Nông dân Mỹ đang phải đối mặt với việc giết, tiêu hủy hàng triệu gia cầm do dịch cúm gia cầm độc lực cao đang hoành hành khắp quốc gia này.
Vào năm 2020, hàng triệu động vật trang trại đã bị giết trên khắp nước Mỹ sau khi đại dịch Covid-19 đóng cửa các lò giết mổ và khiến động vật bị mắc kẹt trong các trang trại. Hiện nay, dịch cúm gia cầm, vốn đã dẫn đến việc giết hại hàng triệu con gia cầm ở châu Âu, có khả năng dẫn đến một đợt tiêu hủy hàng loạt khác.
Hơn 50 triệu con gà và gà tây đã bị giết sau một đợt bùng phát dịch cúm gia cầm ở Mỹ vào năm 2015.
Tuy nhiên, hai phương pháp thường được sử dụng để tiêu hủy động vật trong trang trại (tắt hệ thống thông gió và dùng bọt chữa cháy) đang gây ra phản ứng dữ dội ngày càng tăng. Cả hai biện pháp này không được liệt kê là phương pháp giết động vật để kiểm soát dịch bệnh bởi Tổ chức Thú y Thế giới (OIE).
Việc sử dụng bọt chữa cháy để làm chết động vật vẫn được phép ở Mỹ, mặc dù đã bị cấm ở EU và bị dán nhãn “vô nhân đạo”. Cơ quan An toàn Thực phẩm châu Âu (EFSA) cho biết phương pháp này gây cảm giác chết đuối và chết ngạt, và “không được chấp nhận là một phương pháp nhân đạo để giết động vật”.
Việc tắt hệ thống thông gió, được mô tả là “cái chết do say nắng”, đã được sử dụng để giết hàng triệu con lợn trong đại dịch Covid-19. Những con lợn bị nhốt trong các chuồng trại kín và bị giết bằng hơi nước và nhiệt độ cực cao.
EFSA liệt kê phương pháp này nằm trong số các phương pháp “có khả năng gây đau đớn cao” và “không bao giờ được sử dụng”.
Peter Sandøe, giáo sư đạo đức sinh học tại Đại học Copenhagen, cho biết, tại EU, giết động vật do ngạt thở hoặc căng thẳng nhiệt độ sẽ là bất hợp pháp, mặc dù có thể không bị buộc tội trong trường hợp khẩn cấp khi không có giải pháp thay thế phù hợp.
Hàng triệu con gia cầm có thể phải tiêu hủy ở Mỹ do dịch cúm gia cầm độc lực cao bùng phát. Ảnh minh họa: Getty.
Trong các bản ghi âm ghi lại việc tiêu hủy động vật bằng cách tắt hệ thống thông gió của nhóm bảo vệ quyền động vật Direct Action Everywhere (DxE), có thể nghe thấy tiếng lợn kêu the thé khi chúng bị giết.
Gwendolen Reyes-Illg, cố vấn thú y của Viện Phúc lợi Động vật có trụ sở tại Hoa Kỳ, cho biết: “Tôi đã điều trị cho động vật bị say nắng và điều đó thật kinh khủng. Trong trường hợp say nắng, “các mảng niêm mạc và máu chảy ra từ trực tràng và nôn ra máu cũng rất phổ biến”.
Các nhà sản xuất thịt lợn vẫn khẳng định rằng việc tắt hệ thống thông gió là biện pháp cuối cùng cần thiết.
Hướng dẫn tiêu hủy của Hiệp hội Y tế Thú y Hoa Kỳ (AVMA) cho biết phương pháp này chỉ nên được sử dụng nếu nó có thể giết chết 95% số động vật trở lên trong vòng một giờ. Tuy nhiên, Reyes-Illg nói rằng trong âm thanh từ băng ghi âm trong cuộc điều tra của DxE, có thể nghe thấy âm thanh phát ra từ những con lợn sau hai tiếng rưỡi.
Năm ngoái, một nhóm các thành viên AVMA đã đệ trình một nghị quyết phân loại biện pháp tắt hệ thống thông gió là “không được khuyến nghị”. Quyết định về nghị quyết vẫn chưa được đưa ra, nhưng các chuyên gia về quyền lợi động vật cho rằng đã đến lúc các quy định trên toàn Hoa Kỳ cần được điều chỉnh trong việc đối xử với động vật trang trại trước khi giết mổ.
Giáo sư Sandøe gọi việc sử dụng tắt hệ thống thông gió “một thất bại lớn” và nói rằng đó là sự khác biệt giữa châu Âu và Hoa Kỳ. Ở châu Âu có quy định cấm sử dụng biện pháp tắt hệ thống thông gió còn Hoa Kỳ thì không.
Động vật bị giết trong trang trại vì nhiều lý do, không chỉ vì kiểm soát dịch bệnh, ví dụ như do bệnh tật hoặc thương tích nghiêm trọng. Theo ước tính của Cơ quan Thống kê Nông nghiệp Quốc gia Hoa Kỳ, hơn 170 triệu con gà, lợn và bò chết hoặc bị giết ngay tại trang trại mỗi năm ở Mỹ.
Tháng trước, các nhà hoạt động của DxE cho biết họ đã phát hiện ra một số lượng lớn lợn chết bị vứt bỏ bên ngoài các cơ sở chăn nuôi tập trung (CAFO) ở trung tâm Iowa – có khả năng là kết quả của sự lây lan virus của Hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản ở lợn (PRRS) hay còn gọi là bệnh heo tai xanh.
Các nhà hoạt động cho biết họ tìm thấy một con lợn con ba tuần tuổi vẫn còn sống trong đống xác động vật bị tiêu hủy và đưa con vật đến bác sĩ thú y, nơi nó có kết quả xét nghiệm dương tính với PRRS. Nó cũng bị gãy xương hàm và xương sườn.
Không thể biết chính xác điều gì đã xảy ra với con lợn con, nhưng các nhà hoạt động cho biết vết thương của nó cho thấy nó có thể đã bị “đập mạnh”, một phương pháp tiêu chuẩn được sử dụng để tiêu hủy những con lợn con bị ốm hoặc không mong muốn bằng cách đập chúng xuống sàn hoặc mặt đất hoặc đánh chúng bằng một vật cứng.
EFSA liệt kê “việc vứt bỏ lợn khi còn sống” là một rủi ro liên quan đến phương pháp này và các phương pháp tiêu hủy khác nếu không được thực hiện đúng cách. Các hướng dẫn của AVMA nói rằng “không thể đạt được tỷ lệ tử vong 100% trong quá trình tiêu hủy là không thể chấp nhận được”, nhưng số liệu thống kê đáng tin cậy về số lượng động vật bị vứt bỏ khi vẫn còn sống là điều khó có thể đạt được.
Các nhà hoạt động cho biết, bất kỳ quy định mới nào trên toàn Hoa Kỳ về việc giết hại động vật trang trại cũng phải bảo vệ người lao động. Theo một nghiên cứu, 10% bác sĩ thú y được khảo sát liên quan đến việc tiêu hủy lợn tại trang trại đã nghĩ đến việc tự sát và 23% cho biết cần được tư vấn sức khỏe tâm thần.
Trong một video năm 2020 do DxE thực hiện, trong đó các nhà hoạt động nói chuyện với các công nhân nông trại vào ngày sau khi hệ thống thông gió ngừng hoạt động, một công nhân chỉ nói: “Thật là khủng khiếp đối với mọi người.”
Hương Lan (Theo Guardian)
Báo Nông Nghiệp Việt Nam
- tiêu hủy gia cầm li> ul>
- Khởi công xây dựng trạm trộn thức ăn chăn nuôi tại KCN công nghệ cao Mebi Farm
- Hợp quy TĂCN: Nặng hình thức và tốn kém!
- Nâng tầm giá trị thương hiệu sản phẩm, hàng hóa Việt Nam: Cần gỡ bỏ nút thắt
- “Chạy đua” xử lý các cơ sở chăn nuôi nằm ngoài vùng quy hoạch
- Ảnh hưởng của các mức selenomethionine đến chất lượng thịt và sự tích luỹ selen trong mô
- Bình Phước: Chuẩn bị heo thịt cho thị trường tết
- Đề xuất kéo dài miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đến hết năm 2030
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
Tin mới nhất
T3,24/12/2024
- Khởi công xây dựng trạm trộn thức ăn chăn nuôi tại KCN công nghệ cao Mebi Farm
- Hợp quy TĂCN: Nặng hình thức và tốn kém!
- Nâng tầm giá trị thương hiệu sản phẩm, hàng hóa Việt Nam: Cần gỡ bỏ nút thắt
- “Chạy đua” xử lý các cơ sở chăn nuôi nằm ngoài vùng quy hoạch
- Ảnh hưởng của các mức selenomethionine đến chất lượng thịt và sự tích luỹ selen trong mô
- Bình Phước: Chuẩn bị heo thịt cho thị trường tết
- Đề xuất kéo dài miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đến hết năm 2030
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Đón đọc Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam số tháng 12 năm 2024
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất