[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Việt Nam đã tham gia nhiều hiệp định thương mại tự do với các nước trong khu vực và thế giới. Hội nhập ngày càng ảnh hưởng sâu, rộng đến ngành chăn nuôi Việt Nam. Bàn về chuyện ngành chăn nuôi hội nhập kinh tế: hiện trạng, thách thức, cơ hội và giải pháp, Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam giới thiệu tới Quý độc giả bài viết chuyên sâu, tâm huyết của TS Đoàn Xuân Trúc – Phó Chủ tịch Hội Chăn nuôi Việt Nam.
III. Giải pháp để ngành Chăn nuôi chủ động hội nhập
Khi tham gia các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới như CPTPP, EVFTA, UKVFTA, RCEP… do Việt Nam đang phát triển ở mức thấp hơn nhiều nước nên các cam kết giảm thuế NK đối với nhiêu sản phẩm chăn nuôi được áp dụng với lộ trình dài hơn, bình quân 8-11 năm kể từ khi các FTA này có hiệu lực.
Đây được coi như thời gian “vàng” để ngành chăn nuôi thực hiện tái cơ cấu và tổ chức lại sản xuất để giảm giá thành và năng cao chất lượng, nâng cao khả năng canh tranh.
Thói quen tiêu dùng các sản phẩm thịt “nóng”, thịt “mát” của người Việt cũng là “rào cản tự nhiên” để hạn chế thịt đông lạnh nhập khẩu nhập ồ ạt vào nước ta.
Do quá nhiều thách thức gay gắt nên ngành Chăn nuôi cũng cần nhiều giải pháp để vượt qua và giải pháp nào cũng cần thiết và cấp bách. Trong đó, những giải pháp chính bao gồm:
III.1 Nhóm giải pháp về kỹ thuật
(1). Công tác giống vật nuôi: Chọn tạo một số giống vật nuôi phù hợp với điều kiện sinh thái từng vùng và phục vụ cho phương thức chăn nuôi bán chăn thả. Đối với các giống phù hợp chăn nuôi tập trung, công nghiệp cần khuyến khích nhập giống cụ kỵ, ông bà để sản xuất giống bố mẹ trong nước phục vụ chăn nuôi thương phẩm. Các địa phương cần quan tâm lưu giữ, chon tạo và sản xuất giống bản địa, giống đặc sản. Kiểm soát chặt chẽ chất lượng giống nhằm góp phần tăng năng suất vật nuôi 10-15% trong những năm tới.
Thưc hiên có hiệu quả Đề án Phát triển công nghiệp sản xuất giống vât nuôi, đó là đề án ưu tiên thực hiện Chiến lược phát triển chăn nuôi giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2045 theo QĐ số 1520/QĐ-TTg ngày 06/10/2020 của Thủ tướng Chính phủ.
Tăng cường quản lý chất lượng thức ăn chăn nuôi
(2). Tăng cường quản lý chất lượng thức ăn chăn nuôi, không sử dụng chất cấm và lạm dụng chất kháng sinh; tăng sử dụng các chế phẩm vi sinh. Tận dụng tối đa nguồn nguyên liệu và phụ phẩm nông nghiệp sẵn có tại địa phương nhằm giảm chi phí đầu vào và tăng chủ động trong sản xuất. Có giải pháp khống chế giá bán thức ăn chăn nuôi không cao hơn so với các nước trong khu vực có điều kiện tương tự (thông qua việc kiểm soát một số chi phí để đảm bảo hợp lý trong cơ cấu giá thành, tránh đội giá bán như tỷ lệ trích khấu hao tài sản mới đầu tư, tỷ lệ chi cho hệ thống đại lý…).
Thực hiện có hiệu quả Đề án Phát triển công nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi, đây cũng là đề án ưu tiên thực hiện Chiến lược phát triển chăn nuôi giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2045 theo QĐ số 1520/QĐ-TTg ngày 06/10/2020 của Thủ tướng Chính phủ
(3). Chủ động khống chế dịch bệnh và hình thành một số vùng an toàn dịch bệnh, tiếp tục rà soát giảm bớt các khoản phí, lệ phí, tránh chồng chéo. Kiểm soát chặt chẽ các cơ sở giết mổ, các sản phẩm nhập khẩu tiểu ngạch và chính ngạch; tăng cường kiểm tra chất lượng thuốc thú y và đảm bảo giá bán hợp lý.
Xây dựng các hàng rào kỹ thuật (SPS, TBT) phù hợp với các cam kết trong các FTA, khuyến khích đầu tư xử lý môi trường trong Chăn nuôi.
Nhanh chóng thưc hiên Quyết đinh số 414 /QĐ-TTg ngày 22/3/2021 cuả Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt Đề án tăng cường năng lực hệ thống cơ quan quản lý chuyên ngành thú y các cấp giai đoạn 2021-2030.
(4). Xây dựng và phát triển các mô hình, các chuỗi, các vùng sản xuất theo hướng xuất khẩu các sản phẩm có điều kiện, gắn với xây dựng thương hiệu quốc gia, đảm bảo truy suất nguồn gốc; đáp ứng tiêu chuẩn của nước nhập khẩu về thịt gà, thịt lợn (và các sản phẩm chế biến từ thịt), trứng vịt muối và các sản phẩm trứng, tổ yến, mật ong, các sản phẩm từ sữa bò, thức ăn chăn nuôi…
III.2. Nhóm các giải pháp về tổ chức sản xuất
(1). Cần đẩy nhanh tiến độ tái cơ cấu ngành Chăn nuôi ở các địa phương theo hướng Phát triển các sản phẩm có lợi thế từng vùng, tập trung nâng cao năng suất, hạ giá thành và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, phát triển bền vững. Tái cơ cấu chăn nuôi theo vùng và theo nhóm vật nuôi cần gắn với giảm thiểu tác động của ô nhiễm môi trường chăn nuôi và ảnh hưởng của biến đổi khí hậu.
Các địa phương cần cân nhắc lựa chọn phát triển hàng hóa các sản phẩm có lợi thế của địa phương mình. Khuyến khích các phân khúc tạo ra sản phẩm ít bị cạnh tranh để chăn nuôi hướng tới xuất khẩu. Phát triển mạnh các giống vật nuôi quý hiếm, đặc sản của từng vùng kết hợp phương thức chăn nuôi hữu cơ để tạo sản phẩm đặc sản cho phân khúc thị trường tiêu thụ riêng, tham gia phục vụ Chương trình du lịch ẩm thực sẽ được phát triển mạnh trong thời gian tới đây.
Trung ương và địa phương cùng doanh nghiệp cần có chương trình xây dựng thương hiệu, xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường và tận dụng mọi cơ hội để xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi có lợi thế, sản phẩm đặc sản.
(2). Tổ chức sản xuất liên kết theo chuỗi: các doanh nghiệp lớn giữ vai trò chủ đạo, dẫn dắt các doanh nghiệp nhỏ, các trang trại và các hợp tác xã, nông hộ chăn nuôi. Chăn nuôi nông hộ, chăn nuôi trang trại phải nâng dần quy mô và chịu sự kiểm soát an toàn dịch bệnh, phải tham gia vào các hợp tác xã chăn nuôi, các chuỗi liên kết giá trị. Theo báo cáo của các mô hình chuỗi khép kín: Sản xuất theo chuỗi sẽ góp phần giảm 12-15% giá thành sản xuất vì giảm được nhiều chi phí trung gian và tăng đảm bảo an toàn thực phẩm, tăng khả năng cạnh tranh và dễ tiếp cận vốn tín dụng và thị trường xuất khẩu sản phẩm có lợi thế.
Siêu dự án trang trại lợn của New Hope (Trung Quốc) tại tỉnh Bình Phước
(3). Thu hút các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài đầu tư vào ngành Chăn nuôi, khuyến khích đầu tư công nghệ cao, đầu tư vào các khâu: chọn tạo giống, giết mổ – chế biến sâu, xử lý môi trường. Kinh nghiêm ở một số mô hình ở Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Đồng Nai …đã cho thấy: Đầu tư công nghệ cao gắn với việc ứng dụng tiến bộ kỹ thuật mới sẽ góp phần tăng năng suất và chất lượng sản phẩm chăn nuôi 15-20%. Khuyến khích mạnh các mô hình chăn nuôi hữu cơ, chăn nuôi 4.0, chăn nuôi tuần hoàn…
(4). Đẩy mạnh việc phổ biến tuyên truyền các nội dung liên quan tới hội nhập kinh tế: các cam kết của Việt Nam tại các FTA, cơ hội và thách thức, xác định các giải pháp để từng doanh nghiệp, từng địa phương và cả ngành Chăn nuôi có thể chủ động hội nhập.
(5). Nhanh chóng củng cố tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về ngành Chăn nuôi và Thú y từ Trung ương tới địa phương, bổ sung nhân sự có chất lượng cao, các chuyên gia về xúc tiến thương mại, bổ sung trang thiết bị, phương tiện tác nghiệp và cơ chế, chính sách để tăng cường hiệu quả công tác quản lý ngành trong bổi cảnh hội nhập.
III.3. Nhóm giải pháp về cơ chế chính sách
Ngoài các giải pháp liên quan tới cải cách thể chế, tới nâng cao hiệu quả hoạt động của cơ quan quản lý từ trung ương tới địa phương cùng với sự nhanh chóng đổi mới tư duy và hành động của doanh nghiệp, trang trại và hộ chăn nuôi. Ngành chăn nuôi rất cần các cơ chế chính sách có tính chất đặc thù trong giai đoạn 10 năm trước mắt, đó là:
(1). Cần có cơ chế tín dụng hợp lý cho ngành Chăn nuôi trong vòng ít nhất 10 năm tới: lãi suất vay ưu đãi, cơ chế tiếp cận vốn vay thuận lợi, miễn giảm thuế thu nhập trong thời gian đầu của hội nhập đối với các hoạt động như: chọn lọc, sản xuất con giống; giết mổ, chế biến sản phẩm, xử lý môi trường, đầu tư công nghệ cao; cần xóa bỏ ngay các khoản phí lệ phí chồng chéo…
(3). Các chính sách khuyến khích tổ chức sản xuất – tiêu thụ theo chuỗi gía trị, chăn nuôi theo ViệtGAHP, an toàn sinh học; hình thành các Hợp tác xã và Tổ hợp tác chăn nuôi kiểu mới. Các chính sách hỗ trợ xây dựng thương hiệu và xúc tiến thương mại, ứng dụng công nghệ sinh học, ứng dụng tin học trong chăn nuôi. Có chính sách phù hợp để khuyến khích trồng cây làm thức ăn chăn nuôi, có lộ trình giảm dần nhập khẩu ngô, đậu tương làm TACN và Thủy sản; khuyên khích nông dân ở vùng có điều kiện chuyển sang nuôi bò, dê để tận dụng nguồn thức ăn thô xanh sẵn có và giảm dần nhập khẩu thịt gia súc…
(4). Chính phủ sớm ban hành bổ sung các quy định về phòng vệ thương mại (thuế chống bán phá giá, thuế chống tự cấp, tự vệ …) theo đúng các cam kết trong CPTPP, EVFTA và các FTA khác để bảo vệ sản xuất trong nước.
(5). Có chương trình đào tạo nhân lực cho ngành Chăn nuôi trong quá trình hội nhập. Chú trọng chất lượng đào tạo công nhân chuyên nghiệp, đội ngũ trại trưởng, cán bộ thị trường…cho ngành Chăn nuôi.
(6). Có chương trình phổ biến, tuyên truyền rộng rãi, đầy đủ về Nội dung của Hiệp định CPTPP, EVFTA cho toàn dân, dặc biệt là các cam kết của chúng ta. Chú trọng phổ biến tới khối doanh nghiệp, khuyến cáo cho họ về cơ hội và thách thức khi tham gia CPTPP, EVFTA và các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới; các giải pháp để tận dụng cơ hội, các chủ trương cải cách thể chế và chính sách của chính phủ để doanh nhiệp tham gia hội nhập…
(7). Có các cơ chế, quy định cụ thể để tạo điều kiện cho các tổ chức phi Chính phủ như Hội, Hiệp hội ngành nghề tham gia vào các dịch vụ công như các Hội, Hiệp hội khác trong các nước thành viên của AEC, EVFTA, của CPTTP và của các FTA khác đang thực hiện. Hội và Hiệp hội cần thực hiện chức năng là cầu nối trong mối quan hệ Công – Tư (PPP) trong suốt quá trình chủ động hội nhập của ngành Chăn nuôi.
(8). Chính phủ cần sớm quyết định sửa đổi, bổ sung Quyết định số 50/2014/QĐ-TTg ngày 04/9/2014 của Thủ tướng Chính phủ (đã hết hiệu lực thi hành từ cuối năm 2020) nhăm tiếp tục hỗ trợ phát triển chăn nuôi nông hộ giai đoạn 2021-2030 theo hướng chăn nuôi an toàn dịch bệnh và hiệu quả, thực hiện theo Luật Chăn nuôi, hỗ trợ nông hộ tham gia các chuỗi liên kết, hợp tác xã chăn nuôi hoặc chuyển đổi sang nghề khác.
(9). Chính phủ kiến nghị Quốc hội sớm ban hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai trong dó quy định rõ việc giành quỹ đất cho phát triển chăn nuôi, hình thành các vùng chăn nuôi tập trung, hiện đại, quy mô lớn, an toàn dịch bệnh, phục vụ xuất khẩu; có quỹ đất dể đầu tư các cơ sở giết mổ, chế biến sâu và các vùng trồng cây làm nguyên liệu thức ăn chăn nuôi như ngô lấy hạt, đỗ tương, ngô sinh khối, cỏ xanh…/.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Quyết định 1520/QĐ-TTg ngày 06 tháng 10 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Chiến lược Phát triển Chăn nuôi giai đoan 2021-2030, tầm nhìn 2045.
2. Quyết đinh 255/QĐ-TTg ngày 25 tháng 02 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Kế hoach Cơ cấu lại ngành Nông nghiệp giai đoaạn 2021-2025.
3. Tạp chí Cộng sản, 2/2021.
4. Tap chí Cộng sản, 4/2021.
5. Tóm lược Hiêp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương CPTTP, 8/2019 (VCCI).
6. Tóm lược Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – Liên minh Châu Âu EVFTA, 9/2020 (VCCI).
7. Việt Nam sau 02 năm thực thi Hiệp đinh CPTPP từ góc nhìn doanh nghiệp, 4/2021 (VCCI).
8. Tác động của Hội nhập kinh tế tới ngành chăn nuôi và các giải pháp để chủ động hôi nhập – Đoàn Xuân Trúc, Hội Chăn nuôi Việt Nam – Báo cáo tai Hội nghị do Ủy ban Đối ngoại Quốc hôi tổ chức ngày 18 tháng 6 năm 2016.
9. Cơ hội và thách thức đối với ngành chăn nuôi Việt Nam khi Việt Nam tham gia các Hiệp đinh thương mại tự do (FTA)– TS. Đoàn Xuân Trúc, Tạp chí KHKT Chăn nuôi, 1/2019.
Đôi điều cảm nhận
Tham gia Hội nhập Kinh tế, ngành Chăn nuôi có cả những cơ hội và nhiều thách thức gay gắt song hành. Cơ hội không phải tự nhiên đến vì còn phụ thuộc vào nỗ lực của toàn ngành và những chính sách của Chính phủ; thách thức thì đã bắt đầu áp lực ngay khi các FTA được ký kết. Nếu không nhanh chóng và quyết tâm đổi mới, tổ chức lại thì Chăn nuôi nước ta sẽ bị thua đau đớn trên sân nhà. Ngoài cố gắng cao của toàn ngành, cũng rất cần sự động viên và quan tâm của toàn bộ Hệ thống chính trị các cấp thông qua các cơ chế, chính sách có thể vận dụng sớm và hiệu quả .
- chăn nuôi hội nhập li> ul>
- Thừa Thiên Huế: Chủ động phòng, chống rét cho vật nuôi
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 24/12/2024
- Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Việt Nam: Hoạt động bền bỉ và thành công
- Dự báo thị trường thức ăn chăn nuôi toàn cầu
- Khởi công xây dựng trạm trộn thức ăn chăn nuôi tại KCN công nghệ cao Mebi Farm
- Hợp quy TĂCN: Nặng hình thức và tốn kém!
- Nâng tầm giá trị thương hiệu sản phẩm, hàng hóa Việt Nam: Cần gỡ bỏ nút thắt
- “Chạy đua” xử lý các cơ sở chăn nuôi nằm ngoài vùng quy hoạch
- Ảnh hưởng của các mức selenomethionine đến chất lượng thịt và sự tích luỹ selen trong mô
- Bình Phước: Chuẩn bị heo thịt cho thị trường tết
Tin mới nhất
T4,25/12/2024
- Thừa Thiên Huế: Chủ động phòng, chống rét cho vật nuôi
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 24/12/2024
- Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Việt Nam: Hoạt động bền bỉ và thành công
- Dự báo thị trường thức ăn chăn nuôi toàn cầu
- Đồng Nai: Heo hơi tăng giá, đảm bảo nguồn cung Tết Nguyên đán 2025
- Khởi công xây dựng trạm trộn thức ăn chăn nuôi tại KCN công nghệ cao Mebi Farm
- Hợp quy TĂCN: Nặng hình thức và tốn kém!
- Nâng tầm giá trị thương hiệu sản phẩm, hàng hóa Việt Nam: Cần gỡ bỏ nút thắt
- “Chạy đua” xử lý các cơ sở chăn nuôi nằm ngoài vùng quy hoạch
- Ảnh hưởng của các mức selenomethionine đến chất lượng thịt và sự tích luỹ selen trong mô
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất