Tỉnh Quảng Ninh đang đẩy mạnh việc xây dựng vùng, cơ sở chăn nuôi an toàn dịch bệnh quy mô lớn nhằm tạo ra nhiều sản phẩm chất lượng cao.
Hiện, ngành chăn nuôi tỉnh Quảng Ninh đang phối hợp chặt chẽ với các địa phương tập trung đẩy mạnh việc xây dựng vùng, cơ sở chăn nuôi an toàn để tạo ra nhiều sản phẩm có chất lượng cao, bảo đảm an toàn thực phẩm, đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao của thị trường, qua đó thúc đẩy xuất khẩu, tăng giá trị sản phẩm và mang lại thu nhập cao cho người nông dân.
Thực tế cho thấy, việc phát triển vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh mang lại nhiều lợi ích nhưng trong quá trình triển khai còn không ít khó khăn do kinh phí đầu tư lớn. Mặt khác, có một thực tế là chăn nuôi nhỏ lẻ không bảo đảm vệ sinh thú y trong khi tỷ lệ tiêm phòng và quy trình giám sát dịch bệnh trên đàn vật nuôi chưa đạt yêu cầu nên vẫn xảy ra các loại dịch bệnh như: Cúm gia cầm, bệnh Dịch tả lợn Châu Phi, viêm da nổi cục trên trâu bò… gây thiệt hại lớn về kinh tế cho người dân.
Để khắc phục khó khăn trên, công tác đảm bảo môi trường trong chăn nuôi đã được các địa phương, nhất là các huyện miền núi tỉnh Quảng Ninh quan tâm thực hiện.
Mô hình nuôi bò tập trung công nghệ cao của Công ty Phú Lâm, TP. Móng Cái, Quảng Ninh đảm bảo yếu tố môi trường và chất lượng sản phẩm. Ảnh: Nguyễn Thành.
Theo thống kê của Sở NN-PTNT Quảng Ninh, toàn tỉnh hiện có hơn 41.000 cơ sở chăn nuôi, trong đó có 1.244 trang trại chăn nuôi và 39.848 cơ sở chăn nuôi nông hộ. Tỷ lệ chất thải được thu gom, xử lý chiếm khoảng 79,6%, trong đó, chất thải xử lý bằng sử dụng công trình khí sinh học (biogas) với trên 9.000 hầm.
Tính đến hết năm 2021, đàn gia súc, gia cầm nuôi trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh đều tăng so với năm 2020 với gần 69.000 con trâu, hơn 307.000 con lợn, hơn 4 triệu con gia cầm. Chất thải phát sinh trong quá trình chăn nuôi ước tính 650 tấn/ngày đêm, chưa kể lượng nước tiểu gia súc.
Trong đó, về cơ bản các trang trại đều có công trình xử lý chất thải, không xả thẳng ra môi trường, các doanh nghiệp, các trang trại chăn nuôi lớn đã quan tâm thực hiện xử lý môi trường, 100% có báo cáo đánh giá tác động môi trượng hay kế hoạch bảo vệ môi trường.
Tuy nhiên, theo đánh giá của Sở NN-PTNT Quảng Ninh, việc thu gom, xử lý chất thải trong chăn nuôi tại trên địa bàn tỉnh hiện vẫn còn nhiều bất cập. Trong đó, nhiều cơ sở chăn nuôi có sử dụng hệ thống xử lý chất thải nhưng lại vượt quá quy mô công suất, dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường.
Hầu hết các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ khu vực nông thôn, miền núi chưa có hệ thống xử lý chất thải đảm bảo vệ sinh mà thải trực tiếp ra môi trường, gây ảnh hưởng đến môi trường, nguồn nước, không khí và sức khỏe đối với người dân xung quanh.
Các mô hình nuôi gà bản tại huyện Đầm Hà, Quảng Ninh đều áp dụng phương pháp, kỹ thuật để giữ môi trường an toàn trong chăn nuôi. Ảnh: Nguyễn Thành.
Đơn cử như huyện Đầm Hà (Quảng Ninh) hiện có tổng đàn gia súc, gia cầm hơn 365.000 con, trong đó đàn trâu là gần 3.000 con, bò là hơn 2.100 con, lợn là hơn 17.000 con, gia cầm là hơn 343.000 con. Trong đó, đa số là các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ, nên việc đảm bảo môi trường gặp nhiều khó khăn, nhất là việc chăn thả gia súc, gia cầm quanh nhà nên ảnh hưởng đến môi trường sinh hoạt đối với người dân.
Vì vậy, từ năm 2017, chính quyền địa phương đã vận động các hộ gia đình chăn nuôi mạnh dạn vay vốn xây chuồng trại cách xa nhà ở và nuôi theo mô hình bán công nghiệp. Nhờ áp dụng kỹ thuật trong chăm sóc cũng như thường xuyên khử trùng, vệ sinh chuồng trại đã giúp cho môi trường không còn bị ô nhiễm bởi chất thải của vật nuôi, các hộ dân xung quanh cũng không còn phàn nàn bởi mùi hôi như trước đây.
Ông Trần Việt Dũng, Chủ tịch UBND huyện Đầm Hà cho biết, thời gian tới, địa phương tập trung thu hút đầu tư phát triển chăn nuôi tập trung công nghiệp hướng đến thay thế phương thức sản xuất nhỏ lẻ hộ gia đình gây ô nhiễm môi trường. Đồng thời vận động bà con ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ trong chăn nuôi, khuyến khích sử dụng đệm lót sinh học trong chuồng trại, cũng như di dời chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm ra xa khu sinh hoạt của gia đình đảm bảo vệ sinh môi trường.
Để đảm bảo vệ sinh môi trường trong chăn nuôi, nhất là ở các huyện miền núi, Sở NN-PTNT Quảng Ninh tiếp tục đẩy mạnh kiểm tra việc chấp hành bảo vệ môi trường tại các cơ sở chăn nuôi, kiên quyết xử lý trường hợp vi phạm, cũng như mở các lớp tập huấn về an toàn sinh học trong chăn nuôi. Đồng thời, tăng cường công tác tuyên truyền, vận động các cơ sở chăn nuôi chấp hành tốt việc bảo vệ môi trường, có ý thức trong việc đầu tư hệ thống xử lý chất thải hiện đại, hiệu quả.
Cùng với đó, Quảng Ninh đã có kế hoạch phát triển chăn nuôi trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021- 2025, định hướng đến năm 2030, trong đó đặt ra mục tiêu đến năm 2030, 100% các cơ sở chăn nuôi, giết mổ, cơ sở chế biến sản phẩm chăn nuôi phải có giải pháp kiểm soát môi trường phù hợp, đảm bảo không gây ô nhiễm môi trường và sử dụng có hiệu quả nguồn chất thải cho nhu cầu trồng trọt, nuôi trồng thủy sản, sản xuất năng lượng tái tạo.
Để xây dựng các cơ sở chăn nuôi an toàn dịch bệnh, bảo đảm sản phẩm đưa ra thị trường có kiểm soát, ông Trần Xuân Đông, Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Quảng Ninh cho biết, cùng với việc hình thành những trang trại chăn nuôi quy mô lớn, an toàn dịch bệnh, Quảng Ninh sẽ đẩy mạnh việc xây dựng chuỗi liên kết, gắn các cơ sở giết mổ với các hộ chăn nuôi quy mô lớn, tạo quy trình đồng bộ từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm. Đặc biệt, tỉnh chú trọng chế biến sâu các sản phẩm từ động vật để vừa bảo đảm quản lý chất lượng an toàn thực phẩm, an toàn dịch bệnh, vừa góp phần thúc đẩy chăn nuôi phát triển bền vững, hiệu quả.
Về lâu dài, Quảng Ninh có cơ chế khuyến khích các nhà đầu tư xây dựng trang trại sản xuất với quy mô công nghiệp, tập trung, tạo ra sản phẩm chất lượng an toàn, có sản lượng sản phẩm lớn làm hàng hóa, đặc biệt là áp dụng đồng bộ các biện pháp bảo đảm môi trường, an toàn trong chăn nuôi.
Nguyễn Thành
Báo Nông Nghiệp Việt Nam
- chăn nuôi an toàn li>
- chăn nuôi an toàn quy mô lớn li> ul>
- Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái
- Sản lượng lợn của Anh tháng 10/2024 tăng
- Nông dân sản xuất giỏi từ mô hình chăn nuôi dê
- Giới khoa học lo ngại ca H5N1 có dấu hiệu thích nghi với người
- Sắp diễn ra hội thảo, phổ biến áp dụng mô hình số trong quản lý tại các cơ sở chăn nuôi
- 529 cơ sở chăn nuôi được công nhận an toàn đối với bệnh Dịch tả heo Châu Phi
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
Tin mới nhất
T2,25/11/2024
- Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái
- Sản lượng lợn của Anh tháng 10/2024 tăng
- Nông dân sản xuất giỏi từ mô hình chăn nuôi dê
- Giới khoa học lo ngại ca H5N1 có dấu hiệu thích nghi với người
- Sắp diễn ra hội thảo, phổ biến áp dụng mô hình số trong quản lý tại các cơ sở chăn nuôi
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất