[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – So với những ngành chăn nuôi khác, ngành trứng gia cầm thời gian qua đã duy trì đà tăng trưởng. Trung bình tốc độ tăng trưởng về chỉ tiêu sản lượng trứng trong 10 năm từ2011-2020 là 9,33%, mức tăng cao nhất trong toàn bộ các loại sản phẩm sản xuất của ngànhchăn nuôi. 9 tháng đầu năm 2021, Việt Nam đã sản xuất được 12 tỷ quả trứng. Cũng giống như những ngành chăn nuôi khác, ngành trứng gia cầm đang chịu tác động sâu sắc của đại dịch Covid-19.
Sản xuất trứng gà tại Công ty Ba Huân, Hà Nội (ảnh: Vũ Sinh)
Giá trứng: Trồi sụt thất thường
Theo TS Đoàn Xuân Trúc, Phó Chủ tịch Hội Chăn nuôi Việt Nam, năm 2019, Dịch tả lợn châu Phi xảy ra tại Việt Nam đã gây ảnh hưởng nặng nề đến ngành chăn nuôi lợn. Bộ NN&PTNT đã khuyến khích người chăn nuôi lợn chuyển đổi sang chăn nuôi gia cầm, trong đó có gia cầm đẻ trứng. Tuy vậy, đầu năm 2020, Dịch Covid-19 xảy ra, làm sụt giảm nhu cầu đối với trứng gia cầm, làm giá của mặt hàng này ở mức thấp, có lúc thua lỗ đến tận năm 2021. Nhiều trang trại nhỏ và người chăn nuôi nhỏ lẻ buộc phải giảm đàn…
Nguồn: Cục Chế biến và Phát triển thị trường Nông sản
Tuy nhiên, trong giai đoạn tại hai đô thị lớn của Việt Nam là TP Hồ Chí Minh và Hà Nội giãn cách do dịch bệnh Covid-19, trứng gia cầm là mặt hàng duy nhất của sản phẩm chăn nuôi tăng giá. Điều này đã khẳng định trứng gia cầm có những lợi ích nhất định trong việc bảo quản, tồn trữ, vận chuyển, cũng như giá thành hợp lí với người tiêu dùng.
Còn theo Cục Chế biến và phát triển thị trường Nông sản, sang năm 2021, giá trứng gia cầm sau khi giảm xuống mức thấp nhất vào tháng 3, có xu hướng tăng dần và mức tăng lên đỉnh mức cao nhất vào tháng 7 và giảm dần vào tháng 8 và tháng 9/2021. Qua đồ thị, có thể thấy kể từ tháng 7 tới tháng 9 giá trứng biến động ngược hẳn so với giá thịt gia cầm.
So với bình quân tháng 8, giá trứng gia cầm trong tháng 9/2021ổn định, hiện nay, giá trứng gà bán tại cổng trại dao động từ 18.000- 22.000 đồng/10 quả, giá trứng vịt dao động từ 20.000-26.000 đồng/10 quả, giảm nhẹ so với giá bình quân tháng 8.
Tuy nhiên theo một số doanh nghiệp lớn, sang đầu tháng 10, giá trứng bán tại trại lại giảm, chỉ còn 1.250 đồng/quả trong khi giá thành đã lên tới 1.850 đồng/quả (do giá thức ăn chăn nuôi, giá vỉ đựng trứng, cước vận chuyển tăng lên chóng mặt)… Mặt khác, thị trường cũng chứng kiến các công ty sản xuất giống gia cầm dokhông bán được con giống, phải phá bỏ hàng triệu quả trứng giống, cũng khiến cho thị trường trứng gia cầm có nhiều bất ổn.
Bà Phạm Thị Huân, Giám đốc Công ty Ba Huân đánh giá dịch Covid-19 khiến ngành trứng lao đao, thị trường có lúc rất “hot”,nhưng có lúc lại không bán được.
“Thế giới tiêu thụ rất mạnh trứng và sữa. Nhà nào, lúc nào cũng có trứng, cả tầng lớp thượng lưu, người dân bình thường. Trong nước, người dân thượng lưu sử dụng trứng rất ít. Tôi rất buồn vì những sản phẩm của chúng ta không được truyền thông giới thiệu nhiều để sánh vai cùng thế giới” – bà Huân chia sẻ.
Theo bà Phạm Thị Huân, một lít sữa, một lít bia không ai biết bao nhiêu vốn, bao nhiêu lời, nhưng một quả trứng nuôi ra, bán giá bao nhiêu là người dân biết lời bao nhiêu. Bà Huân đề nghị tư lệnh ngành nông nghiệp giúp cho người chăn nuôi gia cầm, doanh nghiệp ngành trứng đứng vững trên thị trường đầy khó khăn hiện nay.
“Nông dân chúng ta chịu thương chịu khó dữ lắm, không có ai làm biếng làm nhác. Chúng tôi không cần Chính phủ, Nhà nước cho tiền mà chúng tôi cần cơ chế” – bà nhấn mạnh.
Khó đoán thị trường
Ngành trứng gia cầm nước ta phụ thuộc vào tiêu dùng trong nước, xuất khẩu còn ở mức rất khiêm tốn, cụ thể, năm năm 2020, Việt Nam xuất khẩu Trứng gia cầm đã bảo quản hoặc làm chín, mã HS code 0407 với trị giá 1.346,9 nghìn USD; Trứng gia cầm sơ chế, lòng đỏ trứng muối mã 0408 với trị giá 3.496,4 nghìn USD.
Mới đây, phát biểu tại một hội thảo trực tuyến, bà Trần Ngọc Yến, Giám đốc Khối phân tích ngành hàng AgroMonitor cho biết: đối với thị trường trong nước, kênh phân phối trứng của chúng ta hiện nay là 50% đến hộ gia đình dùng cho bữa ăn hàng ngày và 50% đến bếp ăn tập thể. Tuy nhiên, do tác động của dịch Covid-19 nhiều nhà máy, trường học, nhà hàng, bếp ăn tập thể… phải đóng cửa hoặc hoạt động cầm chừng. Kết hợp với việc nhận thức của người dân về vai trò thực sự của trứng trong đời sống hàng ngày chưa đầy đủ nên sức tiêu thụ của thị trường giảm đáng kể.
Bên cạnh đó, một số ngành công nghiệp được sử dụng trứng làm nguyên liệu như sản xuất bánh kẹo cũng bị ngưng trệ. Đặc biệt, khó khăn lớn nhất đối với ngành chăn nuôi gia cầm là vấn đề giá thức ăn chăn nuôi liên tục tăng cao.
Vì vậy, mặc dù Việt Nam có lợi thế về các điều kiện sản xuất như thời tiết, khí hậu, truyền thống chăn nuôi lâu đời của người dân, sự nhạy bén của các doanh nghiệp trong việc áp dụng các quy trình, công nghệ mới… Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện tại, không quá kỳ vọng vào những tháng cuối năm 2021 mà phải đến đầu năm 2022, khi mức độ phủ vắc-xin phòng dịch Covid-19 cao hơn thì việc đánh giá chính xác thị trường mới được đảm bảo.
Thị phần doanh nghiệp lớn mở rộng, chăn nuôi nhỏ lẻ thu hẹp
Chăn nuôi gà đẻ trứng nhỏ lẻ thu hẹp quy mô
Nếu như trước kia, ngành trứng chỉ có một số doanh nghiệp lớn như Công ty Cổ phần Chăn nuôi C.P Việt Nam, Công ty Emivest… thì vài năm trở lại đây, ngành trứng ghi nhận sự đầu tư mạnh mẽ của nhiều doanh nghiệp trong nước và FDI.
Hiện tại, tên tuổi lớn nhất của ngành trứng hiện tại, phải kể tới Công ty TNHH QL VIETNAM AGRORESOURCES, 100% vốn nước ngoài được thành lập vào năm 2008, thuộc tập đoàn QL Malaysia – nhà sản xuất trứng gà lớn nhất Malaysia với sản lượng 4,000,000 trứng/ngày và sản lượng tại Indonesia là 800,000 trứng/ngày Với vốn đầu tư hơn 400 tỷ đồng.
Công ty đã đầu tư một trang trại chăn nuôi gà kỹ thuật cao, vệ sinh, an toàn và hiện đại bậc nhất Việt Nam, với diện tích 36 ha tại tỉnh Tây Ninh. Tiếp tục trên đà phát triển, trang trại chăn nuôi gà hiện đại thứ hai ở Việt Nam đã được ra đời vào năm 2018 tại ấp Thạnh Phước, xã Thạnh Bình, huyện Tân Biên, tỉnh Tây Ninh với diện tích rộng 45 ha.
Tại miền Bắc, Công ty TNHH Gia cầm Hòa Phát (trực thuộc tập đoàn Hòa Phát), thời điểm tháng 9/2021 đã cung ứng ra thị trường 750.000 quả/ngày. Cuối năm, Hòa Phát sẽ gia tăng sản lượng lên 950.000 – 1.000.000 quả/ngày.
Một dự án lớn về trứng gia cầm tại tỉnh Bình Thuận có số lượng tổng đàn lớn nhất tỉnh này với 1,2 triệu con gà đẻ trứng và 600.000 con gà hậu bị cũng sắp hoàn thành, hứa hẹn cũng đưa vào thị trường một lượng trứng tương đối lớn.
Các dự án đầu tư chăn nuôi gia cầm hiện đại đang nở rộ tuy nhiên năng lực cung ứng từ các doanh nghiệp lớn mới chỉ chiếm thị phần nhất định, nhu cầu còn lại vẫn do các trang trại nông hộ đảm trách. Sức ép về giá bán của các “ông lớn” khiến nhiều trại chăn nuôi nhỏ đứng trước nguy cơ vỡ nợ, ngừng hoạt động vì tình hình dịch bệnh kéo dài khiến tiêu thụ giảm.
02 xu hướng của ngành trứng Việt Nam
Chế biến sâu và tạo ra sự khác biệt
Cụ thể, tại công ty Vĩnh Thành Đạt, sản phẩm cũng có nhiều chủng loại phong phú như trứng vịt kho, trứng gà tiềm, trứng cút phá lấu, trứng vịt muối ăn liền, trứng bắc thảo ăn liền. Trong tháng 5/2020, công ty tiếp tục cho ra mắt trứng gà xông khói Hàn Quốc và trứng cút xông khói.
Trước sự ưa chuộng của người tiêu dùng Việt với sản phẩm trứng nướng của Hàn Quốc, năm 2020, Công ty Tafa Việt đã quyết định đưa công nghệ này về Việt Nam để trực tiếp sản xuất nhằm cung cấp ra thị trường các sản phẩm trứng nướng chuẩn công nghệ Hàn Quốc với giá thành phù hợp.
Tập đoàn Dabaco Việt Nam đã đầu tư 500 tỷ đồng thực hiện dự án ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất trứng gà thương phẩm, trứng gà Omega 3, trứng gà DHA, trứng gà vỏ xanh, trứng gà Selen và xử lý trứng tự động với quy mô lớn và trang bị hiện đại, tiên tiến tại xã Lạc Vệ (Tiên Du, Bắc Ninh). Mỗi ngày, Dabaco cung cấp cho thị trường 700.000 quả trứng, trong đó 100.000 quả trứng chế biến.
Tăng cường sản xuất theo phương thức nhân đạo
Cụ thể, mới đây nhất, ngày 13/9/2021, tại TP Hồ Chí Minh, Công ty Vĩnh Thành Đạt (V.Food) ra mắt thương hiệu trứng gà chăn nuôi đạt chuẩn nhân đạo đầu tiên – V.Food cage-free eggs.
Với dự án này, Vĩnh Thành Đạt là doanh nghiệp tiên phong tham gia xu hướng toàn cầu chăn nuôi gà đẻ trứng nhân đạo (cage-free eggs). Hàng nghìn gà mái được giải phóng khỏi những chiếc lồng nhốt chật chội trong năm đầu tiên của dự án này và sẽ tăng lên trong những năm tiếp theo. Humane Society International (HSI), tổ chức quốc tế hoạt động trong lĩnh vực phúc lợi động vật, đã đồng hành cùng V.Food trong dự án nhân văn này.
Trước đó, công ty Năm Hưởng công bố trại gà mái đẻ trứng thương phẩm theo phương thức nuôi không sử dụng chuồng lồng đầu tiên ở Việt Nam, hợp tác với HIS.
Tại Việt Nam cũng như một số nước Đông Nam Á khác, trứng gà nuôi theo mô hình không lồng có phúc lợi động vật đã được bán tại các siêu thị và có rất nhiều doanh nghiệp, chuỗi khách sạn đã cam kết đến năm 2020, 2022 hoặc muộn nhất năm 2028 chỉ sử dụng trứng gà nuôi không lồng. Các tập đoàn này bao gồm chuỗi khách sạn AccorHotels (Novotel, Pullman….), Marriott, Unilever, McDonald’s, và rất nhiều các doanh nghiệp, chuỗi cung ứng thực phẩm khác.
HÀ NGÂN
Theo nhiều chuyên gia, Bộ NN&PTNT cần có định hướng rõ nét cho ngành trứng của Việt Nam theo hướng sản xuất không chỉ đáp ứng nhu cầu trong nước mà còn hướng tới xuất khẩu. Đồng thời, hỗ trợ, đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, truyền thông về ngành trứng, xây dựng các chương trình kích cầu tiêu thụ trứng như chương trình đưa trứng vào học đường, bệnh viện, viện dưỡng lão…, vừa giúp mở rộng thị trường tiêu thụ trứng, vừa từng bước thay đổi thói quen, nhận thức của người dân về trứng. Từ đó, giúp ngành trứng có cơ sở để phát triển bền vững trong tương lai.
- trứng gà li>
- đẻ trứng Omega 3 li> ul>
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
Tin mới nhất
T7,23/11/2024
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất