Công ty Iceland đang trồng 130.000 cây lúa mạch biến đổi gene để thu hoạch loại protein phục vụ cho quá trình nuôi cấy thịt từ tế bào.
Nhóm nghiên cứu của công ty ORF Genetics đang trồng 130.000 cây lúa mạch biến đổi gene bên trong nhà kính rộng 2.000 m2 ở bán đảo Reykjanes, Iceland, với một mục đích đặc biệt – tạo ra thịt trong phòng thí nghiệm, Futurism hôm 12/10 đưa tin. Nhà kính trang bị hệ thống thủy canh tiên tiến sử dụng đá bọt núi lửa để trồng số cây này.
Các chuyên gia sẽ thu hoạch hạt lúa mạch và tinh chế để chiết xuất protein “yếu tố tăng trưởng” – loại protein giúp kích thích sự phát triển của các mô nhất định. Yếu tố tăng trưởng đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự biệt hóa tế bào và phân bào, diễn ra ở rất nhiều sinh vật, bao gồm con người, thực vật, côn trùng, động vật lưỡng cư.
Lúa mạch là loại cây lý tưởng để sản xuất các yếu tố tăng trưởng vì có thể mọc ở nhiều kiểu khí hậu khác nhau và không giao phấn (hạt phấn của hoa này tiếp xúc với nhụy của hoa khác) với các cây xung quanh.
Các yếu tố tăng trưởng sau đó có thể sử dụng để nuôi cấy thịt trong phòng thí nghiệm, giúp ngành sản xuất thịt ít phụ thuộc vào động vật hơn trong tương lai. Năm 2010, ORF Genetics cũng giới thiệu một sản phẩm chăm sóc da sử dụng yếu tố tăng trưởng từ thực vật ứng dụng kỹ thuật sinh học.
Lúa mạch trồng trong nhà kính của ORF Genetics. Ảnh: BBC
Sau 10 năm, hãng này hy vọng có thể thâm nhập thị trường thịt nuôi cấy từ tế bào. “Dân số đang tăng lên và chúng ta cần cung cấp thức ăn cho tất cả mọi người. Chúng ta không cần giết động vật mà chỉ lấy tế bào gốc từ chúng”, Arna Runarsdottir, giám đốc công nghệ protein tại ORF Genetics, cho biết.
Sản xuất thịt từ phòng thí nghiệm đòi hỏi ít đất và năng lượng hơn, đồng thời tạo ra ít rác thải độc hại. Runarsdottir cũng nhận xét đây là giải pháp khả thi và tốt cho môi trường hơn so với quá trình sản xuất thịt truyền thống. Theo BBC, một số công ty sản xuất những sản phẩm thịt nuôi cấy trong phòng thí nghiệm hiện đã sử dụng các yếu tố tăng trưởng của ORF Genetics.
Thu Thảo (Theo Futurism)
Nguồn tin: VnExpress
- thịt nhân tạo li> ul>
- Sắp diễn ra hội thảo, phổ biến áp dụng mô hình số trong quản lý tại các cơ sở chăn nuôi
- 529 cơ sở chăn nuôi được công nhận an toàn đối với bệnh Dịch tả heo Châu Phi
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
Tin mới nhất
T7,23/11/2024
- Sắp diễn ra hội thảo, phổ biến áp dụng mô hình số trong quản lý tại các cơ sở chăn nuôi
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất