[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Chưa bao giờ ngành gia cầm đối mặt với khủng hoảng về sản xuất và thị trường như hiện nay. Sau nhiều năm tăng trưởng mạnh, từ 6-7%/năm, thì 6 tháng đầu năm năm nay, ngành gia cầm tăng trưởng âm; giá bán các sản phẩm gia cầm nhiều tháng liền ở mức thấp hơn giá thành.
Đó là thông tin được cung cấp tại Hội nghị “Tháo gỡ vướng mắc kỹ thuật thúc đẩy tiêu thụ nông sản trong điều kiện dịch bệnh Covid-19” do Cục Chế biến và phát triển thị trường nông sản (Bộ NN&PTNT) tổ chức, Thứ trưởng Trần Thanh Nam chủ trì.
Toàn cảnh hội nghị “Tháo gỡ vướng mắc kỹ thuật thúc đẩy tiêu thụ nông sản trong điều kiện dịch bệnh Covid-19″. (Ảnh: Hà Ngân)
45-50% số trang trại ngừng tái đàn và giảm quy mô
Ông Nguyễn Thanh Sơn – Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi gia cầm Việt Nam dẫn số liệu mà Hiệp hội tổng hợp: Sau nhiều năm tăng trưởng mạnh, từ 6-7%/năm, thì 6 tháng đầu năm năm nay, ngành gia cầm tăng trưởng âm. Tổng đàn gia cầm của nước ta từ 512 triệu con cuối ở thời điểm cuối năm 2020, tháng 1/2021, thì thời điểm này chỉ còn 326 triệu con, giảm 36,3%; đàn gà từ 409 triệu con còn 266 triệu con (giảm 35%), vịt từ 86 triệu con còn 60 triệu con (giảm 30%). Thời điểm này, 45-50% số trang trại ngừng tái đàn và giảm quy mô; gia trại, trang trại nhỏ giảm đàn từ 60-70%. Hiện nay, có từ 22-25 triệu con gà thải loại và gà thịt đến thời kỳ xuất bán mà chưa tiêu thụ được hoặc tiêu thụ chậm. Ví dụ như tỉnh Bắc Giang còn tới 300.000 con gà đồi nhưng tiêu thụ chậm.
Ông Nguyễn Thanh Sơn – Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi gia cầm Việt Nam phát biểu tại Hội nghị (Ảnh: Hà Ngân)
Ông Nguyễn Thanh Sơn cũng cho biết thêm, điều không vui là từ đầu năm tới nay, giá các sản phẩm gia cầm (trứng, thịt) thấp, dưới giá thành. Nhiều hội viên của Hiệp hội, những “anh hùng hảo hán” như Công ty giống gia cầm Minh Dư, Công ty Cao Khanh cũng đang rất căng thẳng vì không tiêu thụ được con giống. Đối với sản phẩm trứng, mỗi ngày ước tính chúng ta sản xuất được 41-42 triệu quả nhưng tiêu thụ chỉ từ 39-40 triệu quả. Đã có hiện tượng các nhà cung cấp phải gom trứng từ siêu thị về để đưa tới các nhà máy thức ăn gia súc tiêu thụ.
“Chúng tôi dự báo giá thức ăn tăng cao và người chăn nuôi không tái đàn như hiện nay, nguy cơ tới quý IV năm nay sẽ thiếu các sản phẩm thịt gia cầm và câu chuyện nhập khẩu gà đông lạnh là không thể tránh khỏi”, ông Sơn nhấn mạnh.
Cần tạo điều kiện cho doanh nghiệp ngành gia cầm duy trì sản xuất
Trước tình hình đó, Hiệp hội Chăn nuôi gia cầm đồng tình với ý kiến một số hiệp hội ngành hàng là các địa phương (kể cả những địa phương đang giãn cách xã hội) cần tạo điều kiện lưu thông các sản phẩm gia cầm sống, con giống, thuốc thú y, thức ăn chăn nuôi.
Mặc dù Quốc hội có 03 nghị quyết và Chính phủ có 05 nghị định tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp về tín dụng và thuế nhưng thực tế các doanh nghiệp trong Hiệp hội tiếp cận vay vốn khó khăn. Vì vậy, Hiệp hội kiến nghị Bộ NN&PTNT và Chính phủ gia hạn thuế sử dụng đất, tạo điều kiện cho doanh nghiệp gia cầm duy trì sản xuất. Cùng với đó, Hiệp hội cũng đề nghị Bộ và các Bộ ngành khác rà soát, cởi bỏ các thủ tục hành chính gây khó khăn, tăng thêm chi phí cho các doanh nghiệp.
Theo ông Nguyễn Thanh Sơn, việc hợp quy thức ăn chăn nuôi bổ sung chúng tôi đề nghị xem xét hoãn hoặc hủy bởi có nhiều tiêu chuẩn, quy chuẩn kiểm soát chất lượng TACN rồi; thế giới họ vũng không thực hiện việc này; các sản phẩm bên Bộ Y tế từ 2018 cũng không làm. Mà chi phí cho việc thực hiện hợp quy thức ăn chăn nuôi này rất lớn, đơn cử có doanh nghiệp của Hiệp hội mỗi năm chi 2 tỷ cho việc này. Điều này đã đẩy giá thức ăn chăn nuôi tăng cao.
Giá thịt, trứng gia cầm giảm mạnh, giá thức ăn chăn nuôi tăng cao kỷ lục khiến ngành chăn nuôi gia cầm khó khăn kép (Ảnh: Hà Ngân)
Cùng với đó, đại diện Hiệp hội, ông đề nghị Bộ NN&PTNT có biện pháp khẩn trương bình ổn giá thức ăn chăn nuôi, nếu giá cứ tiếp tục tăng thì ngành chăn nuôi hết sức khốn đốn. Thế giới đã hành động rất nhanh. Ví dụ như Trung Quốc đã mua gom nông sản của Lào nhưng Việt Nam chưa có hành động quyết liệt. Chúng tôi đánh giá ngành TĂCN dù có sản lượng đứng hàng đầu Đông Nam Á nhưng chỉ là ngành ăn đong và gia công nên phụ thuộc vào thế giới. Chúng tôi đề nghị giảm thuế khô đậu tương để giảm giá thàh thức ăn chăn nuôi.
Cùng với đó, theo ông Sơn, cũng cần hạn chế việc nhập khẩu thịt gà đông lạnh đang cạnh tranh với sản phẩm thịt gà trong nước thông qua các hàng rào kỹ thuật. Ví dụ năm ngoái nhập 215.000 tấn, chiếm 20%, tức là cứ 10kg gà trong nước sản xuất thì cạnh tranh với 2kg gà đông lạnh. Đề nghị các cơ quan chuyên môn của Bộ cách làm hàng rào kỹ thuật của Thái Lan (quy định rất chặt chẽ đơn vị cung cấp sản phẩm thịt gà đông lạnh không sử dụng hóa chất gây hiệu ứng nhà kính, khi cắt tiết phải sử dụng máy móc…). Vì các rào cản kỹ thuật khắt khe nên sản phẩm thịt gà nước ngoài ít thâm nhập được vào Thái Lan….
Ông Nguyễn Thanh Sơn Sơn cũng đề nghị Thứ trưởng nên nghiên cứu chương trình về Trứng học đường do Hiệp hội gia cầm Việt Nam khởi xướng, bởi hiện chúng ta vẫn ế từ 1-2 triệu quả trứng, trong khi đó mức tiêu thụ trứng của nước ta chỉ bằng 1/3 so với Trung Quốc.
Chia sẻ khó khăn với ngành gia cầm
Cũng ngay tại hội nghị trực tuyến, giải đáp về những thắc mắc của Hiệp hội Chăn nuôi gia cầm, ông Tống Xuân Chính – Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi cho biết, liên quan đến vấn đề chứng nhận hợp quy và công bố hợp quy thức ăn chăn nuôi. Đây là nhiệm vụ quản lý Nhà nước mà Cục Chăn nuôi tuân thủ theo Luật Chất lượng hàng hóa và tiêu chuẩn quy chuẩn đã ban hành. Một số Hiệp hội, Sở, Doanh nghiệp đã có kiến nghị bãi bỏ Hợp quy vì tác động đến chi phí doanh nghiệp. Tuy nhiên, đây là văn bản không phải do Bộ NN&PTNT ban hành, vì vậy, Cục Chăn nuôi kiến nghị Bộ làm việc với các Bộ khác vấn đề này để điều chỉnh sao cho hợp lí.
Ông Tống Xuân Chinh cũng cho biết, sau khi bệnh Dịch tả lợn châu Phi xảy ra, Bộ NN&PTNT đã chỉ đạo quyết liệt để tăng các sản phẩm gia cầm, bù đắp phần thiếu cho sản phẩm thịt lợn. Tuy nhiên, sau đó tác động của Covid-19 khiến cho giá sản phẩm gia cầm là trứng, thịt gia cầm ở mức thấp. Cùng với đó, các doanh nghiệp và người chăn nuôi gia cầm cũng gặp khó khăn kép khi giá TACN tăng cao do giá nguyên liệu thế giới tăng mạnh.
“Ở góc độ cơ quan quản lý, chúng tôi rất chi sẻ với hiệp hội”, ông Tống Xuân Chinh nhấn mạnh.
Ông Chinh đưa ra 02 giải pháp để tháo gỡ tình hình khó khăn kể trên.
Thứ nhất, khuyến khích tiêu dùng trong nước các sản phẩm gia cầm.
Thứ hai, kiến nghị giảm thuế nhập khẩu ngô, đậu tương, DDGS.
Cụ thể, với TACN cần xác định rõ ràng là Việt Nam nhập khẩu 20,3 triệu tấn nguyên liệu TACN với giá trị 6 tỷ USD (năm 2020). Việt Nam không sản xuất khô dầu đậu tương, DDGS số lượng lớn đáp ứng cho nhu cầu chăn nuôi được. Cả nước mới sản xuất được 900.000 tấn ngô, chủ yếu tiêu dùng con người và chăn nuôi nuôi trong nông hộ. Còn sản xuất thức ăn chăn nuôi công nghiệp đòi hỏi ngô có độ đồng đều cao, độ ẩm 14% và giá cả cạnh tranh thì Việt Nam chưa có.
Tác động lớn do covid-19 làm container tăng giá vận chuyển lên 200%; nhiều quốc gia và quỹ đầu tư trên thế giới đổ xô dự trữ nguyên liệu TACN điển hình là TRung Quốc( năm 2020 dự trữ 120 triệu tấn ngũ cốc để dự trữ).
“VAT với thức ăn chăn nuôi đã về 0%, chỉ còn thuế nhập khẩu như ngô, lúa mỳ, DDGS thì chưa giảm. Nếu tình hình nếu covid-19 tác động lớn, chưa kiểm soát được, Cục kiến nghị Bộ báo cáo Chính phủ, Quốc hội hạ thuế nhập khẩu xuống nữa, hoặc xuống 0% thì càng tốt, để hỗ trợ các doanh nghiệp vượt qua giai đoạn khó khăn này”, ông Tống Xuân Chinh khẳng định.
HÀ NGÂN
Bình Định: Covid-19 làm ảnh hưởng mạnh đến ngành chăn nuôi gia cầm
Phát biểu tại Hội nghị trực tuyến, ông Đào Hùng – Phó GĐ Sở NN&PTNT tỉnh Bình Định cho biết, toàn tỉnh có 13 nhà máy thức ăn chăn nuôi, tuy nhiên, giá các nguyên liệu như ngô, đậu tương, khoáng vi lượng tăng 40-50% khiến cho giá các sản phẩm thức ăn chăn nuôi tăng vọt nhưng sản lượng các nhà máy sụt giảm nghiêm trọng, doanh thu cũng giảm. Đối với chăn nuôi gia cầm, do các nhà hàng, khách sạn, địa điểm du lịch đóng cửa vì không có khách du lịch nên thịt, trứng tiêu thụ kém. Vì vậy, các nhà chăn nuôi phần lớn bán sản phẩm gia cầm xong thì không tiến hành tái đàn.
- gia cầm li>
- hợp quy thức ăn chăn nuôi li>
- trang trại gia cầm li>
- thiếu thịt li> ul>
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
- Tham vấn kỹ thuật phân tích chuỗi giá trị và đánh giá rủi ro trong chăn nuôi heo
Tin mới nhất
T6,22/11/2024
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
- Tham vấn kỹ thuật phân tích chuỗi giá trị và đánh giá rủi ro trong chăn nuôi heo
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất