Bức tranh tổng thể dịch tả lợn châu Phi ở Trung Quốc đã trở nên phức tạp hơn khi các nhà khoa học đã báo cáo sự xuất hiện của chủng virus kiểu gen mới.
Báo cáo của các nhà khoa học Viện Thú y Cáp Nhĩ Tân cho biết, sự xuất hiện của kiểu gen mới (genotype I) dịch tả lợn châu Phi (ASF) trên đàn lợn của nước này lần đầu tiên có thể dẫn đến nguy cơ lây nhiễm mãn tính, không thể thanh toán dứt điểm.
Theo đó, kiểu gen I là chủng bệnh AFS từng xuất hiện ở xung quanh khu vực Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha trong nhiều thập kỷ khác nhau hồi thế kỷ 20 và hiện vẫn đang hiện hữu ở quần đảo Sardinia (Italy).
Kể từ khi virus ASF xâm nhập và tái xuất ở châu Âu và châu Á từ năm 2007 đến nay, các mẫu bệnh phẩm đa số thuộc kiểu gen II.
Các nhà khoa học trong ngành thú y- chăn nuôi tại Viện Hàn lâm Khoa học Nông nghiệp Trung Quốc cho rằng, sự xuất hiện của kiểu gen I “sẽ gây ra nhiều vấn đề và thách thức đối với việc kiểm soát và phòng chống bệnh dịch tả lợn châu Phi ở Trung Quốc trong thời gian tới”.
Hồi tuần trước, các nhà khoa học đã xác định được 2 loại virus thuộc kiểu gen I trên mẫu bệnh phẩm lợn ở các tỉnh Sơn Đông và Hà Nam.
Các kiểu gen của virus ở tỉnh Hà Nam đã được xác nhận trong các mẫu từ 4 con lợn đến tuổi xuất chuồng đã chết. Tại trang trại này, những con lợn khác cũng đã phát triển các dấu hiệu nhiễm trùng mãn tính bao gồm sụt cân, sốt từng cơn, loét da và viêm khớp. Các trường hợp lợn chết rải rác, lẻ tẻ cũng được ghi nhận tại địa phương. Hiện các mẫu bệnh phẩm đã được đưa đi xét nghiệm sâu hơn và được mã hiệu là HeN/ZZ-P1/21.
Trước đó, virus ASF kiểu gen I cũng được phát hiện ở tỉnh Sơn Đông trong một trang trại chăn nuôi vào tháng 6 năm 2021, khi một con lợn xuất chuồng nặng 80kg có triệu chứng liệt. Ngay lập tức nó đã được đưa đi tiêu hủy và lấy mẫu bệnh phẩm từ phổi tại Phòng thí nghiệm quốc gia Trung Quốc và xác định mắc ASF được đặt tên khoa học là SD/DY-I/21.
Theo các chuyên gia, chủng bệnh AFS ở tỉnh Sơn Đông mới được phát hiện gây ra các tổn thương da hoại tử và sưng khớp ở lợn là sự kết hợp của virus độc lực thấp với khả năng lây truyền nhanh hơn và có nguy cơ trử thành loại “bệnh dịch mãn tính”.
Quá trình giải mã toàn bộ trình tự bộ gen cho thấy rằng, cả hai dòng phân lập đều có tính tương đồng cao với 2 loại virus ASF kiểu gen I từng thấy ở Bồ Đào Nha, đã được phân lập vào năm 1968 và 1988.
Kiểu gen ASF mới được cho là cũng có thể xuất hiện ở nhiều quốc gia khác thuộc châu Á.
Trong một phản hồi khoa học từ Trung tâm Thông tin Sức khỏe Heo có trụ sở tại Mỹ, tiến sĩ Dan Rock (Đại học Illinois) đã đưa ra đánh giá về mức độ phổ biến của kiểu gen bệnh mới xuất hiện. Ông Dan Rock viết: “Điều đáng lưu ý là những con lợn bị nhiễm loại virus kiểu gen I này có thể dễ dàng bị bỏ sót (không phát hiện kịp thời), trước khi bùng phát dịch bệnh do độc lực của virus đã giảm. Với đặc điểm giảm độc lực và khả năng lây truyền nhanh của chúng, thí có nhiều lý do hợp lý để khẳng định rằng những virus này cũng có thể đã hiện hữu ở các khu vực khác của Trung Quốc và Đông Nam Á”.
Tiến sĩ Rock cho biết, hiện nguồn gốc của của kiểu gen ASF I ở Trung Quốc vẫn chưa rõ ràng. “Mặc dù chúng có thể đại diện cho sự du nhập từ một nguồn ở châu Phi, nhưng mức độ tương đồng về di truyền của virus từng được phân lập ở Bồ Đào Nha vào những năm 1960 cho thấy chúng có thể có nguồn gốc từ một nguồn châu Âu – có thể được nhập khẩu hợp pháp hoặc bất hợp pháp vào Trung Quốc”.
Theo vị chuyên gia này, điều đó có thể làm phức tạp thêm khả năng bảo vệ đàn heo bằng một loại vacxin tiềm năng dựa trên kiểu gen II. Tiến sĩ Rock nói. “Rất ít khả năng các ứng cử viên vacxin này sẽ bảo vệ chống lại virus (kiểu gen 1, nhóm huyết thanh 4) được mô tả ở đây do thiếu sự bảo vệ chéo được quan sát thấy giữa các chủng bệnh ASF dị hợp”.
Một trang trại chăn nuôi lợn ở Trung Quốc. Ảnh: Insiders
Trong diễn biến liên quan, ngày 8/11, Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc cho biết: Trong ba quý đầu năm nay, nước này đã sản xuất được khoảng 39,17 triệu tấn thịt lợn, tăng 38% so với cùng kỳ năm ngoái.
Theo ông Chen Guanghua, Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi và Thú y (Bộ Nông nghiệp và Nông thôn Trung Quốc: Sản lượng thịt và sữa trong nước dự kiến sẽ đạt mức cao và ổn định nguồn cung trong những ngày nghỉ Tết Dương lịch và Lễ hội mùa xuân sắp tới.
Với việc chăn nuôi lợn phục hồi hoàn toàn trong quý II năm nay, giá lợn hơi trung bình đến tuổi giết mổ ở quốc gia 1,4 tỷ dân đã giảm xuống dưới giá thành trong giai đoạn từ tháng 6 đến tháng 9. Đến quý III, giá thịt lợn ở Trung Quốc đã phục hồi một chút và dự báo từ nay đến cuối năm sẽ khởi sắc hơn do bước vào mùa cao điểm tiêu thụ thịt lợn.
“Vào giữa tuần trước, giá lợn hơi trung bình trên toàn quốc là 16,04 nhân dân tệ/kg (tương đương 2,50 USD) đã phần nào giúp giảm bớt thiệt hại đối với người chăn nuôi”, ông Chen nói.
Ông Chen cho biết thêm, do số lượng đàn lợn xuất chuồng sẽ tăng từ nay cho đến quý đầu tiên của năm tới, nên tình trạng dư cung thịt lợn trên toàn quốc sẽ còn tiếp tục trong một khoảng thời gian. Lý do là hiện tổng đàn lợn nái sinh sản, vẫn cao hơn 6% so với bình thường, vì vậy sẽ khó quay trở lại “mức hợp lý” cho đến đầu năm sau.
Ngành chăn nuôi Trung Quốc cũng yêu cầu nông dân không giảm đàn lợn bằng cách đưa đi giết mổ một cách mù quáng dựa trên đà tăng giá lợn hiện nay, hoặc vội vàng mở rộng năng lực sản xuất để đề phòng thua lỗ lớn hơn.
Kim Long (The Pigsite; THX)
Báo Nông Nghiệp Việt Nam
- heo trung quốc li>
- Dịch tả lợn Châu Phi li> ul>
- Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái
- Sản lượng lợn của Anh tháng 10/2024 tăng
- Nông dân sản xuất giỏi từ mô hình chăn nuôi dê
- Giới khoa học lo ngại ca H5N1 có dấu hiệu thích nghi với người
- Sắp diễn ra hội thảo, phổ biến áp dụng mô hình số trong quản lý tại các cơ sở chăn nuôi
- 529 cơ sở chăn nuôi được công nhận an toàn đối với bệnh Dịch tả heo Châu Phi
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
Tin mới nhất
T2,25/11/2024
- Bà Rịa – Vũng Tàu: Kiểm tra tỷ lệ bảo hộ sau tiêm phòng gia súc, gia cầm
- Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái
- Sản lượng lợn của Anh tháng 10/2024 tăng
- Nông dân sản xuất giỏi từ mô hình chăn nuôi dê
- Giới khoa học lo ngại ca H5N1 có dấu hiệu thích nghi với người
- Sắp diễn ra hội thảo, phổ biến áp dụng mô hình số trong quản lý tại các cơ sở chăn nuôi
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất