[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Tinh gia súc ở 14 tỉnh khu vực Đông Nam Bộ và Đồng bằng Sông Cửu Long không cho vận chuyển, sẽ rất khó khăn cho việc phối giống để tái đàn trong giai đoạn sắp tới.
Đó là một trong những thông tin mà Bộ NN&PTNT đề cập trong báo cáo tại Hội nghị thúc đẩy lưu thông, tiêu thụ nông sản trong bối cảnh phòng chống dịch Covid-19 ngày 13/9/2021, do Văn phòng chính phủ tổ chức.
Theo Bộ NN&PTNT, bệnh Dịch tả lợn Châu Phi (DTLCP), Viêm da nổi cục (VDNC) và Cúm gia cầm trên vật nuôi còn diễn biến phức tạp, Bộ Nông nghiệp và PTNT thường xuyên chỉ đạo các địa phương chủ động thực hiện nghiêm các biện pháp kiểm soát dịch bệnh trên vật nuôi.
Kế hoạch sản xuất năm 2021 của ngành chăn nuôi đó là sản lượng thịt các loại khoảng 6,2 triệu tấn, sản lượng trứng khoảng 16 tỷ quả, sản lượng sữa khoảng 1,2 triệu tấn. Đến tháng 8/2021, kết quả chăn nuôi đạt được như sau:
Tổng đàn lợn ước khoảng 26,67 triệu con, tăng 4,5%; đàn gia cầm quy mô 515 triệu con ước tăng 5,4%; đàn bò tăng khoảng 1,8%; riêng đàn trâu 2,4 triệu con giảm 3,8%; thức ăn chăn nuôi ước khoảng 13,6 triệu tấn tăng 5,5%.
Tổng sản lượng thịt hơi xuất chuồng ước đạt khoảng trên 4,5 triệu tấn, sản lượng trứng gia cầm đạt 11,4 tỷ quả, tăng 5%.
Tuy nhiên, khâu giết mổ, chế biến hoặc sơ chế chịu sự quản lý chặt về điều kiện sản xuất, gây tắc nghẽn hoạt động sản xuất kinh doanh; phát sinh các chi phí chăn nuôi khi không xuất chuồng được; giá TACN (chiếm 65-70% giá thành sản phẩm) và thuốc thú y ngày một tăng cao; mức độ tiêu thụ sản phẩm gia súc, gia cầm (ngoại trừ mặt hàng trứng gia cầm) gặp rất nhiều khó khăn trong vận chuyển, nhu cầu tiêu thụ thực phẩm giảm nhiều (khối khu công nghiệp, trường học, bếp ăn tập thể, khách sạn, nhà hàng không hoạt động; một số nhà máy giết mổ, chế biến có người bị Covid phải đóng cửa…) đặc biệt là Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh; mức độ tiêu thụ thực phẩm giảm 30 – 40%, có loại giảm tới 70% như gà công nghiệp; trang trại và hộ chăn nuôi hạn chế tái đàn vì giá tiêu thu sản phấp thấp, giá đầu vào tăng, nguy cơ thiếu hụt nguồn cung trong nước về thực phẩm vào các tháng cuối năm.
Đáng chú ý, một số sản phẩm giống không được lưu thông, như tinh gia súc ở 14 tỉnh khu vực Đông Nam Bộ và Đồng bằng Sông Cửu Long không cho vận chuyển, sẽ rất khó khăn cho việc phối giống để tái đàn trong giai đoạn sắp tới.
Để cho ngành NN&PTNT hoàn thành kế hoạch sản xuất Nông lâm thủy sản trong bối cảnh dịch Covid-19 còn diễn biến phức tạp; đảm bảo chủ động nguồn cung lương thực – thực phẩm phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu những tháng cuối năm đặc biệt là dịp Tết Nguyên đán, Bộ NN&PTNT kiến nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ:
(1) Xem xét giảm thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp trong năm 2021 và 6 tháng năm 2022; giảm thuế nhập khẩu nguyên liệu thức ăn chăn nuôi, thủy sản, vật tư đầu vào; giảm thuế bảo vệ môi trường. Gia hạn thời hạn nộp thuế giá trị gia tăng; giảm tiền thuê đất của năm 2021-2022 cho các đối tượng bị ảnh hưởng bởi đại dịch.
(2) Chỉ đạo xây dựng cơ chế mở cửa hoạt động xã hội đối với những người dân đã được tiêm đủ 1 mũi và 2 mũi vắc xin ở các tỉnh, thành phố để có lao động duy trì sản xuất, lưu thông và tiêu thụ hàng hóa nông sản. Các lái xe và người trên xe sau khi đã được tiêm phòng 2 mũi vắc xin thì có thể miễn xét nghiệm hoặc kéo dài thời gian xét nghiệm 1 tháng/lần, để giảm chi phí vận chuyển và tạo điều kiện cho lưu thông.
(3) Chỉ đạo các địa phương rà soát lại việc thực hiện “Ba tại chỗ” để phù hợp với thực tiễn từng loại hình doanh nghiệp. Phải có các quy định phù cho các cơ sở giết mổ và chế biến khó thực hiện “Ba tại chỗ” có thể định kỳ test nhanh người lao động trực tiếp làm việc.
(4) Có chính sách mạnh mẽ nhằm khuyến khích, hỗ trợ doanh nghiệp, cơ sở thu mua chế biến hàng nông sản; doanh nghiệp liên kết với các HTX tập trung, các vùng nguyên liệu để đẩy mạnh chế biến, chế biến sâu. Xem xét gói hỗ trợ để khôi phục sản xuất đối với nông dân trực tiếp sản xuất gặp khó khăn do Covid-19 đối với các địa phương thực hiện giãn cách xã hội.
(5) Có chỉ thị các bộ ngành, địa phương tăng cường sản xuất, lưu thông hàng hóa và xuất khẩu nông sản.
Tâm An
- tinh gia súc li> ul>
- Khởi công xây dựng trạm trộn thức ăn chăn nuôi tại KCN công nghệ cao Mebi Farm
- Hợp quy TĂCN: Nặng hình thức và tốn kém!
- Nâng tầm giá trị thương hiệu sản phẩm, hàng hóa Việt Nam: Cần gỡ bỏ nút thắt
- “Chạy đua” xử lý các cơ sở chăn nuôi nằm ngoài vùng quy hoạch
- Ảnh hưởng của các mức selenomethionine đến chất lượng thịt và sự tích luỹ selen trong mô
- Bình Phước: Chuẩn bị heo thịt cho thị trường tết
- Đề xuất kéo dài miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đến hết năm 2030
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
Tin mới nhất
T3,24/12/2024
- Khởi công xây dựng trạm trộn thức ăn chăn nuôi tại KCN công nghệ cao Mebi Farm
- Hợp quy TĂCN: Nặng hình thức và tốn kém!
- Nâng tầm giá trị thương hiệu sản phẩm, hàng hóa Việt Nam: Cần gỡ bỏ nút thắt
- “Chạy đua” xử lý các cơ sở chăn nuôi nằm ngoài vùng quy hoạch
- Ảnh hưởng của các mức selenomethionine đến chất lượng thịt và sự tích luỹ selen trong mô
- Bình Phước: Chuẩn bị heo thịt cho thị trường tết
- Đề xuất kéo dài miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đến hết năm 2030
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Đón đọc Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam số tháng 12 năm 2024
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất