Làm giàu từ nghề ấp trứng gia cầm - Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam
    • Giá heo (lợn) hơi miền Bắc từ 67.000 - 69.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Hà Nội 69.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Yên Bái 68.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Lào Cai 67.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Trung và Tây Nguyên từ 64.000 - 68.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Quảng Trị 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Nghệ An 67.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Ninh Thuận 66.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Nam từ 63.000 - 67.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Đồng Nai 67.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Cần Thơ 66.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Trà Vinh 63.000 đ/kg
    •  
  • Làm giàu từ nghề ấp trứng gia cầm

    Năm 2008, qua tìm hiểu các mô hình thực tế lò ấp trứng ở trong và ngoài huyện, chị Vũ Thị Quế, khu 2, thị trấn Quỹ Nhất (Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định) đã đầu tư mở lò ấp trứng gia cầm và trở thành chủ lò ấp trứng gia cầm lớn trên địa bàn. Trung bình mỗi tháng, lò ấp của chị cung ứng ra thị trường hơn 10 nghìn quả trứng lộn. Thành công trong phát triển kinh tế giúp chị trở thành tấm gương phụ nữ sản xuất kinh doanh giỏi.

    Chị Vũ Thị Quế, khu 2, thị trấn Quỹ Nhất (Nghĩa Hưng) phát triển kinh tế gia đình từ nghề ấp trứng gia cầm.

     

    Năm 1991, sau khi lập gia đình chị Quế từng “thử” qua rất nhiều nghề để kiếm sống. Ban đầu, chị đi buôn cà chua rồi chuyển sang nuôi vịt. Thời điểm năm 2008, nhận thấy trong huyện có rất ít lò ấp trứng gia cầm nên chị bàn với chồng mở lò ấp trứng gà, vịt lộn. “Lý do tôi chọn mở lò ngoài việc đây là mô hình tương đối mới, một phần vì tôi “tự tin” vào kinh nghiệm nhiều năm nuôi vịt đẻ, ấp trứng vịt”, chị Quế cho biết. Tuy “tự tin” vào kinh nghiệm nuôi và ấp trứng gia cầm nhưng khi bắt tay vào mở lò, chị vẫn gặp nhiều khó khăn. Khó nhất vẫn là vốn để đầu tư nhà xưởng, mua máy ấp trứng công nghiệp. Để có tiền đầu tư, chị chạy vạy khắp nơi tìm nguồn để vay vốn. Được sự hỗ trợ của các tổ chức đoàn thể, chị đã vay của Ngân hàng Agribank 100 triệu đồng để đầu tư xây nhà xưởng, mua máy ấp công nghiệp. Ban đầu chị không cho ấp nhiều, mỗi mẻ chỉ trên dưới 3.000 quả trứng. Trung bình 8 tiếng chị đảo trứng (lật giành) 1 lần. Vào mùa hè 15-17 ngày chị Quế có một mẻ trứng thành phẩm. Vào mùa đông, nhiệt độ xuống thấp nên thời gian ấp trứng trong lò cũng lâu hơn, trung bình khoảng 18 ngày mới hoàn thành một mẻ trứng lộn. Để có nguồn trứng giống đạt chất lượng, ổn định, đồng thời giảm bớt chi phí, chị vẫn duy trì đàn vịt, gà nuôi. Ngoài ra, chị còn nhập thêm trứng của các hộ dân trong xã và một số xã lân cận như Nghĩa Hòa, Nghĩa Hùng. Mặc dù đã có nhiều kinh nghiệm trong việc ấp trứng thủ công trước đó nhưng khi chuyển sang ấp trứng bằng máy công nghiệp không phải mẻ trứng nào khi ra lò cũng thành công. “Việc ấp trứng tự nhiên và dùng thiết bị máy móc để ấp trứng là 2 việc khác nhau hoàn toàn. Vì vậy, kinh nghiệm chưa hẳn đã giúp ích được tôi nhiều. Thời gian đầu “xác xuất” thành công của tôi chưa cao lắm, có những mẻ do “căn” nhiệt độ không đều, thành phẩm trứng ra lò khô, ít nước, bị người tiêu dùng chê. Tôi mất ăn mất ngủ tìm mọi cách để khắc phục”, chị Quế kể. Để khắc phục những hạn chế về mặt kỹ thuật, chị Quế cùng chồng lại lao vào học hỏi, tìm hiểu thêm về các kỹ thuật ấp trứng gia cầm. Chị lên mạng đọc và xem các video hướng dẫn cách sử dụng máy ấp trứng công nghiệp, cách điều chỉnh nhiệt độ, độ ẩm phù hợp và thường xuyên xem các chương trình khuyến nông, khuyến lâm trên ti vi để tích lũy thêm kiến thức, kinh nghiệm chăn nuôi. Ngoài ra, vợ chồng chị còn tranh thủ đến nhiều lò ấp trứng lộn trong và ngoài huyện học hỏi, tham khảo tư vấn từ các chủ lò. Trời không phụ công người chịu khó, tỷ lệ thành công của các mẻ trứng sau dần được cải thiện; trên 98% số trứng sau khi ra lò đều đảm bảo chất lượng, yêu cầu “kỹ thuật”, việc tiêu thụ do đó cũng trở nên thuận lợi. Sản xuất, kinh doanh phát triển, chị Quế quyết định mở rộng “quy mô” nhà xưởng, đầu tư thêm máy móc. Hiện chị có 3 máy ấp công nghiệp, trung bình mỗi mẻ chị cho ấp khoảng 10 nghìn quả trứng/lần. Để có nguồn trứng ổn định, qua bạn bè, mối hàng giới thiệu chị còn tìm đến nhiều trang trại nuôi vịt lớn ở huyện Nga Sơn (Thanh Hóa) để nhập trứng. Chúng tôi gặp anh Đỗ Văn Chu, xã Nga Văn, huyện Nga Sơn (Thanh Hóa) khi anh đang nhập trứng tại nhà chị Quế và nghe anh chia sẻ: “Gia đình tôi hiện nuôi hơn 1.000 con vịt đẻ, vài trăm con gà mái ta. Riêng với lò của chị Quế, mỗi tháng tôi nhận cung ứng trên 5.000 quả trứng vịt. Vì vậy, thu nhập tương đối ổn định, kinh tế gia đình được cải thiện”. Làm ăn có uy tín, đến nay các thương lái từ nhiều nơi trong huyện, các huyện Hải Hậu, thành phố Nam Định đều tìm đến địa chỉ nhà chị để đặt hàng trứng vịt lộn. Mỗi tháng, trừ chi phí, từ nghề ấp trứng gia cầm, gia đình chị thu lãi 15-20 triệu đồng. Mỗi năm lò ấp của gia đình thu trên 200 triệu đồng tiền lãi.

     

    Sau gần 13 năm mở lò ấp trứng gia cầm, đến nay chị Vũ Thị Quế đã có một cơ ngơi khiến nhiều người mơ ước, con cái học hành giỏi giang. Thành công đó là kết quả xứng đáng cho những nỗ lực không ngừng, tinh thần dám nghĩ, dám làm. Thời gian tới, chị Quế dự kiến sẽ mở rộng quy mô nhà xưởng, mua thêm máy ấp trứng công nghiệp; mở thêm cửa hàng thức ăn chăn nuôi nhằm cung cấp cho các hộ nuôi gia súc, gia cầm trên địa bàn. Chia tay chị Quế, chúng tôi tin tưởng vào “tài” xoay sở làm ăn và cùng chúc cho những dự định của bà chủ lò ấp trứng lớn nhất trong vùng sớm nhanh chóng trở thành hiện thực./.

     

    Bài và ảnh: Hoa Quyên

    Nguồn: Báo Nam Định

    Để lại comment của bạn

    Bình luận mới nhất

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Theo UBND xã Minh Châu – Ba Vì – Hà Nội, xác định lợi thế về đất đai, khí hậu nên những năm qua đã đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp là chính, trong đó xã tập trung đến phát triển chăn nuôi bò sinh sản, bò thịt. […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Trong bối cảnh bệnh Dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đã xảy ra tại TP Hồ Chí Minh, thành phố càng nỗ lực thực hiện các biện pháp kiểm soát chăn nuôi, giết mổ và tiêu thụ gắt gao. Hơn nữa, khảo sát một đêm tại thị trường […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Anh Trần Văn Toản, ở khu vực Bình Yên B, phường Long Hòa, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ là người đầu tiên ở Đồng bằng sông Cửu Long mở trang trại nuôi chim công rất thành công mà cho thu nhập hơn 200 triệu đồng/năm.   1/ […]

    • Giống chim này có khả năng thích ứng cao với điều kiện khí hậu ở nước ta, tỷ lệ nuôi sống đạt 94-99%.

    • Để đàn gà sinh trưởng phát triển tốt có tỷ lệ sống cao cần thực hiện tốt kỹ thuật úm gà con

    • Việt Nam cùng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ… là những nước đã nuôi trồng thành công đông trùng hạ thảo.

    • Gà vảy cá được mệnh danh là “mỹ kê” đã được nhiều đại gia Việt sẵn sàng chi tiền triệu để hữu cặp gà vảy cá đẹp.

    • Cừu chính là loài vật nuôi thích hợp với những điều kiện khắc nghiệt của vùng đất Ninh Thuận.

    • Nghề nuôi chim cút đẻ hiện đang phổ biến ở rất nhiều hộ gia đình tại các địa phương và mang lại hiệu quả kinh tế khá.

    • Tỉnh Phú Thọ với địa hình đa dạng: nhiều gò, đồi thấp, dải đồng bằng thuận lợi cho chăn nuôi, trong đó, có chăn nuôi gà lông màu.