[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – “Mỗi tháng trang trại của tôi cho ra đều đều 1500-2000 vịt, sau khi trừ chi phí sẽ cho thu nhập khoảng 15-20 triệu đồng/tháng, một năm cũng thu về được trên 200 triệu đồng” – Ông Phạm Văn Khương (sinh năm 1963), chủ trang trại chăn nuôi vịt tại xã Văn Tự, huyện Thường Tín, Thành phố Hà Nội khẳng định chắc nịch với chúng tôi.
Ông Phạm Văn Khương (xã Văn Tự, huyện Thường Tín, Hà Nội) bên đàn vịt của gia đình
Ngắm nhìn cơ ngơi khang trang cùng với đàn vịt hàng ngàn con khỏe mạnh đang nằm nghỉ ngơi trên bãi chăn thả, nghe ông Khương chia sẻ về hành trình, kỹ thuật chăn nuôi vịt của mình, chúng tôi tin rằng những khẳng định của ông Khương là có cơ sở.
Ông Khương cho biết, trước kia khi nhà nước còn cho phép thì ông đi buôn giấy để làm pháo nổ, nhưng sau này có nhiều vụ tai nạn thảm khốc về pháo xảy ra ông đã quyết định bỏ nghề và chuyển sang chăn nuôi. Cả chục năm chăn nuôi con gà trắng (từ năm 1993 đến năm 2003) với đánh giá của ông là lỗ nhiều hơn lãi nên ông quyết định chuyển đổi đối tượng vật nuôi. Sẵn hệ thống chuồng gà, ông cải tạo lại để chăn nuôi vịt, đã có kinh nghiệm chăn nuôi gà trắng nên khi chuyển sang chăn nuôi vịt ông cũng không gặp nhiều khó khăn. Để chủ động con giống, đồng thời cung cấp cho anh em bạn bè chăn nuôi cùng trong khu vực, ông đã mạnh dạn đầu tư 1 máy ấp nở và chuyển đổi sang chăn nuôi con vịt bố mẹ. Khác với các trại chăn nuôi khác, trại chăn nuôi vịt của ông Khương gần như không gặp phải một rủi ro lớn nào về dịch bệnh, giá cả, nguyên do là ông luôn tuân thủ đúng các quy trình chăn nuôi được các nhà chuyên môn khuyến cáo, kết hợp với việc không ngừng học tập, giao lưu trao đổi kinh nghiệm với các đơn vị, cá nhân trong ngành chăn nuôi, vì vậy việc chọn điểm rơi thị trường và việc quyết định để nở con giống hay “tháo trứng” ra bán trứng lộn, nhập đàn, phá đàn được ông Khương xử lý rất linh hoạt.
Cách vào đàn của ông Khương cũng có điểm khác biệt, đó là ông nuôi gối vụ, mỗi tuần ông lại vào vịt 1 lần, mỗi lần khoảng 1000 con, do đó tổng đàn vịt duy trì thường xuyên của trại từ 3000-4000 con, với việc tuân thủ đúng quy trình nuôi đã giúp độ hao hụt đàn chỉ ở khoảng 3-5%, cộng với việc lấy thức ăn trực tiếp tại nhà máy và không phải sử dụng lao động thuê ngoài nên giá thành sản xuất ra 1kg sản phẩm của ông bình quân chỉ vào khoảng 30.000đ-31.000đ/kg. Ông Khương cho biết, nuôi con vịt không khó, chỉ có điều người nuôi phải làm tốt các khâu: Chọn con giống phải chuẩn, có nguồn gốc rõ ràng; Thức ăn chăn nuôi phải chọn của đơn vị sản xuất có uy tín, đảm bảo dinh dưỡng; Chuồng nuôi và bãi chăn phải phù hợp với điều kiện chăn nuôi; Phải nắm chắc kỹ thuật chăn nuôi, đặc biệt là việc tuân thủ quy trình chăn nuôi an toàn sinh học, chủ yếu đề cao vấn đề phòng bệnh hơn chữa bệnh, nhất là với các bệnh mới; Trong quá trình nuôi phải chú ý theo dõi, quan sát để phát hiện các vấn đề phát sinh và xử lý kịp thời, con nào bỏ ăn, có triệu chứng bệnh là phải bắt nhốt riêng để điều trị, tránh lây lan rộng ra toàn đàn. Bên cạnh đó cần thường xuyên cập nhật thông tin thị trường để chọn “điểm rơi” thị trường cho hợp lý.
Cũng phải nói đến một lợi thế mà ông Khương có được, đó là việc xuất bán vịt: Đầu tiên phải kể đến là thị trường tiêu thụ, trại chăn nuôi của ông Khương rất gần với chợ gia cầm Hà Vỹ – là chợ đầu mối gia cầm lớn của khu vực Miền Bắc (cách khoảng 4-5km), thứ 2 là ông có nhiều mối thương lái lớn do là một trong những trang trại chăn nuôi quy mô lớn và lâu năm tại địa phương, lợi thế thứ 3 là do ông chăn nuôi vịt theo hướng an toàn sinh học nên đàn vịt luôn khỏe mạnh, chất lượng thịt vịt luôn đạt được ở mức cao, do đó vịt của trang trại sản xuất ra luôn được thương lái ưu tiên thu mua.
Với bề dày kinh nghiệm, tuân thủ tốt các quy trình kỹ thuật chăn nuôi, có kế hoạch chăn nuôi hợp lý, cũng như tận dụng tốt các lợi thế về vấn đề tiêu thụ sản phẩm nên hiệu quả chăn nuôi của trang trại chăn nuôi vịt của ông Khương luôn ở mức cao, điều này phần nào cũng chứng minh cho việc chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học là một hướng đi đúng, cần được các trang trại chăn nuôi khác mạnh dạn áp dụng để phát triển.
Đỗ Lãnh
- chăn nuôi vịt li>
- chăn nuôi vịt theo hướng ATSH li> ul>
- Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái
- Sản lượng lợn của Anh tháng 10/2024 tăng
- Nông dân sản xuất giỏi từ mô hình chăn nuôi dê
- Giới khoa học lo ngại ca H5N1 có dấu hiệu thích nghi với người
- Sắp diễn ra hội thảo, phổ biến áp dụng mô hình số trong quản lý tại các cơ sở chăn nuôi
- 529 cơ sở chăn nuôi được công nhận an toàn đối với bệnh Dịch tả heo Châu Phi
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
Tin mới nhất
CN,24/11/2024
- Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái
- Sản lượng lợn của Anh tháng 10/2024 tăng
- Nông dân sản xuất giỏi từ mô hình chăn nuôi dê
- Giới khoa học lo ngại ca H5N1 có dấu hiệu thích nghi với người
- Sắp diễn ra hội thảo, phổ biến áp dụng mô hình số trong quản lý tại các cơ sở chăn nuôi
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất