[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Các doanh nghiệp lớn sản xuất thức ăn chăn nuôi như C.P, GREENFEED, De Heus, CJ Vina Agri, GUYOMARC’H – VN, Hòa Phát Đồng Nai, Kyodo Sojitz… đã đồng loạt thông báo tăng giá các sản phẩm thức ăn chăn nuôi gia súc, gia cầm trong tháng 8 đến các đại lý, khách hàng. Riêng hệ thống Masan MEATLife, ANCO, PROCONCO giảm giá bán cho các nhóm sản phẩm thức ăn chăn nuôi gia cầm (gà thịt) 700 đồng/kg.
Theo đánh giá, tính từ lần tăng giá đầu tiên tại thời điểm cuối năm 2020 đến nay, giá thức ăn chăn nuôi (TACN) thành phẩm trong nước đã tăng trung bình từ 7-8 đợt, có doanh nghiệp lên tới 9 đợt, tùy doanh nghiệp. Nguyên nhân chính được cho là do giá các nguyên liệu thức ăn chăn nuôi tăng mạnh, vượt quá sức chịu đựng của doanh nghiệp, mặc dù hiện tại, giá các sản phẩm chăn nuôi đang rất bấp bênh do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19.
Cụ thể như sau:
Công ty Cổ phần Chăn nuôi C.P Việt Nam ra thông báo tăng 400 đồng/kg với tất cả các thức ăn chăn nuôi đậm đặc, hỗn hợp cho heo con tập ăn, heo nái nuôi con; thức ăn hỗn hợp cho heo còn lại tăng 300 đồng/kg; thức ăn hỗn hợp cho gà, vịt, chim cút, gia súc nhai lại tăng 200 đồng/kg. Thông báo có hiệu lực từ ngày 01/08/2021 và áp dụng cho các nhãn hiệu của các Công ty tại Đồng Nai, Tiền Giang, Bình Dương, Bình Định, kho Cần Thơ, Đắk Lắk.
Công ty GUYOMARC’H – VN (đơn vị thuộc tập đoàn ADM) hôm 28/7/2021 cũng thông báo tăng giá các sản phẩm thức ăn chăn nuôi. Công ty này cho biết, giá nguyên liệu nhập khẩu trong nước ngày càng tăng cao, đồng thời đứng trước đòi hỏi của thị trường về việc nâng cao chất lượng sản phẩm và tăng cường hiệu quả chăn nuôi, nên Công ty buộc phải tăng giá bán đối với các sản phẩm thức ăn gia súc, gia cầm nhãn hiệu PRESENCE, COFNA, EVALIS như sau:
1. Các loại thức ăn đậm đặc cho heo và gà: tăng 400 đồng/kg;
2. Các loại thức ăn hỗn hợp cho heo con: tăng 400 đồng/kg;
3. Các loại thức ăn hỗn hợp cho heo nái và heo thịt tăng 300 đồng/kg; các loại thức ăn khác tăng 200 đồng/kg.
Giá này sẽ được áp dụng kể từ ngày 02/8/2021 đối với cả hai nhà máy Bình Dương, Đồng Tháp và tất cả các kho trung chuyển.
Cùng với đó, Công ty này cũng nhấn mạnh, công ty luôn ý thức được là trong bối cảnh giá nguyên liệu ngày càng tăng cao nhưng giá sản phẩm chăn nuôi lại không ổn định sẽ có nhiều khó khăn đối với Quý khách hàng và Công ty. Nhưng đứng trước mục tiêu phát triển lâu dài và bền vững của cả hai bên, Công ty mong mỏi sự cộng tác chặt chẽ của Quý khách hàng để có thể vượt qua thời điểm khó khăn này. Khi tình hình giá nguyên liệu giảm xuống, Công ty sẽ xem xét điều chỉnh lại giá bán của các sản phẩm trên.
Ngày 28/7/2021, Công ty Cổ phần GREENFEED Việt Nam – Chi nhánh Đồng Nai đã có thông báo về việc tăng giá bán thức ăn. Cụ thể, theo Công ty này, do tình hình giá nguyên liệu đầu vào tiếp tục tăng cao, Công ty thông báo đến toàn thể khách hàng về việc điều chỉnh tăng giá thức ăn cho gia súc, gia cầm và bò như sau: Sản phẩm cám đậm đặc các loại tăng 400 đồng/kg; cám tập ăn heo con 300 đồng/kg; cám hỗn hợp heo 300 đồng/kg; cám hỗn hợp gia cầm thịt 200 đồng/kg; cám hỗn hợp gia cầm đẻ 200 đồng/kg và cám bò là 2000 đồng/kg.
Thời gian áp dụng từ ngày 02/08/2021 đến khi có thông báo mới. Từ ngày 02/08/2021 đến hết ngày 07/08/2021 hỗ trợ mức tăng giá cho tất cả các sản phẩm. Phạm vi áp dụng: Khách hàng thuộc BU Đồng Nai và áp dụng đối với tất cả các sản phẩm thức ăn cho gia súc, gia cầm và bò mang nhãn hiệu GREENFEED, Hi-Gain, Hitek và FCR.
Còn Công ty TNHH Chăn nuôi Hòa Phát Đồng Nai cũng gửi thông báo tăng giá bán thức ăn chăn nuôi như sau: với các dòng cám heo, cám bò, cám dê (bao gồm các sản phẩm giá net) tăng 350 đồng/kg; đối với các dòng cám gia cầm thịt (bao gồm giá các sản phẩm giá net) tăng 250 đồng/kg và đối với các sản phẩm gia cầm đẻ 350 đồng/kg. Thời gian áp dụng từ ngày 01/08/2021 và phạm vi áp dụng từ Đà Nẵng đến Cà Mau.
Ngày 17/07/2021, Công ty TNHH thức ăn chăn nuôi Kyodo Sojitz (KSF) tăng 250 đồng/kg đối với các sản phẩm thức ăn cho heo (trừ sản phẩm GENKI 602); tăng 500 đồng/kg đối với sản phẩm thức ăn đậm đặc GENKI 602 áp dụng với cả hai loại bao 5kg/bao và 25kg/bao); tăng 300 đồng/kg đối với các sản phẩm thức ăn cho gia cầm thịt (gà thịt, vịt thịt); tăng 260 đồng/kg đối với các sản phẩm thức ăn cho gia cầm đẻ (gà đẻ, vịt đẻ); tăng 250 đồng đối với các sản phẩm thức ăn cho bò. Thời gian áp dụng từ ngày 06/08/2021.
Công ty De Heus hôm 27/07/2021 cũng đã cũng điều chỉnh giá bán thức ăn chăn nuôi cho gia súc, gia càm, bò, dê và thỏ trên bảng hóa đơn như sau: Tăng 400 đồng/kg với tất cả các sản phẩm thức ăn cho heo con (bao gồm sản phẩm đậm đặc Romeiko Blue) và các sản phẩm thức ăn đậm đặc (bao gồm đậm đặc cho heo và đậm đặc cho gà); tăng 300 đồng/kg đối với các sản phẩm hỗn hợp cho heo con; tăng 200 đồng/kg đối với tất cả các sản phẩm thức ăn chăn nuôi còn lại. Không áp dụng đối với các sản phẩm thức ăn thủy sản. Thương hiệu De Heus, thương hiệu Wildmill, thương hiệu Koudijis, mảng trại heo trực tiếp, mảng trại gà trực tiếp áp dụng như nhau. Phạm vi áp dụng đối với khách hàng của De Heus miền Nam (Từ Quảng Trị đến Cà Mau). Thời gian áp dụng từ ngày 02/08/2021 cho đến khi có thông báo kịp thời.
Công ty US Feed cho biết, Công ty tăng 400 đồng/kg với thức ăn cho heo các loại; tăng 300 đồng/kg thức ăn cho gia cầm các loại; thức ăn cho bò và dê các loại tăng 200 đồng/kg. Thời gian áp dụng từ ngày 01/08/2021.
Công ty TNHH CJ Vina Agri điều chỉnh csản phẩm thức ăn heo nái tăng 300 đồng/kg; heo thịt tăng 300 đồng/kg; thức ăn cho heo con tăng 350 đồng/kg; thức ăn cho gà thịt tăng 300 đồng/kg; thức ăn gà đẻ tăng 300 đồng/kg; thức ăn cho vịt thịt tăng 300 đồng/kg; thức ăn cho vịt đẻ tăng 300 đồng/kg; các sản phẩm thức ăn cho bò tăng 260 đồng/kg và các sản phẩm thức ăn TMR tăng 260 đồng/kg. Các sản phẩm thức ăn chăn nuôi trên điều chỉnh tăng giá có hiệu lực từ ngày 01/08/2021 cho đến khi có thông báo mới.
Thông báo giảm giá thức ăn cho gà thịt của hệ thống Masan MEATLife, ANCO, PROCONCO
Ngược lại với các doanh nghiệp kể trên, Công ty Cổ phần Masan MEATLife, ANCO, PROCONCO cho biết, nhằm đồng hành với các đại lý và hộ chăn nuôi trong giai đoạn thức ăn chăn nuôi khó khăn, Công ty giảm giá bán cho các nhóm sản phẩm thức ăn chăn nuôi gia cầm (gà thịt), áp dụng từ ngày 19/07/2021 với chi tiết như sau: sản phẩm thức ăn chăn nuôi gia cầm (gà thịt) áp dụng: S821, S822, S823 với mức giảm 700 đồng/kg.
Và công ty này khẳng định việc điều chỉnh giá bán như trên này không ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm và tin tưởng rằng đây là hành động chia sẻ khó khăn tốt nhất công ty mang đến khách hàng…
Hà Ngân
Giá nguyên liệu thức ăn chăn nuôi liên tục tăng
Theo Cục Chăn nuôi, tính bình quân 6 tháng đầu năm 2021, giá các nguyên liệu TACN đều tăng so với cùng kỳ 2020, trong đó tăng mạnh nhất là các nguyên liệu thuộc nhóm ngũ cốc, cụ thể: ngô hạt 7.616,7 đ/kg (tăng 35,1%), khô dầu đậu tương 13.091,0 đ/kg (tăng 35,5%), DDGS (bã ngô) 8.847 đ/kg (tăng 46,0%), cám mì 6.716,7 đ/kg (tăng 32,8%), sắn lát 5.994,4 đ/kg (tăng 19,2%), cám gạo chiết ly 4.936,1 đ/kg (tăng 16,1%), Methionine 64.950,6 đ/kg (tăng 19,2%), Lysine 35.053,3 (tăng 16,3%)
- thức ăn chăn nuôi li>
- thức ăn chăn nuôi tăng giá li> ul>
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
- Tham vấn kỹ thuật phân tích chuỗi giá trị và đánh giá rủi ro trong chăn nuôi heo
- Từ 16/12, thuế suất hàng khô dầu đậu tương dùng làm thức ăn chăn nuôi được giảm xuống còn 1%
- Nghiên cứu axit amin chỉ ra tiềm năng cho chế độ ăn ít protein hơn
- Chuyển hướng nuôi bò nhốt chuồng vì hiệu quả cao
- Thị trường nhập khẩu ngô 10 tháng đầu năm 2024
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 19/11/2024
Tin mới nhất
T6,22/11/2024
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
- Tham vấn kỹ thuật phân tích chuỗi giá trị và đánh giá rủi ro trong chăn nuôi heo
- Từ 16/12, thuế suất hàng khô dầu đậu tương dùng làm thức ăn chăn nuôi được giảm xuống còn 1%
- Nghiên cứu axit amin chỉ ra tiềm năng cho chế độ ăn ít protein hơn
- Chuyển hướng nuôi bò nhốt chuồng vì hiệu quả cao
- Thị trường nhập khẩu ngô 10 tháng đầu năm 2024
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 19/11/2024
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất