Nghiên cứu gần đây của Đại học bang Pennsylvania (Mỹ) cho thấy việc chăn thả gia súc ăn cỏ kết hợp cùng trồng cây che phủ mang lại giá trị gia tăng cho cây trồng.
Ngoài giá trị gia tăng từ cây trồng, việc chăn thả gia súc còn kích thích gia tăng việc sử dụng cây che phủ ở các trang trại và thúc đẩy nông dân quản lý cây che phủ chặt chẽ hơn (Ảnh minh họa).
Ben Peckham, nông dân chăn nuôi bò sữa, đã phải vật lộn với ý tưởng thả gia súc đi lang thang trên các cánh đồng ở trung tâm Pennsylvania của mình.
Khái niệm này là một trong những trở ngại lớn nhất mà ông phải đối mặt khi hợp tác với Đại học bang Pennsylvania để thực hiện một nghiên cứu về lợi ích của đất khi thả rông gia súc kết hợp với trồng cây che phủ.
Ngoài việc cải thiện sức khỏe của đất, thực hành này mang lại cho người nông dân một lợi ích bổ sung khác, đó là sử dụng cây che phủ làm nguồn thức ăn thô xanh cho gia súc.
Chủ đề này là trọng tâm của một phiên họp trong phần ảo của Hội nghị Nông nghiệp Bền vững của Pasa, được tổ chức trong suốt tháng trước (1/2022).
Sjoerd Duiker, chuyên gia quản lý đất tại Đại học bang Pennsylvania, cho biết ngoài giá trị gia tăng từ cây trồng, việc chăn thả gia súc còn kích thích gia tăng việc sử dụng cây che phủ ở các trang trại và thúc đẩy nông dân quản lý cây che phủ chặt chẽ hơn, bao gồm cả tỷ lệ gieo trồng cao hơn.
“Chăn thả gia súc cũng có thể thúc đẩy hoạt động sinh học của đất, do phân, nước tiểu và thậm chí cả nước bọt từ vật nuôi có thể có tác động tích cực đến sức khỏe của đất”, ông giải thích.
Duiker cho biết, tuy nhiên mô hình này cũng có một số tác động tiêu cực, bao gồm nguy cơ đất bị nén chặt, xói mòn và thất thoát chất dinh dưỡng – đặc biệt nếu cây che phủ được trồng quá dày.
Nghiên cứu của Đại học bang Pennsylvania, liên quan đến bốn trang trại, cho thấy việc nén chặt đất không phải là vấn đề khi chăn nuôi gia súc kết hợp cùng trồng cây che phủ, nhưng sức khỏe của đất cũng không cho thấy sự cải thiện đáng kể.
Duiker cho rằng có sự cân bằng giữa tác động tích cực và tiêu cực: “Kết luận sơ bộ của chúng tôi từ nghiên cứu này là chăn thả gia súc không ảnh hưởng tiêu cực hoặc tích cực đến sức khỏe của đất trong một năm ẩm ướt hoặc khô hạn”.
Nhưng điều đó không có nghĩa là khái niệm này không phải là không có lợi ích.
“Nó có thể mang lại lợi ích cho nông dân Pennsylvania bằng cách gia tăng giá trị cho cây che phủ , kích thích quản lý cây che phủ và có thể kích thích lợi ích sức khỏe của đất khi trồng cây che phủ”, Duiker khẳng định.
Trong khi việc thả rông gia súc trên cánh đồng của mình đã khiến một số người quen dần, Peckham cho biết ông cũng đánh vật với ý tưởng lập một hàng rào cố định xung quanh trang trại.
Lúc đầu, ông lắp đặt hàng rào kiên cố xung quanh ba mặt ở một phần trong trang trại của mình, chiều còn lại được dựng hàng rào bảo vệ tạm thời. Ông cũng lắp đặt hệ thống nước tạm thời để tạo thuận lợi khi đến thời điểm làm ruộng.
Giờ đây, sau một vài năm chăn thả gia súc, Peckham cho biết ông quyết định lắp hàng rào cố định xung quanh khu vực này và chôn các đường ống nước cố định.
Peckham cũng thay đổi luân canh cây trồng và phương pháp trồng trên khu vực chăn thả, bao gồm trồng ngô theo hàng đôi dài với các cây che phủ xen kẽ.
“Với cây che phủ, tôi điều chỉnh tỷ lệ gieo hạt khi tôi có ý định chăn thả gia súc”, ông nói. “Bò ăn nhiều và rất mau lớn”.
Từ giữa tháng 5 đến giữa tháng 8, khi cây che phủ không phát triển, Peckham giữ gia súc trên cánh đồng mà ông dành riêng để làm bãi chăn thả.
Matthew Kehr, người điều hành một cơ sở mổ thịt bò ở Littlestown, Pennsylvania, sử dụng cây che phủ của mình bằng cách cho bê ăn cỏ, bắt đầu từ tháng 4 và tháng 5, trước khi đưa chúng vào khu chăn nuôi để vỗ béo và đem bán.
“Hàng rào và nước là những thách thức lớn nhất đối với mô hình này. Tôi đã huấn luyện những con bê của mình quen với hàng rào trước khi thả chúng ra ngoài”, Kehr cho biết.
Dù gặp phải những thách thức, Kehr đã có nhiều kinh nghiệm với chăn thả gia súc.
“Bài học kinh nghiệm lớn nhất của tôi là lợi ích của việc sử dụng cây che phủ hiệu quả hơn. Hãy để các loài động vật thu hoạch mùa màng và rải phân cho chúng ta”, Kehr gợi ý.
“Tôi dự định tiếp tục với mô hình này và trồng cây che phủ vào mùa thu để chăn thả vào đầu mùa xuân”, ông nói. “Tôi cũng sẽ cố gắng sử dụng mùa hè như một vụ luân canh trong chăn thả gia súc”.
Theo Suzette Truax, một chuyên gia chăn thả của Cơ quan Bảo tồn Tài nguyên Thiên nhiên, khả năng chăn thả luân phiên là yếu tố chính để thực hiện chăn thả gia súc ở khu vực trồng cây che phủ. Bà nói, để động vật liên tục thả rông ở khu vực trồng cây che phủ trong hơn 7 đến 10 ngày sẽ làm mất đi mục đích sử dụng phương pháp chăn thả kết hợp với trồng cây che phủ nhằm bảo vệ sức khỏe đất.
Truax thừa nhận có những điều cần xem xét trước khi bắt tay vào chương trình chăn thả gia súc cùng trồng cây che phủ, bao gồm ngày thu hoạch trước khi trồng cây che phủ, nhu cầu dinh dưỡng của vật nuôi và có lẽ yếu tố lớn nhất là vấn đề cơ sở hạ tầng như hàng rào, cổng và nước.
“Tôi thấy mọi người muốn mở rộng mô hình này, nhưng cơ sở hạ tầng là thứ đang kìm hãm họ lại”, bà nói và cho biết thêm rằng thời tiết là một yếu tố gây trở ngại khác. “Mưa vào tháng 4 làm chậm một số quá trình sản xuất. Nhìn vào thức ăn chăn nuôi của bạn, nhìn vào đất của bạn và thận trọng, bạn không nên thả rông những con vật đó quá sớm”.
Hương Lan
(Theo LancasterFarming)
- chăn thả gia súc li> ul>
- Khởi công xây dựng trạm trộn thức ăn chăn nuôi tại KCN công nghệ cao Mebi Farm
- Hợp quy TĂCN: Nặng hình thức và tốn kém!
- Nâng tầm giá trị thương hiệu sản phẩm, hàng hóa Việt Nam: Cần gỡ bỏ nút thắt
- “Chạy đua” xử lý các cơ sở chăn nuôi nằm ngoài vùng quy hoạch
- Ảnh hưởng của các mức selenomethionine đến chất lượng thịt và sự tích luỹ selen trong mô
- Bình Phước: Chuẩn bị heo thịt cho thị trường tết
- Đề xuất kéo dài miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đến hết năm 2030
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
Tin mới nhất
T3,24/12/2024
- Khởi công xây dựng trạm trộn thức ăn chăn nuôi tại KCN công nghệ cao Mebi Farm
- Hợp quy TĂCN: Nặng hình thức và tốn kém!
- Nâng tầm giá trị thương hiệu sản phẩm, hàng hóa Việt Nam: Cần gỡ bỏ nút thắt
- “Chạy đua” xử lý các cơ sở chăn nuôi nằm ngoài vùng quy hoạch
- Ảnh hưởng của các mức selenomethionine đến chất lượng thịt và sự tích luỹ selen trong mô
- Bình Phước: Chuẩn bị heo thịt cho thị trường tết
- Đề xuất kéo dài miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đến hết năm 2030
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Đón đọc Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam số tháng 12 năm 2024
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất