Trải qua quá trình sản xuất nhiều cây trồng, vật nuôi, thành công có, thất bại có, cặp vợ chồng người dân tộc thiểu số K’Ho trẻ sống ở thôn Hàng Làng, xã Gung Ré, huyện Di Linh (tỉnh Lâm Đồng) ổn định với trại heo giống và bầy dê bách thảo lai. Từ chăn nuôi, gia đình đã có thu nhập ổn định và ngày càng phát triển.
Chị Ka Thoàn cho heo đen ăn
“Trước đây, nhà nuôi heo trắng mà khó khăn quá, lứa bệnh, lứa giá xuống thấp, giá cám lại cao không thấy lãi lời gì. Giờ nhà chuyên nuôi heo đen giống và dê bán thịt thấy ổn định, thu nhập khá”, chị Ka Thoàn, chủ nhà kể lại. Hiện gia đình chị Ka Thoàn, anh K’Lâm, thôn Hàng Làng là một trong những hộ chăn nuôi có uy tín trong toàn xã, chuyên cung ứng heo đen giống bản địa và dê bách thảo lai.
Chị Ka Thoàn vừa cho bầy heo nái, heo con ăn lá môn, vừa cho biết trại nhà anh chị có 5 heo nái mẹ sinh sản, 1 heo đực giống và trên 20 heo con sắp tới ngày xuất chuồng. Theo chị, heo nái mẹ là heo đen giống bản địa, lưng võng, mắn đẻ. Còn heo đực giống là heo rừng lai, gen rất mạnh khỏe. Một năm, heo nái mẹ đẻ 2 lứa, mỗi lứa từ 5-10 heo con. Mang thai 2,5 tháng, nuôi 3 tháng là bầy heo con có thể xuất chuồng. Vì vậy mỗi năm, trại heo có thể xuất chuồng khoảng 100 heo con nuôi làm giống.
Giống heo của gia đình chị Ka Thoàn mang đúng hình dáng của heo đen bản địa lai heo rừng. Khi còn nhỏ, con nào cũng có hình quả dưa với màu lông nâu sẫm và các sọc vàng chạy dọc thân. Chị Ka Thoàn cho biết, khi heo con đạt khoảng 20 kg, các sọc vàng sẽ biến mất dần, heo biến màu thành đen giống heo cha mẹ. Heo đen dễ nuôi, gia đình thường cho ăn thân chuối rừng, thân khoai, cỏ voi, thêm chút ít cám tổng hợp là đủ. So với heo trắng anh chị từng nuôi thì lượng ăn của heo đen rất ít, chi phí thấp. Tuy nhiên, chị Ka Thoàn cũng chia sẻ: “Heo đen nhà em nuôi bán thả rông, gia đình vây một khoảnh vườn để thả heo và có một dãy chuồng. Tối đến là bầy heo tự động vào chuồng, rất dễ nuôi. Nhưng gia đình cũng đảm bảo bầy heo được tiêm vắc xin đầy đủ theo lời khuyên của cán bộ thú y, như là tiêm ngừa tiêu chảy. Bởi tiêm đầy đủ nên heo không bệnh, heo mẹ, heo con đều khỏe mạnh, mau lớn”.
Không chỉ có bầy heo, anh chị còn chăn nuôi bầy dê bách thảo lai với hình thức nuôi thả. Dê bách thảo lai vừa mang đặc tính dễ nuôi, hợp chăn thả tự do, vừa có trọng lượng khá to, lượng thịt nhiều. Bầy dê 60 con do một dê đực đầu đàn. Sáng sớm, chỉ cần mở cửa chuồng, bầy dê tự lên núi kiếm ăn, nhặt lá, nhặt củ, mầm. Tầm 4h chiều, con đầu đàn tự dẫn cả bầy vào chuồng. Bầy dê thả rông không ai chăm vẫn lớn như thổi, dê mẹ sinh sản đều. Khi dê mẹ sinh sản, anh chị có cho ăn thêm cám và một số rau, củ. Sau khi đẻ, nuôi 5 tháng là có thể bán thịt. Mỗi năm, bầy dê cho xuất chuồng 15 dê thịt với trọng lượng trung bình 30 kg/con. Chị Ka Thoàn nhẩm tính, một năm chị bán 2 đợt heo con, mỗi đợt 70 triệu, trừ chi phí còn lời 100 triệu. Bầy dê bán khoảng 15 con, trung bình hơn 2 tấn thịt với giá 150 ngàn đồng/kg, chi phí rất ít. Từ chuồng heo và bầy dê, anh chị thu từ 150-200 triệu đồng/năm, một nguồn thu nhập không nhỏ giữa thôn vùng xa Hàng Làng.
Chị Ka Nơn, nguyên cộng tác viên khuyến nông, người thôn Hàng Làng nhận xét, gia đình chị Ka Thoàn, anh K’Lâm là cặp vợ chồng còn trẻ nhưng làm ăn rất giỏi. Mô hình chăn nuôi heo đen giống, dê bách thảo lai của anh chị mang lại thu nhập ổn định cho gia đình. Ngoài nuôi heo và dê, anh chị còn trồng cà phê, có máy xay xát gạo phục vụ bà con trong thôn. Anh chị cũng chia sẻ kinh nghiệm chăn nuôi cho bà con xung quanh và nhiều gia đình lân cận đã lấy giống, lấy kinh nghiệm từ anh chị phát triển mô hình nuôi heo đen giống, nuôi dê thả rông. Cặp vợ chồng trẻ đã trở thành điển hình làm ăn giỏi của bà con K’Ho thôn Hàng Làng.
DIỆP QUỲNH
Nguồn tin: Báo Lâm Đồng
- Trại giống heo li>
- trại giống li> ul>
- Khởi công xây dựng trạm trộn thức ăn chăn nuôi tại KCN công nghệ cao Mebi Farm
- Hợp quy TĂCN: Nặng hình thức và tốn kém!
- Nâng tầm giá trị thương hiệu sản phẩm, hàng hóa Việt Nam: Cần gỡ bỏ nút thắt
- “Chạy đua” xử lý các cơ sở chăn nuôi nằm ngoài vùng quy hoạch
- Ảnh hưởng của các mức selenomethionine đến chất lượng thịt và sự tích luỹ selen trong mô
- Bình Phước: Chuẩn bị heo thịt cho thị trường tết
- Đề xuất kéo dài miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đến hết năm 2030
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
Tin mới nhất
T3,24/12/2024
- Khởi công xây dựng trạm trộn thức ăn chăn nuôi tại KCN công nghệ cao Mebi Farm
- Hợp quy TĂCN: Nặng hình thức và tốn kém!
- Nâng tầm giá trị thương hiệu sản phẩm, hàng hóa Việt Nam: Cần gỡ bỏ nút thắt
- “Chạy đua” xử lý các cơ sở chăn nuôi nằm ngoài vùng quy hoạch
- Ảnh hưởng của các mức selenomethionine đến chất lượng thịt và sự tích luỹ selen trong mô
- Bình Phước: Chuẩn bị heo thịt cho thị trường tết
- Đề xuất kéo dài miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đến hết năm 2030
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Đón đọc Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam số tháng 12 năm 2024
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất