Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, trong tháng 11/2021 xuất khẩu thức ăn gia súc các loại của Việt Nam tăng mạnh 44,4 % so với tháng 10/2021 và tăng 61% so với cùng tháng năm 2020, đạt trên 114,01 triệu USD. Cộng chung cả 11 tháng năm 2021 kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này tăng mạnh 34,4% so với cùng kỳ năm 2020, đạt 971,83 triệu USD.
Việt Nam xuất khẩu thức ăn gia súc nhiều nhất sang thị trường Trung Quốc đạt 330,73 triệu USD, chiếm 34% trong tổng kim ngạch xuất khẩu thức ăn gia súc của cả nước, tăng 75,6% so với cùng kỳ năm 2020. Riêng tháng 11/2021 kim ngạch tăng 29,5% so với tháng 10/2021 và tăng 78% so với tháng 11/2020, đạt 33,72 triệu USD.
Xuất khẩu thức ăn gia súc sang thị trường Campuchia chiếm 14,1%, đứng thứ 2 về kim ngạch, đạt 137,41 triệu USD, tăng 22,7% so với cùng kỳ năm trước; Riêng tháng 11/2021 giảm 18,3% so với tháng 10/2021 và giảm 23,8% so với tháng 11/2020, đạt 9,62 triệu USD.
Đứng thứ 3 là thị trường Ấn Độ đạt 95,86 triệu USD, chiếm 9,9%, tăng mạnh 36% so với cùng kỳ; Riêng tháng 11/2021 xuất khẩu sang thị trường này tăng 12,4% so với tháng 10/2021 nhưng giảm 29,5% so với tháng 11/2020, đạt 3,34 triệu USD.
Nhìn chung, trong 11 tháng năm nay, xuất khẩu thức ăn gia súc sang đa số thị trường tăng mạnh so với cùng kỳ năm 2020, đáng chú ý xuất khẩu sang Philippines tăng mạnh 165,3%, đạt 69,13 triệu USD; xuất khẩu sang Thái Lan cũng tăng mạnh 78,2%, đạt 28,65 triệu USD.
Xuất khẩu thức ăn gia súc 11 tháng năm 2021
(Tính toán theo số liệu công bố ngày 13/12/2021). ĐVT: USD
Nguồn: Vinanet/VITIC
Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, kim ngạch nhập khẩu thức ăn gia súc và nguyên liệu các loại về Việt Nam trong 11 tháng năm 2021 đạt gần 4,5 tỷ USD, tăng 29,8% so với 11 tháng năm 2020.
Riêng tháng 11/2021 kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng này đạt 364,64 triệu USD, giảm 6,5% so với tháng 10/2021 nhưng tăng mạnh 40,2% so với tháng 11/2020.
Achentina, Mỹ, Brazil và EU là các thị trường chủ yếu cung cấp thức ăn gia súc và nguyên liệu cho Việt Nam; trong đó nhập khẩu từ Achentina dẫn đầu về kim ngạch, đạt 1,56 tỷ USD, chiếm 34,6% trong tổng kim ngạch nhập khẩu nhập khẩu nhóm hàng này của cả nước, tăng 11,6% so với 11 tháng năm 2020, riêng tháng 11/2021 nhập khẩu từ thị trường này đạt 111,35 triệu USD, giảm mạnh 35,6% so với tháng 10/2021 nhưng tăng 15% so với tháng 11/2020.
Đứng thứ 2 là thị trường Mỹ, nhập khẩu từ thị trường này trong tháng 11/2021 tăng 9% so với tháng 10/2021 và tăng mạnh 45,3% so với tháng 11/2020, đạt 61,01 triệu USD, nâng tổng kim ngạch nhập khẩu 11 tháng lên 753,37 triệu USD, chiếm 16,7%, tăng 64,4% so với cùng kỳ năm 2020.
Tiếp đến thị trường Brazil đạt 535,39 triệu USD trong 11 tháng năm 2021, chiếm 11,9%, tăng mạnh 54,6%; thị trường EU đạt 370,28 triệu USD, chiếm 8,2%, tăng 45,2%; thị trường Đông Nam Á đạt 331,62 triệu USD, chiếm 7,4%, tăng 20,8%.
Nhìn chung, trong 11 tháng năm 2021, kim ngạch nhập khẩu thức ăn gia súc và nguyên liệu từ đa số thị trường tăng so với cùng kỳ năm trước.
Nhập khẩu thức ăn gia súc và nguyên liệu 11 tháng năm 2021
(Tính toán theo số liệu công bố ngày 13/12/2021 của TCHQ). ĐVT: USD
THUỶ CHUNG
Trung tâm TT CN&TM
- Thức ăn chăn nuôi Việt Nam li> ul>
- Khởi công xây dựng trạm trộn thức ăn chăn nuôi tại KCN công nghệ cao Mebi Farm
- Hợp quy TĂCN: Nặng hình thức và tốn kém!
- Nâng tầm giá trị thương hiệu sản phẩm, hàng hóa Việt Nam: Cần gỡ bỏ nút thắt
- “Chạy đua” xử lý các cơ sở chăn nuôi nằm ngoài vùng quy hoạch
- Ảnh hưởng của các mức selenomethionine đến chất lượng thịt và sự tích luỹ selen trong mô
- Bình Phước: Chuẩn bị heo thịt cho thị trường tết
- Đề xuất kéo dài miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đến hết năm 2030
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
Tin mới nhất
T3,24/12/2024
- Khởi công xây dựng trạm trộn thức ăn chăn nuôi tại KCN công nghệ cao Mebi Farm
- Hợp quy TĂCN: Nặng hình thức và tốn kém!
- Nâng tầm giá trị thương hiệu sản phẩm, hàng hóa Việt Nam: Cần gỡ bỏ nút thắt
- “Chạy đua” xử lý các cơ sở chăn nuôi nằm ngoài vùng quy hoạch
- Ảnh hưởng của các mức selenomethionine đến chất lượng thịt và sự tích luỹ selen trong mô
- Bình Phước: Chuẩn bị heo thịt cho thị trường tết
- Đề xuất kéo dài miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đến hết năm 2030
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Đón đọc Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam số tháng 12 năm 2024
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất