăn nuôi, chấp hành tốt những quy định của Luật Chăn nuôi trong thời gian tới, chúng tôi khuyến cáo một số nội dung quy định về điều kiện chăn nuôi.
Về kê khai hoạt động chăn nuôi: Luật Chăn nuôi quy định tổ chức, cá nhân chăn nuôi phải kê khai hoạt động chăn nuôi với Ủy ban nhân dân cấp xã
“Chung cư lợn” Hoàng Long tại HTX Hoàng Long – Thanh Oai – Hà Nội
Đối với Chăn nuôi trang trại phải đáp ứng các điều kiện sau đây: Vị trí xây dựng trang trại phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế – xã hội của địa phương, vùng, chiến lược phát triển chăn nuôi; đáp ứng yêu cầu về mật độ chăn nuôi quy định; có đủ nguồn nước bảo đảm chất lượng cho hoạt động chăn nuôi và xử lý chất thải chăn nuôi; có biện pháp bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường; có chuồng trại, trang thiết bị chăn nuôi phù hợp với từng loại vật nuôi; có hồ sơ ghi chép quá trình hoạt động chăn nuôi, sử dụng thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y, vắc-xin và thông tin khác để bảo đảm truy xuất nguồn gốc; lưu giữ hồ sơ trong thời gian tối thiểu là 01 năm sau khi kết thúc chu kỳ chăn nuôi; có khoảng cách an toàn từ khu vực chăn nuôi trang trại đến đối tượng chịu ảnh hưởng của hoạt động chăn nuôi và từ nguồn gây ô nhiễm đến khu vực chăn nuôi trang trại. Tổ chức, cá nhân chăn nuôi trang trại quy mô lớn phải được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện chăn nuôi.
Đối với Chăn nuôi nông hộ phải đáp ứng các yêu cầu sau đây: Chuồng nuôi phải tách biệt với nơi ở của người; định kỳ vệ sinh, khử trùng, tiêu độc chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi; có các biện pháp phù hợp để vệ sinh phòng dịch; thu gom, xử lý phân, nước thải chăn nuôi, xác vật nuôi và chất thải chăn nuôi khác theo quy định của pháp luật về thú y, bảo vệ môi trường.
Về quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân chăn nuôi
Tổ chức, cá nhân chăn nuôi có quyền sau đây: tổ chức, cá nhân đã thực hiện kê khai hoạt động chăn nuôi được hỗ trợ thiệt hại, khôi phục sản xuất khi bị thiên tai, dịch bệnh theo quy định của pháp luật; được hưởng chính sách của Nhà nước có liên quan đến hoạt động chăn nuôi; được tập huấn, đào tạo về chăn nuôi; quảng bá sản phẩm theo quy định của pháp luật; khiếu nại, tố cáo, khởi kiện liên quan đến chăn nuôi theo quy định của pháp luật.
Tổ chức, cá nhân chăn nuôi có nghĩa vụ sau đây: Thực hiện kê khai hoạt động chăn nuôi; thực hiện các biện pháp an toàn sinh học, vệ sinh môi trường trong chăn nuôi; xử lý chất thải chăn nuôi theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường; bảo đảm đối xử nhân đạo với vật nuôi theo quy định của pháp luật.
Việc cấp cấp, cấp lại, thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện chăn nuôi đối với chăn nuôi trang trại quy mô lớn (theo điều 58 Luật Chăn nuôi)
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền cấp, cấp lại, thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện chăn nuôi. Giấy chứng nhận đủ điều kiện chăn nuôi được cấp lại trong trường hợp bị mất, bị hỏng; thay đổi thông tin về tổ chức, cá nhân trong Giấy chứng nhận đủ điều kiện chăn nuôi. Giấy chứng nhận đủ điều kiện chăn nuôi bị thu hồi trong trường hợp bị tẩy, xóa, sửa chữa nội dung trong Giấy chứng nhận đủ điều kiện chăn nuôi; cơ sở chăn nuôi trang trại không còn đủ điều kiện quy định (tại Điều 55 của Luật Chăn nuôi); cơ sở chăn nuôi trang trại có hành vi vi phạm khác mà pháp luật quy định phải thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện chăn nuôi.
Bên cạnh các quy định về điều kiện chăn nuôi, Chính phủ cũng đã có những quy định về xử lý vi phạm hành chính trong Chăn nuôi (Nghị định Số 14/2021/NĐ-CP ngày 01/3/2021 của Chính Phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong chăn nuôi có hiệu lực từ ngày 20/4/2021). Một số quy định cụ thể:
Vi phạm quy định về điều kiện chăn nuôi nông hộ
Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi gian dối trong kê khai nhằm mục đích trục lợi.Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi chăn nuôi tại khu vực không được phép chăn nuôi.Biện pháp khắc phục hậu quả là buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định; Buộc di dời vật nuôi ra khỏi khu vực không được phép chăn nuôi đối với hành vi vi phạm.
Vi phạm quy định về điều kiện chăn nuôi trang trại quy mô vừa, quy mô nhỏ: Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi không lưu giữ, cập nhật đầy đủ hồ sơ về quá trình hoạt động chăn nuôi, sử dụng thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y, vắc-xin và thông tin khác để bảo đảm truy xuất nguồn gốc; không bảo đảm khoảng cách an toàn trong chăn nuôi trang trại theo quy định.
Hành vi vi phạm quy định về kê khai chăn nuôi bị xử phạt như sau: phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện kê khai; phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi gian dối trong kê khai nhằm mục đích trục lợi. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi chăn nuôi tại khu vực không được phép chăn nuôi theo quy định.
Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc giảm quy mô chăn nuôi cho phù hợp với khoảng cách theo quy định đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 1 Điều này; buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm. Buộc di dời trang trại ra khỏi khu vực không được phép chăn nuôi đối với hành vi vi phạm quy định.
Vi phạm quy định về điều kiện chăn nuôi trang trại quy mô lớn:
Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi không lưu giữ, cập nhật đầy đủ hồ sơ về quá trình hoạt động chăn nuôi, sử dụng thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y, vắc-xin và thông tin khác để bảo đảm truy xuất nguồn gốc; thay đổi thông tin về tổ chức, cá nhân trong Giấy chứng nhận đủ điều kiện chăn nuôi đã được cấp nhưng không làm thủ tục để đăng ký cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện chăn nuôi; không bảo đảm khoảng cách an toàn trong chăn nuôi trang trại theo quy định Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với hành vi trốn tránh, cản trở hoặc không chấp hành yêu cầu việc thực hiện đánh giá giám sát duy trì điều kiện chăn nuôi.Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi tẩy, xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung trong Giấy chứng nhận đủ điều kiện chăn nuôi.
Hành vi vi phạm về kê khai chăn nuôi bị xử phạt như sau: Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện kê khai; phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi gian dối trong kê khai nhằm mục đích trục lợi. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi thực hiện hoạt động chăn nuôi không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện chăn nuôi.Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với hành vi chăn nuôi tại khu vực không được phép chăn nuôi.Hình thức xử phạt bổ sung là tịch thu Giấy chứng nhận đủ điều kiện chăn nuôi đối với hành vi vi phạm quy định.
Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc giảm quy mô chăn nuôi cho phù hợp với khoảng cách theo quy định đối với hành vi vi phạm; buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm; buộc di dời trang trại chăn nuôi ra khỏi khu vực không được phép chăn nuôi đối với hành vi vi phạm.
Hy vọng những thông tin trên được người chăn nuội cặp nhật để chấp hành tốt hơn những quy định của Pháp luật trong lĩnh vực chăn nuôi góp phần thúc đẩy Chăn nuôi trên địa bàn Thành phố phát triển bền vững, hiệu quả./.
Nguyễn Ngọc Sơn
Chi cục trưởng – Chi cục Chăn nuôi và Thú y Hà Nội
Hà Nội hiện có tổng đàn gia súc gia cầm lớn, đặc biệt trong chăn nuôi gia cầm. Tổng đàn trân bò hiên có 164 ngàn con, đàn lợn 1,57 triệu con, đàn gia cầm gần 38 triệu con.Tổng số có 7.528 trang trại chăn nuôi gia súc gia cầm (theo tiêu chí của Luật Chăn nuôi) trong đó trang trại quy mô lớn 110, quy mô vừa 1609, quy mô nhỏ 5809. Chăn nuôi trân bò quy mô trang trại 37.662 con (chiếm 22,9% so tổng đàn). Lợn 757.123 con (chiếm 48 % so với tổng đàn). Gia cầm bao gồm gà, vịt, ngan, ngỗng có 15.192.475 con (chiếm 44,8 % so với tổng đàn).
1 Comment
Để lại comment của bạn
- Thừa Thiên Huế: Chủ động phòng, chống rét cho vật nuôi
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 24/12/2024
- Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Việt Nam: Hoạt động bền bỉ và thành công
- Dự báo thị trường thức ăn chăn nuôi toàn cầu
- Khởi công xây dựng trạm trộn thức ăn chăn nuôi tại KCN công nghệ cao Mebi Farm
- Hợp quy TĂCN: Nặng hình thức và tốn kém!
- Nâng tầm giá trị thương hiệu sản phẩm, hàng hóa Việt Nam: Cần gỡ bỏ nút thắt
- “Chạy đua” xử lý các cơ sở chăn nuôi nằm ngoài vùng quy hoạch
- Ảnh hưởng của các mức selenomethionine đến chất lượng thịt và sự tích luỹ selen trong mô
- Bình Phước: Chuẩn bị heo thịt cho thị trường tết
Tin mới nhất
T4,25/12/2024
- Thừa Thiên Huế: Chủ động phòng, chống rét cho vật nuôi
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 24/12/2024
- Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Việt Nam: Hoạt động bền bỉ và thành công
- Dự báo thị trường thức ăn chăn nuôi toàn cầu
- Đồng Nai: Heo hơi tăng giá, đảm bảo nguồn cung Tết Nguyên đán 2025
- Khởi công xây dựng trạm trộn thức ăn chăn nuôi tại KCN công nghệ cao Mebi Farm
- Hợp quy TĂCN: Nặng hình thức và tốn kém!
- Nâng tầm giá trị thương hiệu sản phẩm, hàng hóa Việt Nam: Cần gỡ bỏ nút thắt
- “Chạy đua” xử lý các cơ sở chăn nuôi nằm ngoài vùng quy hoạch
- Ảnh hưởng của các mức selenomethionine đến chất lượng thịt và sự tích luỹ selen trong mô
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Tôi muốn tải một văn bản liên quan đến đề cương tuyên truyền kế hoạch thành lập tổ liên kết nuôi bò, các loại con giống.