Sản lượng thịt lợn của Tây Ban Nha đạt 2,6 triệu tấn trong sáu tháng đầu năm 2021, tăng 4,1% so với cùng kỳ năm ngoái, tăng trong năm thứ tám liên tiếp…
Tây Ban Nha đã vượt qua Đức, trở thành nhà sản xuất thịt lợn lớn nhất của EU. Ảnh: Guardian.
Khi còn là một đứa trẻ ở tỉnh Avila, cha của Albert Pascual đã mua 100 con lợn, nhưng công ty mà ông lãnh đạo hiện có hơn 9.000 con – một phần của sự mở rộng lớn đưa Tây Ban Nha tiếp quản vị trí Nhà sản xuất thịt lợn hàng đầu của Liên minh châu Âu trong năm nay.
“Cha tôi từng bán lợn vào những năm 1990, khi ngành này thực tế chưa tồn tại. Bây giờ chúng tôi (Tây Ban Nha) là một cường quốc trên thế giới, chúng tôi đã phát triển rất nhiều và công ty của chúng tôi đã phát triển song song với sự phát triển và tăng trưởng của lĩnh vực này”, Pascual nói.
Đức từ lâu đã đứng đầu bảng các nhà sản xuất thịt lợn của EU, nhưng đợt bùng phát Dịch tả lợn châu Phi (ASF) vào tháng 9 năm 2020 ở lợn rừng khiến nước này mất quyền tiếp cận thị trường béo bở tại Trung Quốc.
Điều đó cũng thúc đẩy xu hướng chuyển dịch sản xuất thịt lợn của EU sang Tây Ban Nha, vốn không có ASF, nhờ các quy định ít rắc rối của nước này trong các lĩnh vực như quy hoạch và sử dụng phân.
Theo số liệu của Ủy ban châu Âu, Trung Quốc cho đến nay là thị trường xuất khẩu lớn nhất đối với các sản phẩm từ lợn của EU, chiếm khoảng 56% doanh số bán hàng cho đến nay vào năm 2021.
Nhu cầu thịt lợn nhập khẩu của Trung Quốc tăng vọt sau khi dịch ASF bùng phát, tàn phá đàn lợn khổng lồ, lớn nhất thế giới của nước này.
Ramon Soler Ciurana, Giám đốc xuất khẩu của Faccsa-Prolongo, một nhà sản xuất thịt lợn ở Malaga, miền nam Tây Ban Nha, cho biết: “Thực tế là trong những năm gần đây, Trung Quốc bị ảnh hưởng bởi dịch ASF nên khiến nhu cầu tăng vọt”.
Các lô hàng sản phẩm từ lợn của EU sang Trung Quốc đạt tổng cộng 3,34 triệu tấn trong năm ngoái, tăng hơn 60% so với 2,31 triệu tấn trong năm 2019 và gần gấp ba lần so với 1,28 triệu tấn vào năm 2018.
Xuất khẩu vẫn ở mức cao trong năm nay và đạt tổng cộng 1,86 triệu USD từ tháng 1 đến tháng 7, chỉ giảm 0,1% so với mức mạnh năm 2020, dữ liệu của EU cho thấy.
Soler cho rằng cho dù có nỗ lực tìm giải pháp thay thế, sản xuất thị lợn của Trung Quốc sẽ không thể trở lại trạng thái bình thường trong vòng bốn năm tới.
“Vết thương” của Đức
Những khó khăn về xuất khẩu của Đức chỉ đẩy nhanh một xu hướng đã phát triển trong nhiều năm.
Theo số liệu của Ủy ban châu Âu, sản lượng thịt lợn của Tây Ban Nha đạt 2,6 triệu tấn trong sáu tháng đầu năm 2021, tăng 4,1% so với cùng kỳ năm ngoái, tăng trong năm thứ tám liên tiếp.
Ngược lại, sản lượng thịt lợn của Đức giảm 1,3% xuống 2,52 triệu tấn và giảm trong năm thứ năm liên tiếp.
Công ty tư vấn thị trường Đức AMI cho biết có 24,6 triệu con lợn tại các trang trại của Đức vào tháng 5/2021, giảm 3,5% so với 25,5 triệu con vào tháng 5/2020, tiếp tục xu hướng giảm từ 28,1 triệu con năm 2014.
Tác động của ASF đặc biệt nghiêm trọng ở phía đông nước Đức gần biên giới với Ba Lan, nơi dịch bệnh được phát hiện ở lợn rừng và gần đây là trên lợn nhà.
Quy tắc khắt khe
Các quy định về phúc lợi động vật và môi trường khắt khe hơn ở Đức cũng góp phần làm giảm việc chăn nuôi lợn cùng với nhu cầu tiêu thụ thịt nội địa giảm, do tăng ý thức ăn uống lành mạnh tránh thịt đỏ và chuyển sang ăn chay của những người trẻ tuổi.
Đức có những quy định nghiêm ngặt về quy hoạch khiến ngành công nghiệp này khó thích ứng với luật phúc lợi động vật liên quan đến các vấn đề như sử dụng chuồng nuôi lợn nái.
Andre Vielstaedte, người phát ngôn của Toennies, Tập đoàn đóng gói và giết mổ lớn nhất Đức, cho biết: “Ngay cả khi nông dân Đức muốn đầu tư vào các chuồng nuôi lợn mới, họ thường không được chính quyền địa phương phê duyệt quy hoạch”.
Đức cũng có các quy định hạn chế liên quan tới việc sử dụng phân, do lo ngại về nồng độ amoniac cao trong không khí.
Ngược lại, những người chăn nuôi lợn Tây Ban Nha được hưởng lợi từ nhu cầu lớn đối với một loại phân bón tự nhiên được làm từ phân và nước, vì phần lớn đất đai của Tây Ban Nha đang dần trở nên cạn kiệt cũng như không đủ chất hữu cơ.
Đầu tư vào ngành thịt lợn Tây Ban Nha
Toennies nằm trong số những người đầu tư vào Tây Ban Nha.
Công ty có trụ sở tại Rheda-Wiedenbrück ở phía Tây nước Đức, đang xây dựng một nhà máy đóng gói và giết mổ thịt ở Calamocha, Tây Ban Nha, với chi phí khoảng 87 triệu USD.
Hoạt động sẽ bắt đầu vào năm 2023 và nhà máy sẽ giết mổ 2,4 triệu con mỗi năm, tạo ra 1.000 việc làm.
Vielstaedte cho biết: “Thị trường thịt lợn ở Tây Ban Nha trông có vẻ hấp dẫn và môi trường chính trị rất tích cực. Nhà máy mới ở Tây Ban Nha của chúng tôi sẽ chỉ nhằm mục đích xuất khẩu bao gồm sườn lợn sang Bắc Mỹ, thịt bụng sang Nhật Bản và các sản phẩm khác như chân và tai lợn sang Trung Quốc và các nơi khác ở châu Á.”
Vielstaedte cho biết Đức vẫn là “thị trường cốt lõi” của công ty, nhưng ASF là một yếu tố khiến ngành chăn nuôi lợn và tiếp thị thịt lợn ra thị trường quốc tế của Đức kém hấp dẫn hơn.
Ông cũng cho rằng nông dân Đức phải đối mặt với gánh nặng pháp lý mà nông dân ở các nước khác không phải đối mặt.
Thách thức
Trung Quốc tiếp tục báo cáo bùng phát dịch ASF trong năm nay, ở cả ba trong số năm khu vực sản xuất thịt lợn hàng đầu là Hà Nam, Tứ Xuyên và Sơn Đông, với nhập khẩu dự kiến sẽ vẫn ở mức cao vào năm 2022.
Đầu năm nay, Cục Nông nghiệp nước ngoài của Bộ Nông nghiệp Mỹ dự báo sản lượng thịt lợn của Trung Quốc sẽ giảm 14% vào năm 2022, phản ánh đàn lợn nhỏ hơn và lợi nhuận thấp cho các nhà sản xuất trong nước.
Dự kiến nhập khẩu thịt lợn của Trung Quốc sẽ đạt 5,1 triệu tấn vào năm 2022, thấp hơn một chút so với mức kỷ lục 5,28 triệu tấn của năm 2020.
Tuy nhiên, trước khi bùng phát dịch ASF, Trung Quốc chỉ nhập khẩu 1,5-2,0 triệu tấn thịt lợn mỗi năm và dự kiến nhập khẩu cuối cùng sẽ chậm lại khi đàn lợn của nước này được xây dựng lại.
“Đây là một trong những thách thức lớn mà chúng tôi phải đối mặt”, Soler nói. “Rõ ràng thị trường Trung Quốc sớm muộn gì cũng sẽ trở lại bình thường và chúng tôi sẽ trở lại những con số trước khủng hoảng. Mục tiêu duy trì mức sản xuất sẽ phụ thuộc vào năng lực mở thị trường mới của chúng tôi”.
Hương Lan
Nguồn: nongnghiep.vn
- Tây Ban Nha li>
- nhà sản xuất thịt lợn li> ul>
- Khởi công xây dựng trạm trộn thức ăn chăn nuôi tại KCN công nghệ cao Mebi Farm
- Hợp quy TĂCN: Nặng hình thức và tốn kém!
- Nâng tầm giá trị thương hiệu sản phẩm, hàng hóa Việt Nam: Cần gỡ bỏ nút thắt
- “Chạy đua” xử lý các cơ sở chăn nuôi nằm ngoài vùng quy hoạch
- Ảnh hưởng của các mức selenomethionine đến chất lượng thịt và sự tích luỹ selen trong mô
- Bình Phước: Chuẩn bị heo thịt cho thị trường tết
- Đề xuất kéo dài miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đến hết năm 2030
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
Tin mới nhất
T4,25/12/2024
- Khởi công xây dựng trạm trộn thức ăn chăn nuôi tại KCN công nghệ cao Mebi Farm
- Hợp quy TĂCN: Nặng hình thức và tốn kém!
- Nâng tầm giá trị thương hiệu sản phẩm, hàng hóa Việt Nam: Cần gỡ bỏ nút thắt
- “Chạy đua” xử lý các cơ sở chăn nuôi nằm ngoài vùng quy hoạch
- Ảnh hưởng của các mức selenomethionine đến chất lượng thịt và sự tích luỹ selen trong mô
- Bình Phước: Chuẩn bị heo thịt cho thị trường tết
- Đề xuất kéo dài miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đến hết năm 2030
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Đón đọc Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam số tháng 12 năm 2024
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất