[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Pháp là quốc gia sản xuất heo lớn, với khoảng 201 doanh nghiệp sản xuất TACN; 10.000 trang trại chăn nuôi heo; 165 cơ sở giết mổ, chế biến thịt tảng; 310 nhà máy chế biến thịt nguội; 11.600 siêu thị, cửa hàng phân phối; cung cấp khoảng 2 triệu tấn thịt ra thị trường.
Vài con số về ngành thịt heo tại Pháp – Nguồn: IFIP
Sản xuất
Hiện nay, Pháp đang là quốc gia đứng thứ 3 châu Âu trong sản xuất, chăn nuôi heo, với tổng đàn đạt 13 triệu con (tính đến thang 5/2021), trong đó có 931.000 heo nái. Đàn heo của Pháp đã đạt được số lượng rất lớn vào những năm 1999, sau đó giảm dần. Sự sụt giảm này được cho là do hiệu suất heo nái và hiệu quả trong quá trình chăn nuôi. Hiện nay, các cơ sở chăn nuôi tại Pháp duy trì lượng heo nái dao động từ 100 – 1.000 con. Trong đó, 2/3 trong số các cơ sở này là cơ sở tạo giống và chăn nuôi. 70% lao động tại các cơ sở chăn nuôi này là lao động trong gia đình.
Sau 50 năm phát triển, ngành chăn nuôi heo tại Pháp đã được cải tiến, từ chăn nuôi quy mô nhỏ lẻ sang chăn nuôi tập trung và các trang trại lớn. 90% cơ sở chăn nuôi tại Pháp tập trung trong các tổ chức, trong đó có 6 cơ sở chăn nuôi theo hình thức hợp tác xã, chiếm trên 80% tổng sản lượng heo nước Pháp.
Diễn biến đàn heo tại Pháp qua các mốc thời gian – Nguồn: IFIP theo Eurostat
Theo báo cáo của Viện kỹ thuật nông nghiệp Pháp (IFIP), có thể thấy, sản lượng heo của Pháp tăng mạnh vào những năm 2.000, sau đó giảm dần và tập trung chủ yếu tại các tỉnh phía Tây nước Pháp (73,7%).
Giết mổ
Việc giết mổ heo tại Pháp khá tập trung và chủ yếu là các công ty giết mổ. 10 doanh nghiệp giết mổ lớn nhất của Pháp chiếm 87% trong bản đồ giết mổ của quốc gia này. Các tập đoàn lớn như Cooperl, Bigard-Socopa Viandes chiếm 20% trong bản đồ giết mổ heo tại Pháp.
“Các cơ sở giết mổ này nhận heo trực tiếp từ các trang trại chăn nuôi. 75% cắt tảng rồi bán cho các nhà máy chế biến; 25% bán lẻ trực tiếp tại siêu thị”, bà Elisa Husson, phòng Kinh tế IFIP cho hay.
Thị phần các doanh nghiệp giết mổ heo tại Pháp
Tiêu thụ
Tại Pháp, thịt heo vẫn là sản phẩm được ưa chuộng và tiêu thụ nhiều, với khoảng 30kg thịt heo/ người/ năm (thống kê năm 2020). Tuy nhiên, trong năm 2021, do ảnh hưởng bởi tác động từ dịch bệnh Covid-19, đã làm thay đổi thói quen tiêu dùng của người dân. Sản lượng tiêu thụ thịt theo nước Pháp năm 2021 đã có sự suy giảm.
Bà Elisa Husson thông tin thêm, hiện nay, cán cân cung – cầu thịt heo tại Pháp đang được duy trì ở trạng thái cân bằng, tỷ lệ tự cung đang tăng dần qua các năm, sản lượng dư ra được dành cho xuất khẩu.
Bảng tổng kết cung, cầu thịt heo nước Pháp – Nguồn: IFIP
Với cấu trúc phân bố sản lượng heo của Pháp tại châu Âu chiếm 9%, đã cho phép quốc gia này giữ vị trí thứ 3 châu Âu trong ngành chăn nuôi heo, sau Tây Ban Nha (21%); Đức (20%).
Việt Nam là đích đến tiềm năng cho xuất khẩu heo của Pháp
Trong thời gian vừa qua, xuất khẩu thịt heo của Pháp tập trung phần lớn vào các nước khu vực châu Á. Với gần 800.000 tấn thịt và các sản phẩm từ thịt, nước Pháp hiện đang đứng vị trí thứ 10 trong danh sách các nước xuất khẩu thịt heo và các sản phẩm từ thịt heo trên thế giới.
Các nhà xuất khẩu thịt và các sản phẩm từ thịt lớn trên thế giới (2020, nghìn tấn) – Nguồn: IFIP
60% sản lượng thịt heo của Pháp xuất khẩu sang các nước châu Âu, thị trường châu Á chiếm 40%, chủ yếu tập trung tại các quốc gia như Trung Quốc (213,1 nghìn tấn), Philippine (23,5 nghìn tấn), Nhật Bản (13,5 nghìn tấn), Hồng Kong (8,4 nghìn tấn). Việt Nam là một trong những thị trường tiềm năng của Pháp, với 1,8 nghìn tấn, đứng thứ 16 trong danh sách thị phần xuất khẩu thịt heo Pháp tại châu Á. Trong giai đoạn từ năm 2000 – 2018, xuất khẩu heo tại Pháp sang các nước châu Á có chiều hướng giảm. Tuy nhiên, vài năm trở lại đây, sản lượng xuất khẩu sang các nước châu Á đã tăng dần.
Xuất khẩu thịt heo từ Pháp sang Việt Nam qua các năm – Nguồn: IFIP
“Về nhập khẩu thịt và các sản phẩm từ thịt heo tại Việt Nam thời gian vừa qua tăng rất nhanh. Tính riêng năm 2020, sản lượng nhập khẩu thịt heo tại Việt Nam đã tăng 43%. Các sản phẩm nhập khẩu của Việt Nam chủ yếu là nội tạng, thịt tảng, thịt vai và thịt thăn”, bà Elisa Husson cho biết thêm.
Việt Nam nhập khẩu thịt heo từ nhiều quốc gia khác nhau trên thế giới, với những cái tên phổ biến như Nga, Đức, Brazil, Canada. Pháp cũng là một trong những nước xuất khẩu thịt và các sản phẩm từ thịt sang Việt Nam, đứng vị trí thứ 16. Chín tháng đầu năm 2021, Việt Nam nhập khẩu 800 tấn thịt và các sản phẩm thịt heo từ Pháp.
Những năm vừa qua, sản lượng xuất khẩu thịt từ Pháp sang Việt Nam tăng rất nhanh. Sản lượng xuất khẩu trong năm 2019 – 2020 ghi nhận giảm nhẹ, tuy nhiên giá trị xuất khẩu tăng mạnh. Cụ thể, theo IFIP, sản lượng xuất khẩu thịt từ Pháp sang Việt Nam năm 2020 đạt 1.780 tấn, giảm 38% so với năm 2019, tuy nhiên, giá trị xuất khẩu đạt 2,7 triệu Euro, tăng 3% so với năm 2019. Pháp đặt kỳ vọng sẽ khôi phục lại sản lượng xuất khẩu sang Việt Nam trong quý I/2021.
Phạm Huệ
Về INAPORC – Hiệp hội thịt lợn Pháp
INAPORC là tên viết tắt của Hiệp hội thịt lợn Pháp, với sự tham gia của tất cả các thành phần từ ngành sản xuất thức ăn gia súc, chăn nuôi, các hợp tác xã, giết mổ – xẻ thịt, chế biến công nghiệp đến hệ thống phân phối (các siêu thị, của hàng bán thịt, căng tin), vừa qua đã tổ chức buổi Hội thảo trực tuyến “Ngành thịt heo Pháp: Hệ thống truy xuất nguồn gốc và an toàn thực phẩm” tại Việt Nam.
Hội thảo nhằm giới thiệu đến người tiêu dùng Việt Nam về ngành thịt lợn Pháp, thương hiệu “thịt heo Pháp”, được truy xuất nguồn gốc (sinh sản, chăn nuôi, giết mổ và chế biến tại Pháp) đảm bảo, một nhãn hiệu được biết đến và nhận được sự chấp nhận của người tiêu dùng, được công nhận bởi chính quyền.
Mọi thông tin về INAPORC xin vui lòng liên hệ đại diện Hiệp hội tại Việt Nam:
Ms. Phùng Ngọc Thu Vân
Email: [email protected]
- thịt heo pháp li> ul>
- Thừa Thiên Huế: Chủ động phòng, chống rét cho vật nuôi
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 24/12/2024
- Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Việt Nam: Hoạt động bền bỉ và thành công
- Dự báo thị trường thức ăn chăn nuôi toàn cầu
- Khởi công xây dựng trạm trộn thức ăn chăn nuôi tại KCN công nghệ cao Mebi Farm
- Hợp quy TĂCN: Nặng hình thức và tốn kém!
- Nâng tầm giá trị thương hiệu sản phẩm, hàng hóa Việt Nam: Cần gỡ bỏ nút thắt
- “Chạy đua” xử lý các cơ sở chăn nuôi nằm ngoài vùng quy hoạch
- Ảnh hưởng của các mức selenomethionine đến chất lượng thịt và sự tích luỹ selen trong mô
- Bình Phước: Chuẩn bị heo thịt cho thị trường tết
Tin mới nhất
T4,25/12/2024
- Thừa Thiên Huế: Chủ động phòng, chống rét cho vật nuôi
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 24/12/2024
- Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Việt Nam: Hoạt động bền bỉ và thành công
- Dự báo thị trường thức ăn chăn nuôi toàn cầu
- Đồng Nai: Heo hơi tăng giá, đảm bảo nguồn cung Tết Nguyên đán 2025
- Khởi công xây dựng trạm trộn thức ăn chăn nuôi tại KCN công nghệ cao Mebi Farm
- Hợp quy TĂCN: Nặng hình thức và tốn kém!
- Nâng tầm giá trị thương hiệu sản phẩm, hàng hóa Việt Nam: Cần gỡ bỏ nút thắt
- “Chạy đua” xử lý các cơ sở chăn nuôi nằm ngoài vùng quy hoạch
- Ảnh hưởng của các mức selenomethionine đến chất lượng thịt và sự tích luỹ selen trong mô
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất