Bộ Công Thương vừa nghiệm thu đề tài “Nghiên cứu sản xuất thức ăn chăn nuôi thô xanh dạng lỏng bằng công nghệ vi sinh để nâng cao hiệu suất chuyển hóa thức ăn và chất lượng thịt lợn”. Đề tài nằm trong Đề án phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học trong lĩnh vực công nghiệp chế biến đến năm 2020.
Chế phẩm vi sinh FLF của đề tài nghiên cứu
Báo cáo tại buổi nghiệm thu đề tài, PGS. TS. Phí Quyết Tiến – Phó Viện trưởng Viện Công nghệ sinh học, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, chủ nhiệm đề tài – cho biết: Những năm gần đây, chăn nuôi lợn là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn ở nước ta. Các sản phẩm của ngành chăn nuôi không những đã đáp ứng nguồn thực phẩm cho nhu cầu tiêu dùng trong nước mà còn xuất khẩu. Trong chăn nuôi lợn, thức ăn chiếm tới 70% chi phí và là yếu tố chính quyết định chất lượng, giá thành sản phẩm.
Trong đó, các nguyên liệu sẵn có như thức ăn xanh, phụ phẩm công – nông nghiệp chưa được sử dụng hiệu quả. Vì vậy, cần có giải pháp thích hợp để sử dụng được nguồn tài nguyên này, giảm thiểu sự phụ thuộc vào nguyên liệu nhập khẩu.
“Trên thế giới đã có một số nghiên cứu về vấn đề lên men thức ăn để tăng giá trị dinh dưỡng, song ở Việt Nam, đây là vấn đề khá mới mẻ và cần thiết. Đặc biệt, chăn nuôi lợn bằng thức ăn lên men dạng lỏng (Fermented Liquid Feeding, FLF) là công nghệ đang được áp dụng rộng rãi ở nhiều nước trên thế giới, nhất là sau khi châu Âu ban hành lệnh cấm sử dụng kháng sinh trong thức ăn chăn nuôi” – PGS. TS. Phí Quyết Tiến nhấn mạnh.
Số liệu nghiên cứu cho thấy, sử dụng FLP cho lợn sữa và lợn thịt sẽ không cần bổ sung kháng sinh vào thức ăn chăn nuôi như các mô hình chăn nuôi truyền thống trước đây. Thực nghiệm cho thấy, FLF có pH thấp, mật độ vi khuẩn lactic cao, vi sinh vật mang chức năng probiotic khác trong đường ruột giúp ức chế các vi sinh vật gây bệnh trong thức ăn và vi sinh vật sẵn có trong đường ruột của lợn. Hiện tại, nhiều trại lợn ở Hà Lan, Đan Mạch, Pháp, Bỉ, Đức… đang áp dụng công nghệ sử dụng FLF, nhằm tận dụng những phụ phẩm nông nghiệp tươi hoặc chưa qua sơ chế có độ ẩm cao như thân ngô, phụ phẩm chế biến rau, vỏ đậu tương, vỏ khoai tây…
Xuất phát từ thực tế, việc triển khai đề tài nghiên cứu góp phần tìm kiếm các chủng vi khuẩn phù hợp, có thể định hướng tạo chế phẩm sinh học lên men và bảo quản thức ăn thô xanh, tận thu phế phụ phẩm nông nghiệp nâng cao hiệu quả trong chăn nuôi và giảm ô nhiễm môi trường. Mục tiêu của đề tài là xây dựng quy trình công nghệ, mô hình thiết bị và sản xuất được chế phẩm vi sinh vật có khả năng lên men nguồn thức ăn thô xanh, phế phụ phẩm nông nghiệp để sản xuất thức ăn hỗn hợp dạng lỏng, nhằm nâng cao hiệu suất chuyển hóa thức ăn và chất lượng thịt trong chăn nuôi lợn thịt.
“Trên 80% người tiêu dùng được khảo sát đánh giá thịt lợn thơm, ngon và có tới >90% người tiêu dùng mong muốn được tiếp tục sử dụng thịt lợn nuôi theo phương thức cho ăn FLF” – PGS. TS. Phí Quyết Tiến cho hay.
Với những kết quả đạt được, hội đồng nghiệm thu đánh giá cao tính thực tiễn và ứng dụng đề tài mang lại, cũng như đánh giá cao những nỗ lực của nhóm nghiên cứu đã hoàn thành đầy đủ và đạt chỉ tiêu về số lượng, khối lượng, chất lượng theo đúng hợp đồng ký kết với Bộ Công Thương. Đề tài không chỉ đạt hiệu quả cao về mặt khoa học – công nghệ, mà còn đáp ứng các mục tiêu kinh tế – xã hội trong chăn nuôi.
Nguồn: Báo Công thương
Nhóm nghiên cứu kiến nghị, thời gian tới, tiếp tục sản xuất chế phẩm vi sinh vật ở quy mô lớn cho phát triển ứng dụng lên men thức ăn thô xanh dạng lỏng trong chăn nuôi lợn; đồng thời triển khai, mở rộng ứng dụng thức ăn thô xanh lên men dạng lỏng quy mô nông hộ và trang trại chăn nuôi lợn.
- sản xuất thức ăn chăn nuôi li>
- phụ phẩm nông nghiệp li> ul>
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
- Tham vấn kỹ thuật phân tích chuỗi giá trị và đánh giá rủi ro trong chăn nuôi heo
- Từ 16/12, thuế suất hàng khô dầu đậu tương dùng làm thức ăn chăn nuôi được giảm xuống còn 1%
- Nghiên cứu axit amin chỉ ra tiềm năng cho chế độ ăn ít protein hơn
- Chuyển hướng nuôi bò nhốt chuồng vì hiệu quả cao
- Thị trường nhập khẩu ngô 10 tháng đầu năm 2024
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 19/11/2024
Tin mới nhất
T6,22/11/2024
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
- Tham vấn kỹ thuật phân tích chuỗi giá trị và đánh giá rủi ro trong chăn nuôi heo
- Từ 16/12, thuế suất hàng khô dầu đậu tương dùng làm thức ăn chăn nuôi được giảm xuống còn 1%
- Nghiên cứu axit amin chỉ ra tiềm năng cho chế độ ăn ít protein hơn
- Chuyển hướng nuôi bò nhốt chuồng vì hiệu quả cao
- Thị trường nhập khẩu ngô 10 tháng đầu năm 2024
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 19/11/2024
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất