[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Nửa đầu năm 2021, ngành chăn nuôi gặp nhiều khó khăn, thách thức do dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, tác động đến đời sống, kinh tế, xã hội, làm đứt gãy các chuỗi cung ứng toàn cầu và gây ảnh hưởng trực tiếp tới sản xuất và hoạt động xuất, nhập khẩu, tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi. Dịch bệnh trên động vật diễn biến phức tạp; thị trường tiêu thụ nông sản giảm và chịu tác động từ chiến tranh thương mại giữa các nền kinh tế lớn, các nước gia tăng hàng rào kỹ thuật. Nhiều hàng hóa gặp khó khăn trong xuất khẩu như tơ tằm, mật ong, tổ yến….
Tăng trưởng sản xuất chăn nuôi 6 tháng đầu năm 2021
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, tính đến thời điểm cuối tháng 6/2021,tổng đàn bò cả nước tăng 2,5%; tổng đàn lợn tăng 11,6%; tổng đàn gia cầm tăng 5,4%; riêng đàn trâu giảm 3,1%so với cùng thời điểm năm 2020.
Ước tính 6 tháng đầu năm 2021, tổng sản lượng thịt hơi xuất chuồng ước đạt 3.226,3 ngàn tấn, trong đó sản lượng thịt bò hơi đạt 231 nghìn tấn, tăng 4,2% (quý II đạt 106,4 nghìn tấn, tăng 4,6%); sản lượng thịt trâu hơi đạt 60,9 nghìn tấn, giảm 0,1% so với cùng kỳ năm 2020 (quý II đạt 27,4 nghìn tấn, giảm 1,0%); sản lượng thịt lợn hơi đạt 2.002,2 nghìn tấn, tăng 8,1% (quý II đạt 1.003,7 nghìn tấn, tăng 8,6%); sản lượng thịt gia cầm hơi đạt 932,2 nghìn tấn, tăng 6,1% (quý II ước đạt 450,5 nghìn tấn, tăng 6,1%); sản lượng trứng gia cầm đạt 8,4 tỷ quả, tăng 5% (quý II ước đạt 4 tỷ quả, tăng 5,6%); sản lượng sữa bò tươi đạt 561,1 nghìn tấn, tăng 11,2% (quý II đạt 285,5 nghìn tấn, tăng 12,8%).
Theo báo cáo của Sở NN&PTNT các tỉnh/thành phố: Nhìn chung địa phương, doanh nghiệp chăn nuôi lợn đã cơ bản thực hiện, triển khai các văn bản về công tác tái đàn lợn. Đến đầu tháng 4/2021, đàn lợn có 26,67 triệu con, giảm 2,3% so với thời điểm cuối năm 2020, tương đương 86,7% so với tổng đàn lợn trước khi có bệnh Dịch tả lợn châu Phi (01/01/2019). Hiện nay, đàn lợn đã tăng trưởng trở lại và đáp ứng cơ bản nhu cầu nguồn cung con giống cho hoạt động sản xuất, kinh doanh và nhu cầu tiêu dùng trong nước.
Sản xuất thức ăn chăn nuôi
Sản lượng thức ăn chăn nuôi công nghiệp 6 tháng đầu năm ước tính đạt khoảng 10,3 triệu tấn, tăng khoảng 5,7% so với cùng kỳ năm 2020, trong đó thức ăn cho lợn đạt 5,1 triệu tấn, tăng 29,7% so với cùng kỳ 2020; thức ăn cho gia cầm đạt 4,6 triệu tấn, giảm 9,6% so với cùng kỳ 2020.
Thị trường sản phẩm chăn nuôi
Giá lợn thịt hơi xuất chuồng
6 tháng đầu năm 2021, giá lợn thịt hơi xuất chuồng tại trại theo xu hướng giảm, rõ nét nhất từ tháng 4/2021 sang tháng 5/2021, thời điểm hiện nay, giá đang dao động ở mức từ 62.000-69.000 đg/kg tại miền Bắc, từ 63.000-70.000 đg/kg tại miền Trung và từ 61.000-68.000 đg/kg tại miền Nam (chăn nuôi theo chuỗi từ nuôi nái đến nuôi lợn thịt giá thành khoảng 53-54 nghìn đồng/kg lợn hơi; chăn nuôi phải mua con giống giá thành khoảng 67-69 nghìn đồng/kg lợn hơi).
So với giá bình quân năm 2020, mức giá hiện tại đã giảm mạnh từ 20.000-25.000 đg/kg. Xu hướng giá lợn sẽ tiếp tục giảm nhẹ trong thời gian tới vì tình hình dịch bệnh được khống chế và tốc độ khôi phục, phát triển đàn lợn trên cả nước đang tăng lên, không thiếu nguồn cung con giống cho hoạt động sản xuất và nguồn cung lợn thịt thương phẩm cho thị trường tiêu thụ.Ngoài ra, do ảnh hưởng bởi dịch Covid 19, khó khăn vận chuyển, nhu cầu tiêu thụ thịt lợn giảm (khối khu công nghiệp, trường học, bếp ăn tập thể, khách sạn, nhà hàng…) dẫn đến giảm áp lực đối với nguồn cung sản phẩm.
Giá sản phẩm gia cầm
Giá các sản phẩm gia cầm có những biến động khác biệt trong 6 tháng đầu năm 2021: theo xu hướng tăng, trong đó một số sản phẩm giống tăng nhanh hơn, cụ thể:
+ Nhóm gà thịt lông màu: Trong khi giá gà giống tại miền Bắc và miền Trung giảm từ 12% đến 20% (bình quân dao động 3.500-6.000đg/con) thì gà con giống ở miền Nam lại tăng từ 21-40% (bình quân dao động 5.500-6.400 đg/con);
+ Nhóm gà giống siêu thịt: giá con giống miền Bắc giảm 6,3% thì tại Miền Nam, giá gà con giống tăng trung bình 20%;
+ Giá gà thịt tăng 28,5% tại miền Bắc, 10,4% tại miền Trung và 5,5% tại phía Nam.
– Giá các sản phẩm vịt cũng tăng dần, trong đó giá vịt Super M tăng trung bình từ 15-20%.
– Riêng giá các sản phẩm thuộc nhóm gia cầm cho trứng vẫn ở mức thấp (giá dao động 1.400-2.000đg/quả).
Hiện nay giá gà thịt trắng công nghiệp 27-29 nghìn đồng/kg, giá gà màu nuôi công nghiệp 38-41 nghìn đồng/kg, gà thả vườn 53-56 nghìn đồng/kg.
Dự báo giá các sản phẩm gia cầm đang có chiều hướng tăng và tăng cao vào thời điểm từ tháng 7-9/2021, do nhu cầu tăng, nguồn cung giảm, vì lượng con giống đưa vào chăn nuôi thương phẩm trong Quý I/2021 giảm so với Quý IV/2020, lượng thức ăn gia cầm giảm khoảng gần 10%.Theo một số trang trại với giá bán xuất chuồng như hiện nay người chăn nuôi gà mới hòa và lãi không đáng kể. Dự đoán thời gian tới giá gà công nghiệp lông trắng có thể vẫn ổn định. Giá gà thịt lông màu có thể tăng nhưng không nhiều vì số lượng gà nuôi hiện còn khá nhiều, nguồn cung vẫn dồi dào.
Sản phẩm khác
– Thị trường Yến sào cũng ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 nên việc đàm phán để xuất khẩu chính ngạch bị gián đoạn.
– Về sản phẩm tằm: do dịch bệnh Covid-19 kén tằm đang ách tắc thị trường xuất khẩu sang Ấn Độ làm ngưng trệ sản xuất tại các hộ nuôi tằm, thiếu con giống tằm trầm trọng.
Giá nguyên liệu thức ăn chăn nuôi
Trong tháng 6/2021, giá nguyên liệu thức ăn chăn nuôi (TACN) đã có xu hướng giảm so với tháng 5/2021, cụ thể: ngô giảm 5,2%, khô dầu đậu tương giảm 2,5%, cám mì giảm 2,6%, DDGS giảm 1,0%. Giá TACN thành phẩm tăng khoảng 2% so với tháng 5/2021. Những ngày đầu tháng 7/2021, giá các nguyên liệu TACN chính tiếp tục giữ xu hướng giảm, cụ thể: ngô giảm 2,0%, khô dầu đậu tương giảm 1,7%, cám mì giảm 0,6%, DDGS giảm 1,9%. Tuy nhiên, giá TACN thành phẩm vẫn tăng so với tháng 6/2021 (mức tăng từ 1,7 đến 2,0%) do hiện tại các doanh nghiệp lấy lý do sản xuất TACN vẫn đang phải sử dụng nguyên liệu được mua với giá cao từ các tháng trước.
Tính bình quân 6 tháng đầu năm 2021, giá các nguyên liệu TACN đều tăng so với cùng kỳ 2020, trong đó tăng mạnh nhất là các nguyên liệu thuộc nhóm ngũ cốc, cụ thể: ngô hạt 7.616,7 đ/kg (tăng 35,1%), khô dầu đậu tương 13.091,0 đ/kg (tăng 35,5%), DDGS (bã ngô) 8.847 đ/kg (tăng 46,0%), cám mì 6.716,7 đ/kg (tăng 32,8%), sắn lát 5.994,4 đ/kg (tăng 19,2%), cám gạo chiết ly 4.936,1 đ/kg (tăng 16,1%), Methionine 64.950,6 đ/kg (tăng 19,2%), Lysine 35.053,3 (tăng 16,3%).
Một số nguyên nhân dẫn đến tăng giá TACN:
+ Giá các loại ngũ cốc trên thị trường thế giới đều tăng cao do chi phí sản xuất tăng cao, biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến mùa màng, các quỹ đầu tư lớn chuyển hướng sang đầu cơ nông sản và Trung Quốc tăng mua ngũ cốc phục vụ sản xuất, chăn nuôi trong nước…;
+ Ảnh hưởng của dịch bệnh Covid 19 nên chi phí vận chuyển tăng do thiếu tàu biển và container vận chuyển hàng hóa nói chung, trong đó có mặt hàng TACN (trung bình chi phí vận chuyển tăng 200-300% so với bình thường);
+ Tình hình hạn hán từ tháng 3/2021 trở lại đây tại một số tỉnh của Braxin làm ảnh hưởng đến sản lượng của vụ ngô chính vụ của nước này.
Giá thức ăn chăn nuôi thành phẩm
Do giá nguyên liệu TACN tăng mạnh, giá TACN thành phẩm 6 tháng đầu năm 2021 đều tăng so với cùng kỳ 2020, cụ thể: thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh cho lợn thịt từ 60kg đến xuất chuồng 10.785,8 đ/kg (tăng 14,6%); thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh cho gà thịt lông màu 10.885,4 đ/kg (tăng 14,4%); thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh cho gà thịt lông trắng 11.206,9 đ/kg (tăng 12,1%). Xu hướng sẽ còn tăng khoảng 5% trong tháng 7/2021, các doanh nghiệp lấy lý do nguyên liệu thức ăn hạ nhưng chưa về đến kho của doanh nghiệp.
Nhận định trong thời gian tới
Dự báo giá các nguyên liệu TACN chính có thể tăng trong thời gian tới do các thông tin về tồn kho vụ cũ và diện tích trồng ngô, đậu tương vụ mới của Mỹ đều thấp hơn dự kiến; đồng thời do nhu cầu ngô sản xuất ethanol của Mỹ tăng cao dẫn tới hạn chế nguồn cung ngô dùng cho chăn nuôi). Do đó, giá TACN thành phẩm trong nước có thể còn tiếp tục tăng trong thời gian tới (dự kiến có 2 lần tăng với tổng mức tăng khoảng 5%).
Tình hình xuất, nhập khẩu sản phẩm chăn nuôi 6 tháng đầu năm 2021
Nhập khẩu
Nhập khẩu sản phẩm chăn nuôi: trong 6 tháng đầu năm 2021, tổng kim ngạch nhập khẩu sản phẩm chăn nuôi ướcđạt 1,82 tỷ USD (trong tổng kim ngạch nhập khẩu ngành nông nghiệp là 21,1 tỷ USD), tăng 8,9% so với cùng kỳ năm 2020. Trong đó, giá trị nhập khẩusữa và các sản phẩm sữa ước đạt 650 triệu USD, tăng 14,5%; giá trị nhập khẩu thịt, phụ phẩm dạng thịt và phụ phẩm ăn được sau giết mổ của động vật đạt 727 triệu USD, tăng 51,5%.
Kiểm dịch nhập khẩu 6 tháng đầu năm: 29 nghìn tấn thịt trâu bò; 70 nghìn tấn thịt lợn; 41 nghìn tấn thịt gia cầm; 169 nghìn tấn sữa và sản phẩm từ sữa.
Riêng sản phẩm giống vật nuôi: ước tính trong 6 tháng đầu năm, cả nước nhập khẩu 12,8 ngàn con lợn giống, tương đương kim ngạch nhập khẩu khoảng 10 triệu USD; trên 2,2 triệu con gia cầm giống, tương đương kim ngạch nhập khẩu khoảng 12,2 triệu USD.
Thức ăn gia súc và nguyên liệu thức ăn chăn nuôi:Trong 6 tháng đầu năm, ước tính tổng nguyên liệu TACN nhập khẩu là 10,8 triệu tấn (bao gồm cả nguyên liệu sản thức ăn thủy sản), tương ứng với 3,84 tỷ USD (tăng 32,7% về số lượng và 50,3 % về giá trị so với cùng kỳ 2020). Trong đó thức ăn giàu năng lượng đạt 6,8 triệu tấn, tương ứng 1,68 tỷ USD (tăng 75,6% về số lượng và 112% về giá trị so với cùng kỳ 2020); thức ăn giàu đạm đạt 3,73 triệu tấn, tương ứng với 1,65 tỷ USD (giảm 6,3% về số lượng và tăng 23,7% về giá trị); thức ăn bổ sung đạt 0,31 triệu tấn, tương ứng 0,49 tỷ USD (giảm 1,5% về số lượng và tăng 17,8% về giá trị).
Tâm An
Kim ngạch xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi ước đạt gần 200 triệu USD
Trong 6 tháng đầu năm 2021, tổng kim ngạch xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi ước đạt 196,8 triệu USD(trong tổng kim ngạch xuất khẩu ngành nông nghiệp là 24,23 tỷ USD), tăng 9,2% so với cùng kỳ năm 2020. Trong đó, xuất khẩu sữa và sản phẩm sữa ước đạt 60 triệu USD, tăng 35,2; thịt và phụ phẩm dạng thịt và phụ phẩmăn được sau giết mổ của động vật đạt 54,6 triệu USD, tăng 30,8%. Số liệu này chưa tính kim ngạch xuất khẩu nguyên liệu và thức ăn cho gia súc, gia cầm. Kiểm dịch xuất khẩu: 1.121 tấn thịt gà chế biến; 2.231 tấn thịt lợn và sản phẩm thịt lợn; 20.373 tấn sữa và sản phẩm từ sữa; 22.470 tấn mật ong.
- Thừa Thiên Huế: Chủ động phòng, chống rét cho vật nuôi
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 24/12/2024
- Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Việt Nam: Hoạt động bền bỉ và thành công
- Dự báo thị trường thức ăn chăn nuôi toàn cầu
- Khởi công xây dựng trạm trộn thức ăn chăn nuôi tại KCN công nghệ cao Mebi Farm
- Hợp quy TĂCN: Nặng hình thức và tốn kém!
- Nâng tầm giá trị thương hiệu sản phẩm, hàng hóa Việt Nam: Cần gỡ bỏ nút thắt
- “Chạy đua” xử lý các cơ sở chăn nuôi nằm ngoài vùng quy hoạch
- Ảnh hưởng của các mức selenomethionine đến chất lượng thịt và sự tích luỹ selen trong mô
- Bình Phước: Chuẩn bị heo thịt cho thị trường tết
Tin mới nhất
T4,25/12/2024
- Thừa Thiên Huế: Chủ động phòng, chống rét cho vật nuôi
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 24/12/2024
- Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Việt Nam: Hoạt động bền bỉ và thành công
- Dự báo thị trường thức ăn chăn nuôi toàn cầu
- Đồng Nai: Heo hơi tăng giá, đảm bảo nguồn cung Tết Nguyên đán 2025
- Khởi công xây dựng trạm trộn thức ăn chăn nuôi tại KCN công nghệ cao Mebi Farm
- Hợp quy TĂCN: Nặng hình thức và tốn kém!
- Nâng tầm giá trị thương hiệu sản phẩm, hàng hóa Việt Nam: Cần gỡ bỏ nút thắt
- “Chạy đua” xử lý các cơ sở chăn nuôi nằm ngoài vùng quy hoạch
- Ảnh hưởng của các mức selenomethionine đến chất lượng thịt và sự tích luỹ selen trong mô
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất