[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Sản xuất trứng gà theo phương thức chăn nuôi không sử dụng chuồng lồng (sau đây gọi tắt là cage-free) có thể sử dụng chuồng nuôi 1 tầng hoặc nhiều tầng (aviary). Các phương pháp này có thể nuôi hoàn toàn trong nhà hoặc chuồng có mái hiên hai bên hông chuồng hoặc bán chăn thả. Một hệ thống cagefree hoàn chỉnh yêu cầu xây dựng cơ sở vật chất chuồng nuôi thích hợp, thiết kế dãy chuồng phù hợp và qui trình quản lý chăn nuôi hiệu quả, trong đó cân nhắc đến yếu tố hành vi tự nhiên của gà cũng như đảm bảo các biện pháp về an toàn sinh học.
Nuôi gà đẻ trứng không nhốt trong lồng đã phổ biến nhiều năm qua tại nhiều khu vực trên thế giới, nhất là khu vực Tây Âu. Để nuôi gà đẻ theo phương thức cage-free thành công thì gà con, hậu bị cũng phải được nuôi theo phương thức cage-free.
Trại nuôi gà đẻ trứng thương phẩm theo phương thức không sử dụng chuồng lồng
Trong hàng thập kỉ gần đây đã có những nghiên cứu về hành vi và sức khoẻ của gà đẻ cũng như những nghiên cứu liên quan đến phúc lợi động vật. Phúc lợi động vật được hiểu là sự thích nghi thành công với môi trường, dẫn đến việc động vật có những trải nghiệm tích cực với môi trường chúng đang sống. Những khuyến nghị liên quan đến việc quản lý và thiết kế chuồng nuôi sau đây đều dựa trên những nghiên cứu và kinh nghiệm trong lĩnh vực chăn nuôi gà đẻ trứng. Thiết kế hệ thống cage-free nuôi gà trong giai đoạn hậu bị và sản xuất có thể hoàn toàn xây mới hoặc tích hợp chuồng nuôi theo kiểu lồng nhốt hoặc nuôi gà thịt hiện có. Thiết kế phải phù hợp với khí hậu tại Việt Nam. Trong khuôn khổ của dự án này, chúng tôi đưa ra một số thiết kế cho hệ thống cage-free tại Việt Nam (Phụ lục 1). Mục tiêu của tài liệu này nhằm đưa ra hướng dẫn chăn nuôi gà đẻ trứng theo phương thức cage-free.
Chúng tôi xin lưu ý rằng chủ doanh nghiệp, trang trại hoặc các cá nhân tham gia vào hoạt động chăn nuôi gà cần có những kiến thức cơ bản liên quan đến chăn nuôi gà trong giai đoạn hậu bị và sản xuất trong môi trường cage-free trước khi xây dựng chuồng trại theo phương thức cage-free hoặc chịu trách nhiệm vận hành những mô hình chăn nuôi này. Hiện tại, một số viện nghiên cứu hoặc trường đại học hoặc các công ty có thể cung cấp tư vấn, đào tạo hoặc hỗ trợ trước khi lắp đặt chuồng cage-free mới
hoặc chuyển đổi chuồng nuôi gà hậu bị hoặc gà đẻ theo phương thức nuôi nhốt hiện có sang mô hình cage-free. Giai đoạn tập huấn hướng dẫn và hỗ trợ trong chăn nuôi và sản xuất gà hậu bị theo hướng cage-free là rất quan trọng. Một số chuyên gia trong nước và quốc tế có thể tham gia hỗ trợ giai đoạn này.
Tài liệu này cung cấp những thông tin và công cụ cơ bản giúp người sản xuất có thể áp dụng thành công mô hình cage-free trong chăn nuôi gà đẻ tại Việt Nam
1. Chăn Nuôi gà con và gà hậu bị theo phương pháp cagefree
Một điều kiện cần thiết trong sản xuất trứng theo phương pháp cage-free là gà 1 ngày tuổi cũng phải được nuôi trong môi trường này. Việc nuôi gà con và gà hậu bị trong chuồng cage-free sẽ giúp chúng thích nghi với phương thức chăn nuôi này trong suốt giai đoạn sản xuất. Điều này sẽ giúp tăng sức khoẻ và phúc lợi của gà đồng thời nâng cao chất lượng sản xuất. Gà con từ khi mới nở một vài ngày đã phát triển những hành vi đặc trưng của loài gà như đào bới kiếm ăn hay tìm nước uống. Chúng thường có xu hướng đi lang thang và khám phá môi trường xung quanh. Gà con sẽ tập ăn thức ăn từ giấy lót thức ăn cho chúng hoặc từ dĩa đựng thức ăn. Gà hậu bị cũng sẽ học cách đào bới sàn chuồng và tắm bụi. Ở giai đoạn này, gà cũng phát triển những hành vi chơi đùa hay bắt đầu tập ngủ khi đêm xuống.
Trong phần này, chúng tôi sẽ miêu tả một số tiêu chuẩn kỹ thuật thực hành nuôi gà con và gà hậu bị trong các hệ thống cage-free.
1.1 Người chăn nuôi
Cơ sở chăn nuôi cần được tập huấn đầy đủ và có khả năng chăm sóc và vận chuyển gà con và gà hậu bị. Chủ trang trại/chủ cơ sở chăn nuôi cần đảm bảo rằng công nhân có trách nhiệm chăm sóc đàn gà gà và gà hậu bị hàng ngày cần có kĩ năng cần thiết về qui trình quản lý chăn nuôi chuẩn và hiểu được phúc lợi động vật, bao gồm những vấn đề về sức khoẻ và hành vi của đàn gà mà công nhân chịu trách nhiệm.
Cuối cùng, tập huấn cũng cần giúp chăn nuôi hiểu được làm thế nào để tuân thủ những qui định về luật pháp liên quan. Cần đảm bảo rằng công nhân chăm sóc đàn gà trong giai đoạn này cũng cần nhận biết được những hành vi thông thường, những dấu hiệu của gà khoẻ mạnh cũng như những hành vi bất
thường hoặc dấu hiệu gà bệnh. Người trực tiếp chăm sóc cần có khả năng đưa ra những can thiệp hiệu quả và kịp thời khi cần thiết. Cơ sơ chăn nuôi cần có sổ theo dõi tập huấn người lao động trong cơ sở của mình.
Khi vận chuyển và lùa, bắt, di chuyển gà cũng cần giảm thiểu căng thẳng, sợ hãi và chấn thương cho gà. Khi bắt gà cần dùng hai tay nhẹ nhàng nâng lên. Tuyệt đối không bắt từng con bằng cách cầm cổ, đầu, cánh, đùi, hoặc xách chân gà.
1.2 Kiểm tra
Đàn gà cần được kiểm tra ít nhất hai lần một ngày ở các thời điểm khác nhau bởi chủ cơ sở chăn nuôi hoặc công nhân có chuyên môn và trách nhiệm. Lưu ý tập cho gà con, gà hậu bị quen với sự có mặt của con người, những qui trình kiểm tra hàng ngày, tiếng ồn nhằm giảm thiểu sự sợ hãi của chúng. Việc thường xuyên kiểm tra đàn gà với lịch trình kiểm tra đa dạng với nhiều người kiểm tra khác nhau, nhiều loại quần áo khác nhau sẽ tập cho đàn gà làm quen với môi trường sống. Đồng thời cần tăng số lần kiểm tra khi khi vừa mới xuống gà. Một qui trình như vậy sẽ giúp gà bớt căng thẳng. Cần tiến hành kiểm tra cả đàn cũng như kiểm tra từng con.
Qui trình kiểm tra này cần bao gồm ít nhất đánh giá tình trạng bộ lông, tình trạng da, tình trạng dinh dưỡng, nhu cầu chăm sóc thú y, dấu hiệu căng thẳng sợ hãi
(Bảng 1). Phụ lục 3 đưa ra ví dụ về bảng kiểm tra cơ bản. Việc kiểm tra cần chỉ ra được những con gà bị ốm, bị thương hoặc có biểu hiện không bình thường. Đồng thời, việc kiểm tra cũng bao gồm kiểm tra chức năng vận hành của các hệ thống tự động (ví dụ hệ thống ăn, máng uống, và dụng cụ đo các thông số vi khí hậu chuồng nuôi). Trong quá trình kiểm tra, nếu phát hiện bất cứ con gà chết nào thì cần loại bỏ ngay. Công nhân kiểm tra cần ghi chép lại và theo dõi tỷ lệ gà chết, và cần làm rõ nguyên nhân.
Thu thập và theo dõi những chỉ số phúc lợi động vật là phục vụ lợi ích của cơ sở chăn nuôi cũng như đàn gia cầm. Hoạt động này cung cấp thông tin tình hình đảm bảo phúc lợi của đàn gà và đồng thời giúp cơ sở chăn nuôi phát hiện ra những bất thường hay tổn thất và có biện pháp khắc phục kịp thời.
Bảng 1: Danh sách một số chỉ số phúc lợi động vật quan trọng cho gà con, gà hậu bị và nguyên nhân có thể gây ra
Chỉ số phúc lợi động vật |
Nguyên nhân có thể gây ra |
Tình trạng của bộ lông Tình trạng của bộ lông, đặc biệt theo dõi tình trạng này lúc gà 4, 12 và 16 tuần tuổi và trong khoảng thời gian chuyển chúng đến trại gà đẻ |
Mổ lông, cắn mổ lẫn nhau, không đủ chất dinh dưỡng, loại cám |
Tình trạng của da Da bị mẩn đỏ, chủ yếu xung quanh cổ, cánh, hậu môn lỗ huyệt, ngón chân. Tình trạng này thường được ghi nhận ở gà 4 và 12 tuần tuổi và trong khoảng thời gian chuyển chúng đến trại gà đẻ |
Mổ lông lẫn nhau, cắn mổ lẫn nhau, số lượng gà quá nhiều |
Tình trạng dinh dưỡng Phát triển cân nặng và tính đồng đều của đàn gà; lý tưởng nhất là được theo dõi hàng tuần, nếu không ít nhất là ở giai đoạn gà 4, 8 và 12 tuần tuổi |
Tình trạng thiếu dinh dưỡng, bệnh tật |
Tình trạng gà chết Tỉ lệ chết hàng ngày cao hơn mức bình thường |
Tỉ lệ chết vì bệnh tật tăng, căng thẳng do nhiệt, thiếu dinh dưỡng, bị thương do bị gà khác mổ lông, cắn mổ lẫn nhau, sự xuất hiện của động vật săn mồi, hoặc các nguyên nhân khác |
Tiêu thụ nước Mức độ tiêu thụ nước uống hàng ngày cao hơn hoặc thấp hơn mức bình thường. Chỉ số này nên được ghi nhận theo ngày nếu có thể |
Mức độ tiêu thụ nước uống nước Ống nước ở máng uống bị rò rỉ, chuồng nuôi quá nóng, máng uống nước quá cao hoặc quá thấp, thiếu nước, nước bị nhiễm bẩn |
Điều kiện nhiệt độ Thở gấp, xoè cánh (dấu hiệu của căng thẳng nhiệt); co cụm lại (dấu hiệu nhiệt độ xuống thấp) Quan sát hàng ngày |
Nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp |
Sự sợ hãi Tránh xa con người, phản ứng hoảng loạn nằm chồng lên nhau, những dấu hiệu được quan sát hàng ngày |
Không quen với sự hiện diện của con ngườ |
Hiện tượng gà cắn mổ lông lẫn nhau dẫn tới hệ quả là tình trạng bộ lông và da bị xấu đi, vì khi lông bị mổ gà dễ bị thương ở do tiếp tục mổ vào vùng da đã bị trụi lông. Sử dụng nguồn thức ăn không thích hợp cũng ảnh hưởng đến tình trạng của bộ lông bởi vì trong thức ăn thường không có đủ các amino axít cần thiết (như methionine và cysteine) hỗ trợ cho việc thay lông ở phần cổ. Mật độ nuôi cao cũng ảnh hưởng đến tình trạng da do gà có thể dẫm đạp và gây thương tích cho nhau gây nên những vết xước trên thân gà. Cần theo dõi lượng thức ăn tiêu thụ và tăng trọng của gà để đánh giá tình trạng dinh dưỡng. Để theo dõi sự tăng trọng thì chỉ cần cân một số lượng gà mẫu nhất định. Cùng với tỷ lệ chết, và tình hình sử dụng thuốc thú y, thì tình trạng dinh dưỡng cũng là một trong những chỉ số quan trọng đánh giá vấn đề bệnh tật và tỷ lệ mắc bệnh trên đàn gà vì khi chúng bị bệnh thường bỏ ăn. Gà thay đổi lượng nước tiêu thụ có thể do một số nguyên nhân như thiếu nước, máng uống nước bị thủng, nhiệt độ trong chuồng nuôi quá nóng hoặc do vị trí máng nước quá cao hoặc quá thấp. Nếu quan sát thấy gà thở gấp thì đó cũng có thể là dấu hiệu của gà bị căng thẳng do quá nóng. Cuối cùng, trong trường hợp gà có những biểu hiện hoảng loạn hoặc xa lánh khi tiếp xúc với con người thì đó có thể là dấu hiệu không quen với sự có mặt và hoạt động của con người (xem phụ lục 2). Cần ghi chép hàng ngày tất cả các loại thuốc thú y đã sử dụng. Việc ghi chép thường xuyên trong suốt giai đoạn sinh trưởng của đàn gà có thể giúp chỉ ra những thay đổi về tình trạng bệnh của chúng.
1.3 Chuồng trại
Mật độ nuôi, và không gian chuồng nuôi (như ổ đẻ, máng uống, máng ăn, khu vực đào bới kiếm ăn, hay sào đậu) cần phải đúng tiêu chuẩn (xem bảng 2) để đảm bảo những nhu cầu của gà con, gà dò và gà hậu bị. Khi trang trại có mật độ nuôi cao thì cần chú ý đến số lượng và chất lượng của các vật liệu cho gà đào bới kiếm ăn giúp gà thể hiện hành vi bản năng tự nhiên và làm giảm hành vi mổ lông lẫn nhau (xem hộp 1 phần 2.13). Trong trường hợp nuôi với mật độ cao, cơ sở sản xuất cần chú ý đến những chỉ số về phúc lợi động vật đặc biệt là vấn đề mổ lông lẫn nhau. Mật độ nuôi cao là một trong những yếu tố nguy cơ về phúc lợi động vật. Quy định về không gian chuông nuôi (những cơ sở vật chất bên trong chuồng nuôi) phụ thuộc vào độ tuổi, giới tính, cân nặng, gen, tình trạng sức khoẻ, nhu cầu cho từng hành vi tập tính tư nhiên, và tổng đàn. Mật độ nuôi cần được đảm bảo không dẫn tới những rối loạn hành vi hoặc gây thương tích cho đàn gà. Mỗi con gà cần được thể hiện hành vi bản năng của mình bao gồm ăn, uống, vỗ cánh, tắm bụi, tìm thức ăn, nghỉ ngơi, bay/đậu nghỉ ngơi trên sào.
Human Society International
- sản xuất trứng gà li> ul>
1 Comment
Để lại comment của bạn
- Sắp diễn ra hội thảo, phổ biến áp dụng mô hình số trong quản lý tại các cơ sở chăn nuôi
- 529 cơ sở chăn nuôi được công nhận an toàn đối với bệnh Dịch tả heo Châu Phi
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
Tin mới nhất
T7,23/11/2024
- Sắp diễn ra hội thảo, phổ biến áp dụng mô hình số trong quản lý tại các cơ sở chăn nuôi
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Hay quá! Nâng cao phúc lợi vật nuôi.