[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Vào những ngày đầu tháng 5/2021, gia đình chị Oanh (thôn Phú Quế, thị trấn Yên Cát) – một trong hơn 106 hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn tại huyện Như Xuân, tỉnh Thanh Hoá được Tập đoàn MAVIN và Tổ chức Tầm nhìn Thế giới tại Việt Nam (World Vision Việt Nam) tài trợ sinh kế – đã xuất bán lứa vịt đầu tiên sau 50 ngày nuôi với mức giá là 60.000 đồng/kg và trọng lượng bình quân là 3kg/con. Sau khi khấu trừ chi phí vật liệu đầu vào, bao gồm con giống, thức ăn chăn nuôi và thuốc thú y, chị Oanh lãi được 7 triệu đồng.
“Gia đình tôi gần như không có ý định chăn nuôi nữa, vì tình hình dịch bệnh ở gia súc gia cầm những năm gần đây ngày càng trở nên nghiêm trọng; chi phí đầu tư cao mà hiệu quả đem lại không nhiều. Khi tham gia vào Dự án sinh kế do Tập đoàn MAVIN và Tổ chức World Vision Việt Nam tài trợ, chúng tôi được hỗ trợ con giống và chuyển giao kỹ thuật, nhờ đó mà công việc chăn nuôi ngày một thuận lợi hơn. Cả gia đình rất vui và quyết định sẽ sử dụng tiền bán vịt để mua thêm con giống và tiếp tục chăn nuôi theo mô hình này”, chị Oanh hào hứng chia sẻ.
Niềm vui của các hộ dân chăn nuôi vịt Mavin tới ngày xuất bán tại huyện Như Xuân, tỉnh Thanh Hóa (Ảnh: MAVIN)
Đối với gia đình chị Oanh và hàng trăm hộ dân khác được Tập đoàn MAVIN và Tổ chức World Vision Việt Nam hỗ trợ sinh kế, niềm vui đến không chỉ từ số tiền lãi thu được sau khi bán lứa heo, gà, vịt này, mà quan trọng hơn là các hộ gia đình nay đã có thể tự tin mua thêm con giống và duy trì chăn nuôi nhờ được tiếp cận và chuyển giao kỹ thuật theo chuỗi giá trị.
Đây cũng là mục tiêu của Chương trình hợp tác về an sinh xã hội do Tập đoàn MAVIN và Tổ chức World Vision Việt Nam triển khai từ năm 2019 nhằm hỗ trợ phát triển sinh kế cho hộ gia đình nghèo người dân tộc thiểu số tại huyện miền núi Như Xuân, tỉnh Thanh Hoá. Sau 3 năm triển khai, đã có hàng trăm hộ nông dân được chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi mới, từ đó thoát nghèo và tăng thu nhập.
Ông Cao Phan Việt, đại diện Tổ chức World Vision Việt Nam tại huyện Như Xuân, Thanh Hóa cho biết thêm: “Sau khi thử nghiệm các mô hình chăn nuôi khác nhau trong khuôn khổ chương trình hợp tác giữa Tổ chức World Vision Việt Nam và Tập đoàn MAVIN, chúng tôi nhận thấy mô hình chăn nuôi vịt là hiệu quả hơn cả về chi phí và thời gian đầu tư. Nếu như tiền lãi của các hộ chăn nuôi gà và lợn lần lượt tăng từ 2-3 đến 5-7 triệu đồng sau khi bán thì việc chăn nuôi vịt lại mang đến nguồn thu lớn hơn – từ 7 triệu đồng trở lên.”
Để duy trì sự bền vững của mô hình chăn nuôi này, Tổ chức World Vision Việt Nam đã hỗ trợ các hộ gia đình hình thành các nhóm chăn nuôi, theo đó mỗi hộ sẽ đóng góp 10% thu nhập từ việc bán vật nuôi để duy trì hoạt động của nhóm và hỗ trợ các thành viên tái đầu tư thông qua mô hình Tiết kiệm để chuyển hóa (S4T).
Thay vì hỗ trợ tài chính, MAVIN và World Vision hỗ trợ tạo sinh kế mang tính bền vững sẽ giúp người nông dân biết và làm chủ được một nghề có thể tạo ra thu nhập ổn định và từ đó làm giàu (Ảnh: MAVIN)
Ông David John Whitehead, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn MAVIN cho biết, với lợi thế hoạt động theo chuỗi giá trị khép kín “từ Nông trại đến Bàn ăn”, Tập đoàn MAVIN có đầy đủ các điều kiện để hỗ trợ tạo sinh kế bền vững cho người dân có hoàn cảnh khó khăn, giúp họ thoát nghèo và cải thiện cuộc sống. Thay vì hỗ trợ tài chính để người dân nghèo vượt qua khó khăn trước mắt, thì việc hỗ trợ tạo sinh kế mang tính bền vững sẽ giúp họ biết và làm chủ được một nghề có thể tạo ra thu nhập ổn định và từ đó làm giàu. Đó là ý tưởng chủ đạo của các dự án an sinh xã hội của Tập đoàn MAVIN. Bằng cách này, chúng tôi vừa giúp người nông dân thoát nghèo, vừa giúp họ tiếp cận cách chăn nuôi hiệu quả với sản phẩm an toàn vệ sinh thực phẩm, đồng thời cũng đóng góp cho sự phát triển bền vững của ngành nông nghiệp Việt Nam”, ông David đã khẳng định mục tiêu chương trình trong Lễ ký kết Biên bản ghi nhớ về việc hợp tác giữa MAVIN và World Vision giai đoạn 2019 – 2021.
Định kỳ mỗi quí 1 lần, “Hội thảo chia sẻ mô hình chăn nuôi sạch” được tổ chức với sự tham gia của các hộ chăn nuôi, đại diện chính quyền địa phương, đại diện Tổ chức World Vision Việt Nam và Tập đoàn MAVIN. Thông qua những Hội thảo như thế này, các kinh nghiệm chăn nuôi hiệu quả được chia sẻ rộng rãi; các khó khăn – vấn đề gặp phải trong quá trình chăn nuôi được đội ngũ kỹ thuật của Tập đoàn MAVIN và Tổ chức World Vision Việt Nam phân tích kỹ càng, tư vấn cách khắc phục để nâng cao chất lượng vật nuôi, từ đó cải thiện thu nhập cho các hộ gia đình.
Dựa trên những kết quả tích cực trong 3 năm hợp tác đầu tiên, với kinh nghiệm triển khai và lợi thế của cả hai bên, Tập đoàn MAVIN và Tổ chức World Vision Việt Nam đang nghiên cứu mở rộng quy mô và địa bàn hợp tác trên cả nước để ngày càng có thêm nhiều hộ gia đình được hỗ trợ thoát nghèo và phát triền chăn nuôi.
Vũ Toan
Tổ chức Tầm nhìn Thế giới tại Việt Nam (World Vision Việt Nam) là tổ chức cứu trợ và nhân đạo Cơ đốc với sứ mệnh cải thiện chất lượng cuộc sống cho cộng đồng, đặc biệt là trẻ em nghèo ở vùng sâu vùng xa. World Vision giúp đỡ tất cả mọi người, không phân biệt tôn giáo, chủng tộc, dân tộc hay giới. World Vision bắt đầu có mặt ở Việt Nam từ năm 1988. Từ đó đến nay, World Vision đã phối hợp với Chính phủ, người dân Việt Nam, cùng các tổ chức phi chính phủ quốc tế khác trong việc thực hiện các chương trình cứu trợ, phát triển và vận động chính sách ở các cộng đồng còn đang gặp nhiều khó khăn. Các chương trình phát triển dài hạn của World Vision đang được triển khai tại 37 huyện thuộc 18 tỉnh, thành phố trên cả nước
- Thừa Thiên Huế: Chủ động phòng, chống rét cho vật nuôi
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 24/12/2024
- Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Việt Nam: Hoạt động bền bỉ và thành công
- Dự báo thị trường thức ăn chăn nuôi toàn cầu
- Khởi công xây dựng trạm trộn thức ăn chăn nuôi tại KCN công nghệ cao Mebi Farm
- Hợp quy TĂCN: Nặng hình thức và tốn kém!
- Nâng tầm giá trị thương hiệu sản phẩm, hàng hóa Việt Nam: Cần gỡ bỏ nút thắt
- “Chạy đua” xử lý các cơ sở chăn nuôi nằm ngoài vùng quy hoạch
- Ảnh hưởng của các mức selenomethionine đến chất lượng thịt và sự tích luỹ selen trong mô
- Bình Phước: Chuẩn bị heo thịt cho thị trường tết
Tin mới nhất
T5,26/12/2024
- Thừa Thiên Huế: Chủ động phòng, chống rét cho vật nuôi
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 24/12/2024
- Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Việt Nam: Hoạt động bền bỉ và thành công
- Dự báo thị trường thức ăn chăn nuôi toàn cầu
- Đồng Nai: Heo hơi tăng giá, đảm bảo nguồn cung Tết Nguyên đán 2025
- Khởi công xây dựng trạm trộn thức ăn chăn nuôi tại KCN công nghệ cao Mebi Farm
- Hợp quy TĂCN: Nặng hình thức và tốn kém!
- Nâng tầm giá trị thương hiệu sản phẩm, hàng hóa Việt Nam: Cần gỡ bỏ nút thắt
- “Chạy đua” xử lý các cơ sở chăn nuôi nằm ngoài vùng quy hoạch
- Ảnh hưởng của các mức selenomethionine đến chất lượng thịt và sự tích luỹ selen trong mô
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất