Với đà tăng trưởng “nóng” và giá bán sản phẩm chăn nuôi liên tục sụt giảm, nhiều tỉnh thành phải tiến hành rà soát, quy hoạch chăn nuôi gắn với thị trường, đảm bảo phát triển bền vững.
Trước đó, Bộ NN-PTNT đã có Công văn 1426/BNN-CN gửi Chủ tịch UBND các tỉnh xung quanh việc chăn nuôi lợn và thức ăn chăn nuôi công nghiệp…
Quy hoạch chăn nuôi phải gắn với thị trường
Công văn của Bộ NN-PTNT nêu rõ: Ngành chăn nuôi chiếm vai trò quan trọng trong nông nghiệp và nông thôn, sự tăng trưởng cao liên tục trong thời gian dài của ngành chăn nuôi đã góp phần duy trì mức tăng trưởng chung của ngành nông nghiệp và đáp ứng cơ bản nhu cầu thực phẩm cho tiêu dùng trong nước, hạn chế nhập khẩu và bước đầu cho xuất khẩu.
Tuy nhiên với mức tăng trưởng nóng trong những năm gần đây, nhất là với lĩnh vực chăn nuôi lợn và công nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi (TĂCN) gia súc, gia cầm đang gây nên những hệ lụy lớn về thị trường tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi hiện nay và môi trường sinh thái trong tương lai gần.
Cụ thể, tổng đầu lợn có mặt thường xuyên hiện nay của Việt Nam đã trên 29 triệu con (trong đó đàn nái trên 4,2 triệu con, so với Thái Lan chưa tới 1,0 triệu con) đứng thứ tư trên thế giới; tổng công suất thiết kế của các nhà máy chế biến TĂCN công nghiệp đã đạt trên 31 triệu tấn, vượt xa so với kế hoạch định hướng là 25 triệu tấn vào năm 2020 với sản lượng TĂCN công nghiệp năm 2016 đạt 23,5 triệu tấn (trong đó thức ăn thủy sản khoảng 3,0 triệu tấn) đã đưa Việt Nam trở thành nước đứng đầu trong các nước Asean (Thái Lan 18,6; Indonesia 18,3 triệu tấn) và đứng thứ 10 trên thế giới.
Nhằm giảm thiểu những áp lực nêu trên, đảm bảo cho ngành chăn nuôi phát triển bền vững, Bộ NN-PTNT đề nghị Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khẩn trương chỉ đạo các cơ quan, đơn vị liên quan trên địa bàn thực hiện:
+ Với chăn nuôi lợn:
– Rà soát quy hoạch chăn nuôi gắn với thị trường chung và tiềm năng của từng địa phương. Hạn chế mở rộng quy mô đầu lợn trên địa bàn, nhất là đàn lợn nái, mà chuyển hướng nhanh sang thay đổi cơ cấu giống, khuyến khích phát triển các giống cao sản và giống đặc sản phục vụ các loại hình chăn nuôi lợn theo các phân khúc thị trường khác nhau.
– Chỉ đạo đa dạng hóa phương thức chăn nuôi, không quá chú trọng phát triển chăn nuôi lợn công nghiệp mà cần chú ý phát triển mô hình chăn nuôi lợn bán công nghiệp gắn với chăn nuôi truyền thống và chăn nuôi hữu cơ.
– Quy hoạch và chỉ đạo quyết liệt vấn đề giết mổ tập trung, công nghiệp và khuyến khích phát triển công nghiệp chế biến sâu nhằm đa dạng hóa sản phẩm, nâng cao giá trị ngành hàng thịt lợn phục vụ tiêu dùng trong nước và hướng tới xuất khẩu.
+ Với lĩnh vực thức ăn chăn nuôi:
– Hạn chế đầu tư mở rộng thêm các nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi lợn và gia cầm, nhất là ở các địa phương thuộc khu vực đồng bằng Sông Hồng, Đông Nam bộ và đồng bằng sông Cửu Long.
– Khuyến khích phát triển lĩnh vực sản xuất, chế biến các sản phẩm làm nguyên liệu TĂCN đáp ứng nhu cầu trong nước thay thế nhập khẩu, nhất là việc áp dụng công nghệ sinh học, công nghệ cao trong sản xuất các chế phẩm sinh học thay thế kháng sinh và xử lý môi trường chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản.
– Khuyến khích phát triển các nhà máy chế biến phụ phẩm nông nghiệp làm TĂCN cho đàn gia súc ăn cỏ; các nhà máy chế biến bột thịt xương, bột máu, bột cá, bột đầu tôm, bột khoáng,… vừa hạn chế ô nhiễm môi trường vừa tận thu khối lượng lớn nguồn hữu cơ hiện nay trong sản xuất.
Nguyễn Linh
Nguồn: Nông nghiệp VN
- nhà chăn nuôi li>
- tin tức chăn nuôi li>
- phương pháp chăn nuôi li>
- chăn nuôi hữu cơ li>
- chăn nuôi làm giàu li>
- vietgap li>
- chăn nuôi gia cầm li>
- chăn nuôi gà lôi li>
- chăn nuôi gia súc li>
- chăn nuôi bò li>
- chất cấm li>
- chăn nuôi hiệu quả li>
- truy xuất nguồn heo li>
- chăn nuôi li>
- mô hình chăn nuôi hiệu quả li>
- giá thức ăn chăn nuôi li>
- kháng sinh li>
- mô hình chăn nuôi khép kín li>
- kỹ thuật chăn nuôi li>
- người chăn nuôi li>
- thức ăn chăn nuôi li>
- tình hình chăn nuôi li>
- salbutamo li>
- cách chăn nuôi li>
- thực phẩm hữu cơ li>
- thực phẩm sạch li>
- dịch bệnh trong chăn nuôi li> ul>
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 19/11/2024
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 12/11/2024
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 05/11/2024
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 22/10/2024
- Dê thịt có giá, người nuôi lãi từ 2 – 3 triệu đồng/con
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 15/10/2024
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 08/10/2024
- Giá heo hơi xuất chuồng tại các thị trường lớn trên thế giới ngày 03/10/2024
- Thị trường thịt bò các nước Nam Mỹ 7 tháng đầu năm 2024
Tin mới nhất
T6,22/11/2024
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
- Tham vấn kỹ thuật phân tích chuỗi giá trị và đánh giá rủi ro trong chăn nuôi heo
- Từ 16/12, thuế suất hàng khô dầu đậu tương dùng làm thức ăn chăn nuôi được giảm xuống còn 1%
- Nghiên cứu axit amin chỉ ra tiềm năng cho chế độ ăn ít protein hơn
- Chuyển hướng nuôi bò nhốt chuồng vì hiệu quả cao
- Thị trường nhập khẩu ngô 10 tháng đầu năm 2024
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 19/11/2024
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất