Thị trường TACN giai đoạn 2015-2020 - Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam
    • Giá heo (lợn) hơi miền Bắc từ 67.000 - 69.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Hà Nội 69.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Yên Bái 68.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Lào Cai 67.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Trung và Tây Nguyên từ 64.000 - 68.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Quảng Trị 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Nghệ An 67.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Ninh Thuận 66.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Nam từ 63.000 - 67.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Đồng Nai 67.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Cần Thơ 66.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Trà Vinh 63.000 đ/kg
    •  
  • Thị trường TACN giai đoạn 2015-2020

    [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam]- Năm 2015, sản lượng TACN cả nước đạt 15,8 triệu tấn, đến năm 2020 đạt 20,3 triệu tấn. Tăng trưởng về sản lượng TACN trong cả giai đoạn đạt 28,5%; trung bình 5,7%/năm.

     

    Sản lượng TACN phân bố không đồng đều giữa các vùng

     

    Tập trung chủ yếu ở các tỉnh khu vực đồng bằng đã chiếm trên 85,1% còn lại là các khu vực khác, cụ thể: ĐBSH chiếm 38,9%; ĐNB chiếm 32,5%;  ĐBSCL chiếm 13,7%.

    Doanh nghiệp FDI chiếm khoảng 60% sản lượng TACN

     

    Sản lượng TACN được duy trì khá ổn định ở khu vực doanh nghiệp FDI và khu vực doanh nghiệp trong nước, cụ thể: năm 2015, sản lượng TACN của các doanh nghiệp FDI đạt 9,5 triệu tấn (tương đương 60,0%), của khối doanh nghiệp trong nước đạt 6,3 triệu tấn (tương đương 40,0%). Đến năm 2020, sản lượng của các doanh nghiệp FDI đạt 12,1 triệu tấn (tương đương 59,8%), của các doanh nghiệp trong nước đạt 8,2 triệu tấn (tương đương 40,2%).

     

    TACN gia cầm lần đầu tiên vượt TACN cho lợn

     

    Cơ cấu sản lượng TACN theo đối tượng vật nuôi đang có sự thay đổi giữa thức ăn cho lợn và thức ăn cho gia cầm, cụ thể: Trong giai đoạn 2015-2017, sản lượng TACN cho lợn luôn chiếm trên 60% (63,6-67,3%), cho gia cầm ở mức trên 30% (30,6-33,5%) so với tổng sản lượng TACN các loại. Đến giai đoạn 2018-2020, cơ cấu có sự thay đổi theo hướng giảm TACN cho lợn, tăng TACN cho gia cầm, cụ thể như sau:

     

    – Năm 2018: TACN cho lợn chiếm 56,6%, TACN cho gia cầm chiếm 40,7%;

    – Năm 2019: TACN cho lợn chiếm 49,7%, TACN cho gia cầm chiếm 47,2%;

    – Năm 2020: TACN cho lợn chiếm 43,8%, TACN cho gia cầm chiếm 52,7%.

     

    Đáng chú ý, năm 2020 cũng là năm đầu tiên ghi nhận sản lượng TACN cho lợn thấp hơn sản lượng TACN cho gia cầm trong cơ cấu sản lượng TACN tổng số. Như vậy, quy mô đàn lợn đang giảm tương đối trong sản xuất so với đàn gia cầm ngày càng tăng nhanh.

     

    Nhập khẩu nguyên liệu TACN tăng 6,2%/năm

     

    Tổng lượng nguyên liệu TACN nhập khẩu năm 2015 là 15,4 triệu tấn (tương đương 5,3 tỷ USD), đến năm 2020 lượng nhập khẩu tăng lên 20,2 triệu tấn (tương đương 6,0 tỷ USD). Tốc độ tăng trung bình hang năm trong giai đoạn 2015-2020 là 6,2%/năm (tương đương với tốc độ tăng sản lượng TACN sản xuất trong nước là 5,7%/năm).

     

    Các nguyên liệu nhập khẩu chiếm tỷ lệ lớn là nguyên liệu thức ăn có nguồn gốc thực vật. Số liệu nhập khẩu năm 2020: ngô hạt 9,9 triệu tấn (tương đương 1,9 tỷ USD), khô dầu các loại 4,7 triệu tấn (tương đương 1,6 tỷ USD), DDGS 1,1 triệu tấn (tương đương 256 triệu USD), bột thịt xương và các phụ phẩm từ động vật 1,2 triệu tấn (tương đương 560 triệu USD), thức ăn bổ sung 661 nghìn tấn (tương đương 876 triệu USD).

     

    Quý I/2021, tổng lượng TACN nhập khẩu đạt 5,4 triệu tấn, tương đương 1,66 tỷ USD; tăng 3,94% về số lượng và 5,53% về giá trị so với cùng kỳ 2020.

     

    Giá nguyên liệu và TACN thành phẩm trong nước

     

    Giai đoạn từ năm 2015 đến Quý III/2020 nhìn chung giá ổn định, thậm chí có thời điểm giảm dần. Giá các loại nguyên liệu chính của TACN bắt đầu tăng từ tháng 10/2020 và tăng cao đến thời điểm hiện nay với mức tăng trung bình từ 30-35%, tuy nhiên giá TACN thành phẩm chỉ bắt đầu tăng nhẹ từ tháng 12/2020 (do giai đoạn này các doanh nghiệp đang còn nguồn nguyên liệu dự trữ với giá thấp) và tăng dần đến thời điểm hiện nay. Tính từ lần tăng giá đầu tiên tại thời điểm cuối năm 2020 đến nay, giá TACN thành phẩm trong nước đã tăng trung bình từ 5-6 đợt (mức tăng 200-300 đ/kg/lần), với tổng mức tăng chung là 10-15% (tương đương 1.000-1.500 đ/kg, tùy từng loại).

     

    Giá một số nguyên liệu TACN trong Quý IV/2020 tăng so với Quý I/2020, cụ thể: ngô hạt 6.126 đ/kg (tăng 9,2%), khô dầu đậu tương 11.190 đ/kg (tăng 25,2%), DDGS 7.135 đ/kg (tăng 26,7%). Tuy nhiên giá TACN thành phẩm năm 2020 được duy trì ổn định, so với Quý I/2020, giá TACN thành phẩm trong Quý IV/2020 chỉ tăng nhẹ từ 0,2-0,8%.

     

    Trong Quý I/2021 giá nguyên liệu TACN tiếp tục tăng, cụ thể: ngô hạt 7.371 đ/kg, tăng 20,3%; khô dầu đậu tương 13.533 đ/kg, tăng 12,9%; DDGS 8.700 đ/kg, tăng 21,9% so với giá bình quân Quý IV/2020… Sau khi đạt mức cao nhất vào giai đoạn cuối tháng 2 và đầu tháng 3 năm nay, giá nguyên liệu TACN đã giảm nhẹ vào cuối tháng 3 và duy trì đến đầu tháng 4. Tuy nhiên, trong những ngày gần đây (20-23/4), giá một số nguyên liệu như ngô, DDGS, lúa mì có xu hướng tăng nhanh do những lo ngại từ việc nhu cầu thu mua của Trung Quốc tăng cao cũng như tình trạng hạn hán tại Braxin có thể ảnh hưởng đến sản lượng ngô của nước này.

     

    Giá TACN thành phẩm trong Quý I/2021 tăng so với Quý IV/2020, cụ thể: TAHH cho lợn thịt từ 60kg trở lên 10.357 đ/kg (tăng 10,4%), TAHH cho gà thịt lông màu 10.601 đ/kg (tăng 11,0%), TAHH cho gà thịt lông trắng 10.702 đ/kg (tăng 7,5%). Trong tháng 4/2021, giá TACN thành phẩm tiếp tục tăng 2,7-3,3% so với Quý I/2021 (Chi tiết theo Bảng 6 phụ lục đính kèm).

     

    Trong sản xuất TACN công nghiệp, giá nguyên liệu thông thường chiếm khoảng 80-85% so với giá thành sản xuất; chi phí khác như nhiên liệu, khấu hao, nhân công, lãi vay, lương… chiếm khoảng10-15%. Theo mặt bằng hiện nay, chỉ tính riêng chi phí nguyên liệu cho TAHH hoàn chỉnh lợn bình quân là 8.894đ/kg; TAHH hoàn chỉnh của gà màu bình quân là 9.757đ/kg; TAHH hoàn chỉnh của gà trắng bình quân là 10.050đ/kg; Các chi phí vận hành sản xuất, kinh doanh, bao bì, lương khoảng 2.500-3.000 đồng/kg.

     

    Dẫn đến giá thành thực tế bán ra TAHH hoàn chỉnh của lợn giai đoạn vỗ béo  là khoảng 11.000đ/kg, TAHH hoàn chỉnh của gà màu nuôi thịt là khoảng 12.100đ/kg,  TAHH hoàn chỉnh của gà trắng nuôi thịt là 12.500đ/kg

     

    Bảng 3. Sản lượng TACN gđ 2015-2020 theo vùng sinh thái (1.000 tấn)

    TT

    Vùng

    2015

    2016

    2017

    2018

    2019

    2020

    1

    Bắc Trung Bộ

    189

    153

    259

    304

    470

    541

    2

    Duyên hải Nam Trung Bộ

    935

    1.595

    1.438

    1.453

    1.667

    1.645

    3

    Đông Bắc

    364

    410

    319

    344

    422

    499

    4

    Đồng bằng Sông Cửu Long

    2.421

    3.277

    3.352

    3.012

    2.947

    2.785

    5

    Đồng bằng Sông Hồng

    6.799

    8.889

    7.826

    7.798

    7.268

    7.902

    6

    Đông Nam Bộ

    5.006

    5.661

    5.993

    5.753

    5.975

    6.589

    7

    Tây Bắc Bộ

    129

    165

    192

    145

    191

    330

     

    Tổng số

    15.846

    20.152

    19.381

    18.813

    18.942

    20.295

     

    Tăng trưởng (%)

     

    27,2

    -3,8

    -2,9

    0,7

    7,1

     

    Bảng 4. Sản lượng TACN gđ 2015-2020 theo loại hình doanh nghiệp (1.000 tấn)

    Loại hình doanh nghiệp

    2015

    2016

    2017

    2018

    2019

    2020

    Sản lượng

    Tỷ lệ (%)

    Sản lượng

    Tỷ lệ (%)

    Sản lượng

    Tỷ lệ (%)

    Sản lượng

    Tỷ lệ (%)

    Sản lượng

    Tỷ lệ (%)

    Sản lượng

    Tỷ lệ (%)

    FDI

    9,507

    60.0

    12,391

    61.5

    11,472

    59.2

    11,245

    59.8

    11,618

    61.3

    12.143

    59,8

    Trong nước

    6,339

    40.0

    7,761

    38.5

    7,908

    40.8

    7,568

    40.2

    7,324

    38.7

    8.151

    40,2

    Tổng số

    15,846

    100.0

    20,152

    100.0

    19,381

    100.0

    18,813

    100.0

    18,942

    100.0

    20.295

    100,0

     

    Bảng 5. Sản lượng TACN giai đoạn 2015-2020 theo nhóm vật nuôi (triệu tấn)

    Nhóm TĂCN

    Năm 2015

    Năm 2016

    Năm 2017

    Năm 2018

    Năm 2019

    Năm 2020

    Sản lượng

    Tỷ lệ (%)

    Sản lượng

    Tỷ lệ (%)

    Sản lượng

    Tỷ lệ (%)

    Sản lượng

    Tỷ lệ (%)

    Sản lượng

    Tỷ lệ (%)

    Sản lượng

    Tỷ lệ (%)

    TA cho lợn

    10,0

    63,6

    13,5

    67,3

    12,4

    63,7

    10,6

    56,6

    9,4

    49,7

    8,9

    43,8

    TAcho gia cầm

    5,1

    32,2

    6,3

    30,6

    6,5

    33,5

    7,7

    40,7

    8,9

    47,2

    10,7

    52,7

    TAcho vật nuôi khác

    0,7

    2,4

    0,4

    2,0

    0,5

    2,7

    0,5

    2,6

    0,6

    2,9

    0,6

    3,0

    Tổng

    15,8

     

    20,1

     

    19,4

     

    18,8

     

    18,9

     

    20,3

     

     

    Bảng 6. Tổng hợp giá một số nguyên liệu và thức ăn chăn nuôi giai đoạn 2015-2020


    TT

    Loại nguyên liệu

    2015

    2016

    2017

    2018

    2019

    2020

    4 tháng đầu năm 2021

    1

    Ngô hạt

    5.392

    5.338

    4.344

    5.547

    5.381

    5.621.0

    7.334

    2

    Khô dầu đậu tương

    9.775

    9.604

    8.486

    10.493

    9.355

    10.184

    13.300

    3

    Bột cá

    29.917

    28.792

    28.597

    29.469

    28.248

    27.225

    27.493

    4

    Cám gạo chiết ly

    6.240

    6.083

    3.747

    4.334

    5.468

    4.427

    4.978

    5

    Methionine HCl

    134.417

    82.667

    55.759

    61.367

    49.886

    53.928

    64.900

    6

    Lysine HCl

    35.267

    34.890

    21.540

    27.192

    28.598

    28.181

    35.436

    7

    DDGS

    5.113

    5.273

    5.362

    6.305

    8.743

    8

    TĂ HH lợn thịt vỗ béo từ 60 kg trở lên

    9.085

    8.297

    8.600

    9.041

    9.076

    9.362

    10.486

    9

    TĂ HH gà thịt lông màu

    10.278

    9.400

    8.500

    9.199

    9.372

    9.496

    10.712

    10

    TĂ HH gà thịt lông trắng

    10.400

    9.700

    9.500

    9.879

    9.727

    9.961

    10.812

     (*) Cập nhật đến ngày 20/4

     

    C.N

    Để lại comment của bạn

    Bình luận mới nhất

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Theo UBND xã Minh Châu – Ba Vì – Hà Nội, xác định lợi thế về đất đai, khí hậu nên những năm qua đã đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp là chính, trong đó xã tập trung đến phát triển chăn nuôi bò sinh sản, bò thịt. […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Trong bối cảnh bệnh Dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đã xảy ra tại TP Hồ Chí Minh, thành phố càng nỗ lực thực hiện các biện pháp kiểm soát chăn nuôi, giết mổ và tiêu thụ gắt gao. Hơn nữa, khảo sát một đêm tại thị trường […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Anh Trần Văn Toản, ở khu vực Bình Yên B, phường Long Hòa, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ là người đầu tiên ở Đồng bằng sông Cửu Long mở trang trại nuôi chim công rất thành công mà cho thu nhập hơn 200 triệu đồng/năm.   1/ […]

    • Giống chim này có khả năng thích ứng cao với điều kiện khí hậu ở nước ta, tỷ lệ nuôi sống đạt 94-99%.

    • Để đàn gà sinh trưởng phát triển tốt có tỷ lệ sống cao cần thực hiện tốt kỹ thuật úm gà con

    • Việt Nam cùng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ… là những nước đã nuôi trồng thành công đông trùng hạ thảo.

    • Gà vảy cá được mệnh danh là “mỹ kê” đã được nhiều đại gia Việt sẵn sàng chi tiền triệu để hữu cặp gà vảy cá đẹp.

    • Cừu chính là loài vật nuôi thích hợp với những điều kiện khắc nghiệt của vùng đất Ninh Thuận.

    • Nghề nuôi chim cút đẻ hiện đang phổ biến ở rất nhiều hộ gia đình tại các địa phương và mang lại hiệu quả kinh tế khá.

    • Tỉnh Phú Thọ với địa hình đa dạng: nhiều gò, đồi thấp, dải đồng bằng thuận lợi cho chăn nuôi, trong đó, có chăn nuôi gà lông màu.