[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Trong khuôn khổ Diễn đàn Kinh doanh IoT Châu Á (Asia IoT Business Platform – AIBP) năm 2021, Tập đoàn Mavin với Dự án Nhà máy cám thông minh ứng dụng SCADA/MES và ERP SAP S/4HANA đã được trao giải Sáng tạo năm 2021 (AIBP Innovation Award).
Tham gia chuyên đề “Rethinking about Supply Chain” (Suy nghĩ lại về Chuỗi giá trị) trong chuỗi các sự kiện của AIBP năm 2021, ông David John Whitehead, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Mavin đã trình bày về chương trình chuyển đổi số của Mavin với 4 trụ cột chính: ERP, Điện toán đám mây, Số hóa và Sản xuất thông minh. Chủ tịch Mavin cũng giới thiệu các Dự án số hóa tiêu biểu đang được Mavin triển khai gồm: Dự án Mô hình Nhà máy cám thông minh ứng dụng SCADA/MES và ERP SAP S/4HANA, Dự án Trang trại heo thông minh ứng dụng phần mềm Quản lý sản xuất trại heo Porcitec, Dự án ứng dụng IoT cho trang trại thủy sản,…
Ông David John Whitehead, Chủ tịch HĐQT Mavin (ảnh đầu) giới thiệu các sáng kiến số hóa của Mavin tại AIBP 2021
Trong đó, Dự án Nhà máy cám thông minh thu hút sự quan tâm của Hội đồng giám khảo nhờ những sáng kiến đổi mới, công nghệ tiên tiến trong hoạt động sản xuất tạo ra giá trị kinh doanh mới cho doanh nghiệp.
Theo ông David, Mavin hiện đang sở hữu 5 Nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi tại Việt Nam với tổng công suất thiết kế trên 1 triệu tấn/năm. Mavin tiên phong ứng dụng công nghệ cao, tự động hóa, nhập khẩu các dây chuyền sản xuất hiện đại từ Châu Âu và Mỹ, áp dụng tư duy sản xuất mới, khác biệt, lấy công nghệ cao làm nền tảng. Các Nhà máy vận hành hoàn toàn tự động bằng phần mềm SCADA (Supervisory Control And Data Acquisition System), được lập trình sẵn bằng máy tính với rất ít sự can thiệp của con người. Năm 2019, Mavin đã chính thức triển khai Hệ thống phần mềm Quản trị doanh nghiệp tiên tiến ERP SAP S/4HANA cho toàn bộ 5 Nhà máy. Hiện nay, Mavin đã ứng dụng các phần mềm số hóa giúp tăng năng suất và hiệu quả công việc của các Nhà máy như Phần mềm nhân sự Histaff, Digital Workplace, Hệ thống Báo cáo thông minh BW/4HANA,…
Ông David chia sẻ, hành trình chuyển đổi số của Mavin dựa trên một tầm nhìn mạnh mẽ, cân nhắc các cơ hội về tự động hóa và xu hướng ứng dụng công nghệ cao trong ngành nông nghiệp tại Việt Nam. Trước áp lực cạnh tranh với rất nhiều doanh nghiệp lớn và tham vọng phát triển toàn cầu, Mavin đã lựa chọn giải pháp thực hiện chuyển đổi số với các giải pháp tốt nhất hiện nay.
Mô hình Nhà máy cám thông minh Mavin ứng dụng SCADA/MES và ERP SAP S/4HANA
Theo AIBP, 2021 là một năm khó lường do những ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19. Cộng đồng các doanh nghiệp trong khu vực ASEAN đã phải “vật lộn” và thích nghi với những thay đổi không được dự báo trước. Tuy nhiên, “Thái độ đổi mới và quyết tâm số hóa đã trở thành nhân tố then chốt và quan trọng thúc đẩy tăng trưởng của các Doanh nghiệp, đưa ASEAN trở thành khu vực có nền kinh tế kỹ thuật số phát triển nhanh nhất thế giới trong thời gian ngắn”, ông Irza Suprapto, Giám đốc điều hành Công ty Industry Platform (đơn vị tổ chức AIBP) phát biểu.
Để vinh danh những sáng kiến đổi mới và các ứng dụng kỹ thuật số tiên tiến, mang lại giá trị kinh doanh mới trong năm 2021, AIBP đã lựa chọn 4 tiêu chí để trao giải Doanh nghiệp Sáng tạo khu vực ASEAN, gồm: Sử dụng Hệ thống báo cáo và phân tích dữ liệu thông minh; Ứng dụng Internet Vạn vật; Ứng dụng Trí tuệ nhân tạo; Ứng dụng Machine Learning (ML) ; Ứng dụng Tự động hóa quy trình bằng robot; Doanh nghiệp sẵn sàng đầu tư cho số hóa, công nghệ cao trong 2-3 năm tới.
Dựa trên các tiêu chí này, đã có 130 doanh nghiệp được AIBP đề cử tại 5 quốc gia Đông Nam Á, 10 doanh nghiệp xuất sắc nhất được lựa chọn trao giải Doanh nghiệp Sáng tạo Asean (AIBP Innovation Award) với 2 doanh nghiệp chiến thắng chung cuộc đến từ Việt Nam, trong đó có Tập đoàn Mavin.
Ứng dụng tự động hóa trong Nhà máy cám Mavin
VŨ TOAN
Tập đoàn Mavin được thành lập từ năm 2004, từ một dự án liên doanh có vốn đầu tư nước ngoài sản xuất các sản phẩm thức ăn chăn nuôi. Đến nay, Mavin đã phát triển thành công chuỗi giá trị “Từ Nông trại tới Bàn ăn”, cung ứng thức ăn chăn nuôi, cung cấp heo giống, thiết bị thuốc thú y cũng như bao tiêu các sản phẩm của người chăn nuôi, để sử dụng cho nhà máy chế biến thực phẩm theo tiêu chuẩn Châu Âu. Tập đoàn Mavin là doanh nghiệp đầu tiên ở Việt Nam áp dụng tự động hóa cao trong tất cả các công đoạn sản xuất và chăn nuôi để tăng năng suất, giảm thiểu các tác động môi trường và sức khỏe con người.
Mavin đã triển khai Chương trình chuyển đổi số giai đoạn 5 năm (2019 – 2023) với 4 trụ cột: ERP, Điện toán đám mây, Số hóa và Sản xuất thông minh. Hiện nay, 100% các ngành sản xuất của Mavin (Farm – Feed – Food – Vet) đều đã được số hóa với việc ứng dụng Hệ thống phần mềm quản trị nguồn lực doanh nghiệp tiên tiến của thế giới ERP SAP S/4HANA. Các trang trại chăn nuôi đã ứng dụng công nghệ tự động hóa, áp dụng hệ thống phần mềm quản lý trại heo tiên tiến giúp các nhân sự quản lý trại có thể tiếp cận thông tin sản xuất mọi lúc mọi nơi,… Trong tương lai gần, Mavin đang hướng tới các mô hình Nhà máy thông minh, Trang trại thông minh ứng dụng IoT, AI, máy bay không người lái… vào hoạt động sản xuất.
- mavin li>
- Tập đoàn Mavin li>
- nhà máy cám li>
- giải thưởng quốc tế li> ul>
- Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái
- Sản lượng lợn của Anh tháng 10/2024 tăng
- Nông dân sản xuất giỏi từ mô hình chăn nuôi dê
- Giới khoa học lo ngại ca H5N1 có dấu hiệu thích nghi với người
- Sắp diễn ra hội thảo, phổ biến áp dụng mô hình số trong quản lý tại các cơ sở chăn nuôi
- 529 cơ sở chăn nuôi được công nhận an toàn đối với bệnh Dịch tả heo Châu Phi
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
Tin mới nhất
T2,25/11/2024
- Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái
- Sản lượng lợn của Anh tháng 10/2024 tăng
- Nông dân sản xuất giỏi từ mô hình chăn nuôi dê
- Giới khoa học lo ngại ca H5N1 có dấu hiệu thích nghi với người
- Sắp diễn ra hội thảo, phổ biến áp dụng mô hình số trong quản lý tại các cơ sở chăn nuôi
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất