[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Bắt đầu từ năm 2020, do ảnh hưởng của dịch Covid-19. Đặc biệt, xung đột Nga và Ukraine gần đây đã đẩy giá nguyên liệu thức ăn chăn nuôi (TACN) tăng mạnh. TS. Phạm Công Thiếu (Ảnh), Viện trưởng Viện Chăn nuôi (Bộ NN&PTNT) đã có những chia sẻ với đội ngũ phóng viên xoay quanh vấn đề tận dụng nguồn nguyên liệu địa phương, giảm chi phí sản xuất cho người chăn nuôi trong bối cảnh hiện tại.
PV: Hiện nay, giá thức ăn chăn nuôi (TACN) trên thị trường ngày một tăng cao, Viện Chăn nuôi đã có giải pháp nào cho vấn đề giảm giá thành chăn nuôi? Thưa ông?
Khi dịch Covid-19 được kiểm soát ổn định, dự kiến nhu cầu tiêu thụ thịt trong và ngoài nước sẽ tăng. Bối cảnh năm 2021 và đầu quý I năm 2022, giá TACN và nguyên liệu sản xuất TACN nhập khẩu tăng liên tiếp, tính đến thời điểm hiện tại, giá nguyên liệu nhập khẩu đã tăng đến lần thứ 8, đặc biệt là ngô. Hiện ngô hạt đang ở mức 10.200 đồng/k, tăng 29,3% so với cùng kỳ năm 2021.
Với những kết quả Viện Chăn nuôi đã nghiên cứu từ nhiều năm trước, khuyến cáo những công thức TACN giúp tối ưu hóa cho vật nuôi, đặc biệt là những khẩu phần cho lợn nái sinh sản, lợn thịt nhằm hỗ trợ người chăn nuôi hạ giá thành sản xuất, vượt qua cơn bão giá trong bối cảnh hiện tại.
Người chăn nuôi cần tận dụng các nguồn phế phụ phẩm từ nông, công nghiệp sẵn có tại các địa phương. Tùy theo từng vùng, Viện sẽ đưa ra những khẩu phần phù hợp, để bà con nông dân áp dụng tự phối trộn, “lấy công làm lãi”. Nếu cân đối được như vậy, chúng ta vẫn có thể phát triển đàn vật nuôi tốt. Bên cạnh đó, phương pháp này còn giúp người chăn nuôi kiểm soát được chất lượng thức ăn, nguồn nguyên liệu, hướng sang chăn nuôi hữu cơ, nâng cao chất lượng thịt.
Ngô chiếm tỷ lệ lớn trong thành phần TACN cho lợn, gia cầm. Thời điểm hiện tại, giá ngô đang lên cao trong khi giá lúa chỉ ở mức 7.000 đồng/kg, như vậy người chăn nuôi hoàn toàn có thể sử dụng thóc, gạo lật để thay thế tỷ lệ ngô trong khẩu phần. Trong nghiên cứu của Viện Chăn nuôi, có thể thay thế từ 40-60% tỷ lệ ngô trong khẩu phần ăn của vật nuôi bằng thóc hoặc gạo lật. Đây chính là yếu tố để hạ giá thành sản xuất. Tuy nhiên, chúng ta chỉ nên xem đây là giải pháp tình thế.
Có một vấn đề đáng lưu ý khi tự trộn TACN, đa phần người nông dân sẽ phải mua thêm các chất bổ sung, khô dầu, bột cá, đây là những nguyên liệu có giá thành cao khi mua lẻ. Do vậy, chúng ta chỉ có thể chủ động được cám gạo, thóc, đậu tương và những phế phụ phẩm như bã bia, bã riệu. Tuy nhiên, phương pháp tự trộn theo hướng lấy công làm lãi vẫn sẽ giúp người chăn nuôi hạ chi phí cho thiểu từ 400 – 1.000 đồng/kg thức ăn.
Viện chăn nuôi đã nghiên cứu, xây dựng nhiều mô hình sử dụng phần mềm, tạo công thức thức ăn cho từng đối tượng vật nuôi. Với cách làm này, giá thức ăn chăn nuôi giảm từ 400 – 1.000 đồng/kg, được áp dụng không những ở hộ nông dân mà ở nhiều trang trại – Ảnh minh họa: Vũ Sinh
PV: Đây có thể coi là giải pháp tình thế, vậy theo ông, xét về lâu dài làm thế nào để chúng ta có thể hạ được giá thành sản phẩm TACN?
Việt Nam ưu tiên dành diện tích tối thiểu phải đảm bảo 3,8 triệu ha đất lúa, ổn định an ninh lương thực, thực phẩm của quốc gia. Do vậy, nếu hô hào chuyển đổi sang trồng cây nguyên liệu như ngô, đậu tương…thì vẫn cần dựa vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu, bởi đây không phải nguồn nguyên liệu thế mạnh của nước ta. Cho nên, xét về lâu dài, Việt Nam không có lợi thế để xây dựng vùng nguyên liệu TACN.
Thay vào đó, chúng ta cần nghiên cứu sản xuất các loại thức ăn bổ sung như CaHPO4, bột đá, premix, khoáng, vitamin…để hạn chế nhập khẩu nguồn thức ăn bổ sung. Khi đó, Việt Nam sẽ chỉ nhập khẩu nguồn nguyên liệu chính như ngô, đậu tương, khô dầu đậu tương, bột cá.
Một điều nữa, chúng ta nên tận dụng, tập trung phát triển lợi thế của mình. Việt Nam có lợi thế về nền văn hóa lúa nước hàng ngàn năm nay. Bởi vậy, thay vì chuyển đổi loại cây canh tác, chúng ta nên tập trung phát triển trồng lúa, xuất khẩu gạo sau đó nhập ngô quay trở lại, điều này hoàn toàn phù hợp và khả thi. Chưa kể đến, việc hô hào chuyển đổi diện tích canh tác từ trồng lúa sang trồng ngô sẽ phần nào phá vỡ hệ thống canh tác vốn có.
Tôi tin rằng, xét về lâu dài, lượng TACN tăng lên bao nhiêu thì đồng nghĩa với việc ngành chăn nuôi sẽ phát triển thêm bấy nhiêu. Khả năng cao chúng ta vẫn sẽ phụ thuộc nhập khẩu nguyên liệu TACN, việc tự cân đối nguồn nguyên liệu trong nước là chưa thể.
PV: Một thực tế, vài năm trở lại đây diện tích nguyên liệu chính cho sản xuất TACN là ngô, đang giảm mạnh. Vậy đâu là nguyên nhân thưa ông?
Trước đây, các tỉnh Sơn La, Hòa Bình được coi là thủ phủ trồng ngô phía Bắc. Tuy nhiên, khi ngô được trồng ào ạt, thâm chí phá rừng trồng ngô đã gây ra những hệ lụy như lũ ống, lũ quét, sạt lở đất, lợi bất cập hại. Do vậy, chính quyền và bà con nông dân tại đây đã quyết định chuyển đổi sang hướng trồng cây ăn trái, phủ xanh đất trống, đồi trọc. Đây là một trong những nguyên nhân khiến diện tích trồng ngô bị thu hẹp.
Bên cạnh đó, giá trị ngô trồng đem lại chưa cao nên người nông dân còn thờ ơ, không mấy mặn mà với loại cây trồng này. Thêm nữa, tại một số vùng trồng ngô trọng điểm hiện tại cũng đã mở ra nhiều khu công nghiệp, ngăn hồ thủy điện cũng khiến diện tích trồng ngô giảm mạnh.
PV: Vừa rồi Bộ NN&PTNT đã xây dựng 5 đề án, trong đó có đề án Công nghiệp hóa sản xuất TACN. Là một đơn vị tham mưu cho Bộ NN&PTNT xây dựng đề án xin ông hãy cho biết trong đề án này, chúng ta sẽ tập trung vào vấn đề trọng tâm nào?
Đối với đề án Công nghiệp hóa sản xuất TACN, điều đầu tiên cần tập trung là vấn đề quy hoạch vùng nguyên liệu. Thế mạnh ở đâu, quy hoạch ở đó, khuyến khích chuyển đổi đất kém hiệu quả sang trồng ngô sinh khối, đậu tương…
Thứ hai, cần đẩy mạnh công nghiệp chế biến các phụ phẩm nông, công nghiệp, đây là nguồn nguyên liệu tiềm năng.
Thứ nữa, cần áp dụng khoa học công nghệ, đặc biệt về công nghệ sinh học để nâng cao giá trị dinh dưỡng của hỗn hợp TACN.
Hiện tại, với 269 cơ sở sản xuất TACN, chúng ta chưa sử dụng hết 50% công suất các nhà máy. Bởi vậy, việc mở rộng hoặc xây dựng các nhà máy mới có thể sẽ tạm ngưng.
PV: Trong báo cáo của Bộ NN&PTNT, hiện tại, công suất sản xuất tại các nhà máy sản xuất TACN chỉ chiếm 50% so với công suất thiết kế, sản lượng bán ra thị trường cũng chỉ được 50% so với kỳ vọng ban đầu. Liệu đây có phải là do chúng ta đang bị thiếu nguồn nguyên liệu đầu vào không? Thưa ông?
Năng lực, nhu cầu sản xuất, sử dụng TACN là dựa theo nhu cầu của đàn vật nuôi. Mỗi năm, trung bình ngành chăn nuôi nước ta tiêu thụ khoảng 33 triệu tấn TACN, trong đó sản lượng TACN tự phối trộn tận dụng được khoảng 7 triệu tấn. Số còn lại, chúng ta phải nhập nguyên liệu vào để chế biến, sản xuất. Như vậy, nếu công suất sản xuất là 50 triệu tấn, thì chúng ta cũng chỉ tiêu thụ được khoảng 33 triệu tấn, bởi nhu cầu tiêu thụ chỉ có vậy.
Việt Nam là quốc gia có sản lượng tiêu thụ TACN đứng đầu các nước ASEAN, đứng thứ 10 trên thế giới. Nhưng ngược lại, chúng ta là nước nông nghiệp, do vậy, vẫn nên đi theo lợi thế để phát triển. Nếu mở được xuất khẩu, mở thêm nhiều vùng an toàn dịch bệnh được Tổ chức Thú y Thế giới (OIE) công nhận thì sẽ có cơ hội xuất khẩu thêm nhiều sản phẩm chăn nuôi, đến lúc đó có thể cơ cấu đàn vật nuôi sẽ tăng lên. Lúc đó, lượng TACN mới có thể tăng.
PV: Theo ông đánh giá, diễn biến quân sự tại Nga và Ukraine đang diễn ra sẽ có ảnh hưởng như thế nào đến thị trường TACN của nước ta?
Cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine ảnh hưởng tới cả thế giới, trong đó có Việt Nam. Hai quốc gia này xuất khẩu lúa mỳ thuộc hàng đầu trên thế giới, sau khi xung đột xảy ra đã kéo theo nhiều cấm vận, ảnh hưởng tới logistic, ảnh hưởng tới giá nguyên liệu sản xuất TACN. Điều này chắc chắn sẽ ảnh hưởng tới Việt Nam.
Xin cảm ơn ông!
Phạm Huệ (ghi)
- giá tacn li> ul>
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
- Tham vấn kỹ thuật phân tích chuỗi giá trị và đánh giá rủi ro trong chăn nuôi heo
Tin mới nhất
T6,22/11/2024
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
- Tham vấn kỹ thuật phân tích chuỗi giá trị và đánh giá rủi ro trong chăn nuôi heo
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất