Sáng 13/7, Thứ trưởng Lê Quốc Doanh và các đơn vị của Bộ NN-PTNT có buổi làm việc trực tuyến với Trung tâm Nghiên cứu Nông nghiệp Quốc tế Australia (ACIAR) do Tổng giám đốc ACIAR Peter Horne làm đại diện.
Nội dung làm việc tập trung vào các dự án mới của ACIAR sắp triển khai tại Việt Nam, trọng tâm là dự án “Lồng ghép các nông hộ nhỏ và hệ thống sản xuất trang trại vào chuỗi cung cứng thịt bò thương phẩm hình thành từ chuỗi nhập khẩu thịt bò sống của Australia vào Việt Nam” (Dự án). Đây là mục tiêu trong dự án mới của Trung tâm Nghiên cứu Nông nghiệp Quốc tế Australia (ACIAR) sắp triển khai cùng Bộ NN-PTNT tại Việt Nam.
Bên cạnh đó, 2 bên còn thảo luận thêm về Học bổng John Dillon của Australia đối với các nhà khoa học Việt Nam.
Theo ACIAR, Việt Nam hiện nay là đối tác nhập khẩu thịt gia súc hàng đầu của Australia, chỉ đứng sau Indonesia và thị trường này đang phát triển ngày càng nhanh.
Thứ trưởng Lê Quốc Doanh làm việc với Trung tâm Nghiên cứu Nông nghiệp Quốc tế Australia (ACIAR). Ảnh: Tùng Đinh.
Để phát huy thế mạnh đó, Dự án được ra đời với mục tiêu nghiên cứu và phát triển các cơ hội cũng như gỡ bỏ thách thức trong việc kết nối các nông hộ nhỏ và hệ thống trang trại của Việt Nam tham gia vào các chuỗi cung ứng thịt bò thương phẩm nhập khẩu từ Australia. Từ đó nâng cao năng lực của các nhà nghiên cứu, người chăn nuôi và các đối tượng tham gia vào chuỗi.
Dự án này dự kiến kéo dài từ 2021-2025 với ngân sách vào khoảng 2,7 triệu đô la Australia. Cơ quan chủ trì của phía Australia là Đại học Tasmania, còn đối tác ở phía Việt Nam là Viện Chăn nuôi, Học viện Nông nghiệp Việt Nam và một số đơn vị liên quan thuộc Bộ NN-PTNT.
Cuộc họp diễn ra theo hình thức trực tuyến. Ảnh: Tùng Đinh.
Đóng góp vào Dự án, các ý kiến cho rằng Dự án mới của ACIAR sẽ giúp phát triển sinh kế cho người dân ở nhiều khu vực nông thôn của Việt Nam. Tuy nhiên, Vụ Khoa học công nghệ và môi trường cho rằng, từ trước đến nay đã có một số doanh nghiệp Việt Nam nhập bò Australia về vỗ béo để bán nhưng gặp phải một số vấn đề và Dự án tới cần khắc phục.
Thứ nhất là nguồn nhập về có chất lượng không đồng đều, thứ hai là các doanh nghiệp không có kinh nghiệm chăn nuôi nên thời gian vỗ béo kéo dài không hiệu quả, chưa kể đầu ra cũng không ổn định.
Vì vậy, Vụ Khoa học công nghệ và Môi trường kiến nghị phía Australia cần hỗ trợ để chất lượng bò đầu vào được đồng đều về lứa tuổi, về chất lượng. Ngoài ra cần tập huấn kỹ thuật cho các doanh nghiệp trong thời gian vỗ béo và tập huấn cho người nông dân cách trồng, thu hoạch, chế biến, bảo quản các loại cỏ làm thức ăn cho bò.
Trong khi đó, đại diện Học viện Nông nghiệp Việt Nam cho rằng bên cạnh hỗ trợ kỹ thuật, Dự án cũng cần quan tâm hơn đến hạ tầng để đảm bảo tiêu thụ tốt thịt bò sau khi giết mổ vì không phải ở đâu cũng có các cơ sở giết mổ đảm bảo tiêu chuẩn cung cấp cho các siêu thị.
Sau khi lắng nghe các ý kiến, Thứ trưởng Lê Quốc Doanh cho rằng đây là Dự án rất có ý nghĩa và thiết thực trong bối cảnh nhu cầu thịt bò Australia của Việt Nam đang rất lớn.
“Trong năm 2020, mặc dù Covid-19 nhưng Việt Nam vẫn nhập đến 271.487 con bò sống từ Australia để cung cấp thịt cho thị trường”, Thứ trưởng dẫn chứng.
Nhất trí với ý kiến của Vụ Khoa học công nghệ và Môi trường, Thứ trưởng Lê Quốc Doanh đề nghị quá trình triển khai Dự án cần tháo gỡ được các vướng mắc đang tồn tại trong việc mua bò Australia về vỗ béo và giết mổ tại Việt Nam.
“Chúng ta cần xác định người nông dân, các nông hộ nhỏ tham gia vào dự án này thì tham gia vào giai đoạn nào. Phía Austraila cần nghiên cứu để xem xét chia sẻ kinh nghiệm gì, kiến thức gì để nâng cao giá trị cho chuỗi liên kết này”, Thứ trưởng Lê Quốc Doanh lưu ý thêm.
TÙNG ĐINH
Báo Nông Nghiệp Việt Nam
- Thừa Thiên Huế: Chủ động phòng, chống rét cho vật nuôi
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 24/12/2024
- Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Việt Nam: Hoạt động bền bỉ và thành công
- Dự báo thị trường thức ăn chăn nuôi toàn cầu
- Khởi công xây dựng trạm trộn thức ăn chăn nuôi tại KCN công nghệ cao Mebi Farm
- Hợp quy TĂCN: Nặng hình thức và tốn kém!
- Nâng tầm giá trị thương hiệu sản phẩm, hàng hóa Việt Nam: Cần gỡ bỏ nút thắt
- “Chạy đua” xử lý các cơ sở chăn nuôi nằm ngoài vùng quy hoạch
- Ảnh hưởng của các mức selenomethionine đến chất lượng thịt và sự tích luỹ selen trong mô
- Bình Phước: Chuẩn bị heo thịt cho thị trường tết
Tin mới nhất
T5,26/12/2024
- Thừa Thiên Huế: Chủ động phòng, chống rét cho vật nuôi
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 24/12/2024
- Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Việt Nam: Hoạt động bền bỉ và thành công
- Dự báo thị trường thức ăn chăn nuôi toàn cầu
- Đồng Nai: Heo hơi tăng giá, đảm bảo nguồn cung Tết Nguyên đán 2025
- Khởi công xây dựng trạm trộn thức ăn chăn nuôi tại KCN công nghệ cao Mebi Farm
- Hợp quy TĂCN: Nặng hình thức và tốn kém!
- Nâng tầm giá trị thương hiệu sản phẩm, hàng hóa Việt Nam: Cần gỡ bỏ nút thắt
- “Chạy đua” xử lý các cơ sở chăn nuôi nằm ngoài vùng quy hoạch
- Ảnh hưởng của các mức selenomethionine đến chất lượng thịt và sự tích luỹ selen trong mô
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất