[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Việc đảm bảo an toàn thực phẩm cho các loại nông sản là vấn đề cấp bách hiện nay. Đối với sản phẩm chăn nuôi, các doanh nghiệp lớn của Việt Nam như TH true milk, Vinamilk, Ba Huân, Sagrifood, Vissan, San Hà,…đã xây dựng các chuỗi giá trị khép kín để thuận lợi cho việc kiểm soát chất lượng và an toàn thực phẩm. Trong các chuỗi giá trị chăn nuôi giải pháp về truy xuất nguồn gốc đến từng công đoạn trong quy trình sản xuất đã được thực hiện nhờ áp dụng công nghệ thông tin.
Trên thế giới, truy xuất nguồn được nhiều nước có nền chăn nuôi tiên tiến áp dụng như Mỹ, Hà Lan, Đức, Pháp, Canada, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Thái Lan.
Xu hướng hiện nay là sử dụng công nghệ thông tin và các thiết bị điện tử để giúp cho việc cập nhật thông tin, quản lý dữ liệu và truy xuất nguồn gốc sản phẩm được thuận lợi và nhanh chóng. Theo ước tính, hiện nay số lượng chuỗi sản phẩm chăn nuôi có thể truy xuất nguồn gốc chiếm tỷ lệ khá thấp (khoảng 15%). Trong đó, nhiều chuỗi chăn nuôi chỉ cho phép truy xuất ở mức độ thấp các thông tin khái quát về địa chỉ sản xuất, thời gian sản xuất, hạn sử dụng…; Phần lớn cácthông tin liên quan chi tiết đến sản phẩm như chỉ tiêu chất lượng, chỉ tiêu an toàn, quy trình sản xuất chưa được đề cập.
Truy xuất nguồn gốc là giải pháp cho phép thu thập thông tin ngược dòng sản phẩm (backward step) từ công đoạn sau về các công đoạn trước hoặc xuôi dòng sản phẩm (forward step) từ công đoạn hiện tại cho tới các công đoạn sau. Chẳng hạn, đối với sản phẩm chăn nuôi lợn, sơ đồ truy xuất nguồn gốc thịt trình bày như hình 1.
Đối với các sản phẩm thực phẩm trong chuỗi khép kín, việc truy xuất nguồn gốc có thể tiến hành ở bất kỳ khâu nào trong quá trình sản xuất. Chẳng hạn, đối với thịt lợn thì các thông tin liên quan đến nguồn gốc con giống, nguồn thức ăn, nguồn nước uống có đảm bảo chất lượng và an toàn không. Lợn được nuôi dưỡng theo quy trình như thế nào, có sử dụng kháng sinh trong quá trình nuôi hay không?
7 lợi ích của việc truy xuất nguồn gốc sản phẩm chăn nuôi
1. Nâng cao ý thức và trách nhiệm của người sản xuất và kinh doanh đối với sản phẩm của họ: Giải pháp truy xuất nguồn gốc giúp truy tìm được nơi sản phẩm chăn nuôi kém chất lượng hoặc mất an toàn thực phẩm. Do đó, những người sản xuất và kinh doanh sản phảm chăn nuôi kém chất lượng trên thị trường sẽ bị phát hiện và bị xử lý hoặc bị khách hàng tẩy chay.
2. Giúp nâng cao uy tín và quyền lợi của nông dân, doanh nghiệp: Sản phẩm chăn nuôi có chất lượng tốt, an toàn thực phẩm có thể nhận diện, từ đó thu hút được khách hàng, tăng được giá bán và lợi nhuận,phát triển bền vững. Các cách thức làm ăn không chân chính sẽ giảm dần.
3. Đảm bảo an toàn thực phẩm cho sản phẩm chăn nuôi: Do việc truy ngược nguồn gốc sản phẩm, chúng ta có thể phòng ngừa, khắc phục và xử lý các công đoạn, các mắt xích gây mất an toàn thực phẩm trong quá trình sản xuất và chế biến thực phẩm. Từ đó, nâng cao chất lượng và mức độ an toàn của sản phẩm phục vụ người tiêu dùng.
4. Giúp sản phẩm chăn nuôi Việt Nam có thể thâm nhập thị trường khu vực và thế giới: Trước bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập sâu rộng về kinh tế giữa Việt Nam và các nước đối tác trong khu vực và thế giới (EVFTA, CP-TPP, AFTA), sản phẩm nông nghiệp nói chung và sản phẩm chăn nuôi nói riêng của nước ta phải cạnh tranh gay gắt với sản phẩm của các đối tác nước ngoài. Truy xuất nguồn gốc là biện pháp có tính đột phá để nâng cao chất lượng và uy tín cho sản phẩm chăn nuôi Việt Nam.
5. Đẩy mạnh tính liên kết giữa các đối tác trong chuỗi sản xuất kinh doanh thực phẩm: Sản phẩm chăn nuôi muốn an toàn và chất lượng thì phải đảm bảo tất cả các khâu trong chuỗi giá trị: từ sản xuất, giết mổ, bảo quản và phân phối. Các đối tác tham gia trong chuỗi đều phải có trách nhiệm và liên kết chặt chẽ với nhau thì sản phẩm cuối cùng mới an toàn và chất lượng.
6. Tiết kiệm cho cơ quan quản lý nhà nước trong kiểm soát chất lượng và an toàn thực phẩm: Đối với sản phẩm được truy xuất nguồn gốc, cơ quan quản lý không cần kiểm tra tất cả các khâu mà chỉ cần tập trung kiểm tra sản phẩm cuối cùng, khi có vấn đề thì truy xuất ngược lại toàn bộ chuỗi sản phẩm.
7. Hỗ trợ và tăng tính hiệu quả trong quản lý nhà nước về chăn nuôi: Cuối cùng, việc truy xuất nguồn gốc sản phẩm giúp nhà nước quản lý sản phẩm theo chuỗi giá trị, từ đó, có thể xây dựng các định hướng, chính sách tốt cho ngành chăn nuôi, nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững.
Có thể nói, trong bối cảnh hội nhập quốc tế và cạnh tranh ngày càng tăng của thị trường, việc truy xuất nguồn gốc sản phẩm ở nước ta là một yêu cầu cấp thiết nhằm giúp các cơ quan nhà nước kiểm soát chất lượng sản phẩm cũng như an toàn thực phẩm, các doanh nghiệp tự tin và minh bạch hóa các quy trình sản xuất để quảng bá sản phẩm và thương hiệu của doanh nghiệp, người tiêu dùng tìm hiểu thông tin và có niềm tin khi mua sản phẩm nông nghiệp nói chung và chăn nuôi nói riêng.
TS Võ Trọng Thành
Cục Chăn nuôi
Có thể nói, trong bối cảnh hội nhập quốc tế và cạnh tranh ngày càng tăng của thị trường, việc truy xuất nguồn gốc sản phẩm ở nước ta là một yêu cầu cấp thiết nhằm giúp các cơ quan nhà nước kiểm soát chất lượng sản phẩm cũng như an toàn thực phẩm, các doanh nghiệp tự tin và minh bạch hóa các quy trình sản xuất để quảng bá sản phẩm và thương hiệu của doanh nghiệp, người tiêu dùng tìm hiểu thông tin và có niềm tin khi mua sản phẩm nông nghiệp nói chung và chăn nuôi nói riêng.
- Thừa Thiên Huế: Chủ động phòng, chống rét cho vật nuôi
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 24/12/2024
- Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Việt Nam: Hoạt động bền bỉ và thành công
- Dự báo thị trường thức ăn chăn nuôi toàn cầu
- Đồng Nai: Heo hơi tăng giá, đảm bảo nguồn cung Tết Nguyên đán 2025
- Khởi công xây dựng trạm trộn thức ăn chăn nuôi tại KCN công nghệ cao Mebi Farm
- Hợp quy TĂCN: Nặng hình thức và tốn kém!
- Nâng tầm giá trị thương hiệu sản phẩm, hàng hóa Việt Nam: Cần gỡ bỏ nút thắt
- “Chạy đua” xử lý các cơ sở chăn nuôi nằm ngoài vùng quy hoạch
- Ảnh hưởng của các mức selenomethionine đến chất lượng thịt và sự tích luỹ selen trong mô
Tin mới nhất
T4,25/12/2024
- Thừa Thiên Huế: Chủ động phòng, chống rét cho vật nuôi
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 24/12/2024
- Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Việt Nam: Hoạt động bền bỉ và thành công
- Dự báo thị trường thức ăn chăn nuôi toàn cầu
- Đồng Nai: Heo hơi tăng giá, đảm bảo nguồn cung Tết Nguyên đán 2025
- Khởi công xây dựng trạm trộn thức ăn chăn nuôi tại KCN công nghệ cao Mebi Farm
- Hợp quy TĂCN: Nặng hình thức và tốn kém!
- Nâng tầm giá trị thương hiệu sản phẩm, hàng hóa Việt Nam: Cần gỡ bỏ nút thắt
- “Chạy đua” xử lý các cơ sở chăn nuôi nằm ngoài vùng quy hoạch
- Ảnh hưởng của các mức selenomethionine đến chất lượng thịt và sự tích luỹ selen trong mô
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất