Một nhóm các nhà khoa học Trung Quốc vừa tạo các chú heo con biến đổi gen có mỡ cơ thể ít hơn khoảng 24% so với heo bình thường. Việc sửa đổi bằng CRISPR này nhằm mục đích giúp heo thích nghi với điều kiện thời tiết lạnh hơn nhưng có tác dụng phụ rất rõ ràng là sẽ có thịt xông khói CRISPR chất béo thấp.
UCP1 là một protein thường tìm thấy trong mỡ nâu và được biết giúp chống lại cái lạnh bằng cách kích thích quá trình sinh nhiệt. Heo hiện đại là một trong số ít loài có vú thiếu một gen UCP1, nghĩa rằng chúng có xu hướng tích lũy nhiều mỡ hơn các loài có vú khác.
Những chú heo con được sửa đổi bằng CRISPR con có mỡ cơ thể ít hơn 24% so với heo bình thường (Ảnh: Jianguo Zhao)
Sử dụng kỹ thuật biên tập gen CRISPR, các nhà khoa học đã kết hợp thành công một gen UCP1 của chuột vào một loạt phôi heo. 12 chú heo đực khỏe mạnh sau đó được chào đời với mỡ trên cơ thể chúng ít hơn khoảng 24%. Những chú heo biến đổi gen này cũng cho thấy khả năng duy trì nhiệt độ cơ thể cải thiện mà các nhà nghiên cứu lập luận rằng việc đó giúp cải thiện phúc lợi cho heo và giảm chi phí sưởi ấm cho nông dân.
“Đây là nghiên cứu khá quan trọng về công nghệ. Nó chứng minh một cách mà bạn có thể cải thiện phúc lợi động vật đồng thời cải thiện sản phẩm từ chúng – đó là thịt”, R. Michael Roberts cho biết trong một cuộc phỏng vấn.
Giáo sư Đại học Missouri Roberts, người biên tập nghiên cứu cho tạp chí khoa học PNAS, trong khi cho rằng công trình có ý nghĩa khoa học thì cũng đồng thời thể hiện sự nghi ngờ về khả năng heo rốt cuộc có thể được chấp thuận cho con người sử dụng ở Mỹ.
Năm 2015, sau 2 thập kỷ xem xét, FDA cuối cùng đã chấp thuận cho loài động vật biến đổi gen đều tiên cho con người sử dụng. Động vật đó là cá hồi Đại Tây Dương với một gen hoóc-môn tăng trưởng được bổ sung vào DNA của nó vốn giảm một nửa thời gian nó cần để sinh trưởng đến kích cỡ bán được.
Việc chấp thuận cho loài cá hồi sửa đổi gen này cho con người tiêu thụ không phải không gặp phải chỉ trích khi Trung tâm an toàn thực phẩm của Mỹ gọi quy trình của FDA là “chưa thỏa đáng”.
Sử dụng kỹ thuật biên tập gen CRISPR để can thiệp vào sản phẩm thực phẩm vẫn gần như là điều không phù hợp với các nhà khoa học trên toàn thế giới. Một nhóm ở châu Âu năm ngoái đã khai thác một lỗ hổng thú vị trong quy định GMO nghiêm ngặt của châu Âu và trồng một loại cải bắp sửa đổi bằng CRISPR nhưng thực phẩm GMO vẫn gần như chưa được phép ở các quốc gia Phương Tây.
Trái lại, Trung Quốc đang đẩy mạnh sửa đổi di truyền nguồn thực phẩm của mình. Một trong những thành tựu gây tranh cãi hơn gần đây ở nước này là sửa đổi một đàn bò để sản sinh sữa người.
Rất khó để dự đoán rằng liệu heo con lượng mỡ thấp mới này sẽ là một ghi chú trong khoa học hay là thứ bạn có thể mua trong siêu thị trong ít năm nữa. Điều mà chúng ta có thể chắc chắn là đây không phải là loài động vật sửa đổi đổi bằng CRISPR kỳ lạ cuối cùng xuất hiện.
Biên dịch: LH (theo New Atlas)
Nguồn tin: Sở KHCN Đồng Nai
- biến đổi gen li>
- Heo biến đổi gen li> ul>
- Khởi công xây dựng trạm trộn thức ăn chăn nuôi tại KCN công nghệ cao Mebi Farm
- Hợp quy TĂCN: Nặng hình thức và tốn kém!
- Nâng tầm giá trị thương hiệu sản phẩm, hàng hóa Việt Nam: Cần gỡ bỏ nút thắt
- “Chạy đua” xử lý các cơ sở chăn nuôi nằm ngoài vùng quy hoạch
- Ảnh hưởng của các mức selenomethionine đến chất lượng thịt và sự tích luỹ selen trong mô
- Bình Phước: Chuẩn bị heo thịt cho thị trường tết
- Đề xuất kéo dài miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đến hết năm 2030
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
Tin mới nhất
T3,24/12/2024
- Khởi công xây dựng trạm trộn thức ăn chăn nuôi tại KCN công nghệ cao Mebi Farm
- Hợp quy TĂCN: Nặng hình thức và tốn kém!
- Nâng tầm giá trị thương hiệu sản phẩm, hàng hóa Việt Nam: Cần gỡ bỏ nút thắt
- “Chạy đua” xử lý các cơ sở chăn nuôi nằm ngoài vùng quy hoạch
- Ảnh hưởng của các mức selenomethionine đến chất lượng thịt và sự tích luỹ selen trong mô
- Bình Phước: Chuẩn bị heo thịt cho thị trường tết
- Đề xuất kéo dài miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đến hết năm 2030
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Đón đọc Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam số tháng 12 năm 2024
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất